Thứ năm, 21/11/2024 | 19:52
RSS
Bảo vệ thế hệ trẻ trước hiểm họa ma túy
Thực trạng ma túy ngày một diễn biến phức tạp. Vì vậy, công tác phòng chống ma túy học đường trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Làm thế nào để cung cấp các kiến thức, giáo dục kỹ năng phòng, chống ma túy cho các em? Phải giáo dục từ đâu và triển khai theo từng nhóm đối tượng như thế nào?
Việc học sinh “hổng” kiến thức về ma túy và kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy có thể lý giải từ nhiều nguyên nhân nhưng chính những giáo viên, cán bộ quản lý cũng chưa hiểu biết đầy đủ về điều đó khiến nhiều người bất ngờ.
Ngoài học sinh, sinh viên thì giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục chính là một trong những đối tượng cần được phổ cập kiến thức về phòng chống ma túy.
Việc học sinh “hổng” kiến thức về ma túy và kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy có thể lý giải từ nhiều nguyên nhân nhưng chính những giáo viên, cán bộ quản lý cũng chưa hiểu biết đầy đủ về kỹ năng phòng, chống ma túy thì thật đáng “báo động”.
Đối với nhiều em học sinh trung học cơ sở, cuốn sách "Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho học sinh Trung học cơ sở" là một tài liệu rất giá trị cung cấp cho các em những kiến thức, kỹ năng phòng chống ma túy; là hành trang quý báu của các em trong hành trình trưởng thành của mình.
Trong cuộc sống hiện tại, không ít thanh thiếu niên, trong đó có các em học sinh bị tiêm nhiễm lối sống đua đòi, hưởng thụ, lấy việc sử dụng ma túy làm thước đo "thời thượng" của sự ăn chơi và đẳng cấp. Điều này thực sự khiến chúng ta cảm thấy lo lắng, với suy nghĩ này, rồi tương lai của những đưa trẻ sẽ đi về đâu?
Trên thực tế, có rất nhiều tình huống nguy cơ liên quan đến ma túy mà các em học sinh có thể gặp phải. Khi đó, điều quan trọng là các em phải xử lý khéo léo để không sa vào cạm bẫy của kẻ xấu.
Sống trong khổ sở, bị những cơn nghiện hành hạ mỗi ngày nên nhiều lần, Hoàng đã nghĩ đến việc thú nhận mọi việc với gia đình và thầy cô để được giúp đỡ nhưng em không đủ can đảm, sợ rằng nói ra sẽ bị mọi người xa lánh, kỳ thị và xem thường.
Cuốn tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho học sinh Trung học phổ thông” chính là “lá chắn” tuyệt vời bảo vệ các em trước những cạm bẫy của ma túy, là hành trang quý báu của các em học sinh trung học phổ thông trong suốt chặng đường trưởng thành của mình.
Cuốn "Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục" được xem là công cụ hữu ích nâng cao nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về phòng, chống ma túy.
Nhiều em học sinh trở thành người sử dụng/nghiện ma túy do sa vào cạm bẫy của người xấu lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc với những thủ đoạn tinh vi, quỷ quyệt, có tổ chức. Nếu cha mẹ và những người quản lý không phát hiện và ngăn chặn kịp thời, các em có thể trở thành “miếng mồi ngon” để bọn tội phạm ma túy lợi dụng.
Những năm gần đây, tình trạng mua bán và sử dụng trái phép chất ma tuý đang diễn biến rất phức tạp, có xu hướng gia tăng, nhiều học sinh cũng trở thành “nạn nhân”. Việc trang bị cho các em kiến thức và kỹ năng về phòng, chống ma túy là hết sức cần thiết.
Cuốn tài liệu "Kỹ năng phòng, chống ma túy dành cho cha mẹ học sinh" đóng vai trò như một cuốn cẩm nang về phòng, chống ma túy dành cho các bậc phụ huynh, không chỉ cung cấp thông tin cơ bản nhất về ma túy cuốn sách còn hướng dẫn cha mẹ các kỹ năng giúp con em mình thoát khỏi những nguy cơ liên quan đến ma túy.
Phòng ngừa, ngăn chặn ma túy học đường và để giúp học sinh tránh xa tệ nạn này vai trò của người giáo viên vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, từ trước đến nay giáo viên vẫn “gặp khó” khi chưa có một bộ tài liệu chính thống về kiến thức và kỹ năng phòng chống ma túy.
“Tôi thật sự giật mình khi tham khảo cuốn “Kỹ năng phòng, chống ma túy” dành cho cha mẹ học sinh. Tôi không nghĩ mình còn thiếu nhiều kiến thức quan trọng như thế để có thể truyền đạt, dạy con về tác hại của ma túy”, chị Nguyệt Hà chia sẻ.
Nhiều người trẻ đang ở độ tuổi trưởng thành, ham học hỏi nhưng chưa chín chắn, ít kinh nghiệm sống nhưng lại muốn khẳng định bản lĩnh, khám phá cái mới và trải nghiệm rất dễ bị tội phạm ma túy dụ dỗ, lôi kéo.
Đối với những đứa trẻ sử dụng ma túy, ma túy có thể khiến chúng cảm thấy “thoải mái” và tạm quên đi những tổn thương mà chúng đang gặp phải nhưng không hề biết rằng, ma túy sẽ để lại những hệ lụy khủng khiếp.
Dù có là mơ bố mẹ Nguyễn Thành An cũng không nghĩ đứa con ngoan, là học sinh giỏi toán cấp tỉnh lại có thể nghiện ma túy. Chỉ đến khi con bỏ học, rồi mang cả xe máy bán bố mẹ An mới tả hỏa. Họ càng sốc hơn khi biết An nghiện ma túy.
Sau 5 năm "thai nghén", Bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” do Viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy (PSD) biên soạn đã ra đời. Bộ tài liệu đóng vai trò như những cuốn cẩm nang hữu ích về phòng, chống ma túy dành cho các em học sinh, các bậc cha mẹ, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Bằng nhiều cách khác nhau, ma túy đã và đang được các em học sinh đưa vào sử dụng trong những bữa tiệc sinh nhật, liên hoan, hoặc cùng nhau nhậu nhẹt. Điều này không chỉ khiến các em sa chân vào “vũng lầy” ma túy mà thậm chí tương lai, tiền đồ của các em cũng sẽ bị hủy hoại nếu không được ngăn chặn kịp thời.
Nghiện ma túy rồi bỏ học giữa chừng, từ 2 đứa trẻ vốn ngoan hiền và có phần nhút nhát đã gây ra vụ án mạng rúng động để cướp tài sản nhằm thỏa mãn cơn nghiện. Khi vụ án xảy ra, bố mẹ hung thủ bàng hoàng khi biết con mình là sát nhân.
Việc các em học sinh sử dụng ma túy là câu chuyện không mới, thế nhưng khi nói đến câu chuyện trách nhiệm quản lý, theo dõi, giáo dục các em, các cơ quan, đơn vị liên quan, không phải ai cũng nhận ra được trách nhiệm của mình.
Bố mẹ chỉ nói với con về những giá trị và trách nhiệm thôi là chưa đủ. Chúng ta phải cho con thấy được hành động, muốn dạy con một bài học, hãy tự hỏi mình liệu ta có làm được không? Muốn dạy con tránh xa hiểm họa về ma túy, liệu bố mẹ đã đủ kiến thức về lĩnh vực này?
Bất kỳ đứa trẻ nào cũng trải qua thời kỳ dậy thì và thay đổi tính cách thấy rõ. Có không ít người đã nhầm lẫn giữa tâm lý của một đứa trẻ mới lớn với dấu hiệu của người nghiện ma túy.
Tình trạng thanh thiếu niên sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa, trong đó có nhiều đối tượng phạm tội khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Vì sao với sự giám sát chặt chẽ của gia đình và nhà trường, nhiều em vẫn rơi vào cạm bẫy?
Viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy (PSD) đã biên soạn Bộ tài liệu "Kỹ năng phòng, chống ma túy" với mục đích trang bị những kiến thức và kỹ năng về ma túy giúp các em học sinh tự bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm.
Tình hình tệ nạn ma túy đang diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Số người nghiện tăng bình quân khoảng hơn 10 ngàn người/năm.
Ma túy là nỗi đau của nhiều gia đình và cũng là nỗi kinh hoàng của toàn xã hội. Khi đã lạc vào thế giới u mê của ma túy, nhiều người nghiện bất chấp tất cả, hành xử nhẫn tâm ngay cả người thân của mình và gây ra những vụ án nghiêm trọng.
Hiện nay, ma túy đã và đang len lỏi vào môi trường học đường. Nhiều học sinh bị dụ dỗ sử dụng ma túy, trở thành kẻ phạm tội với hành vi tàng trữ, mua bán ma túy.
Những năm gần đây, số lượng người nghiện ma túy tại nhiều tỉnh, thành đang có xu hướng tăng cao. Ma túy đang từng bước len lỏi vào giới trẻ đặc biệt là nhóm đối tượng đang trên ghế nhà trường.
Gia đình là một trong những yếu tố nền tảng trong cuộc chiến chống lại tệ nạn ma tuý, đang ngày một gia tăng theo chiều hướng phức tạp hiện nay.
Gia đình và nhà trường là hai yếu tố tác động trực tiếp và có ảnh hưởng lớn đến các em độ tuổi thanh thiếu niên. Do đó, có thể nói rằng sự lơ là trong giáo dục từ phía gia đình và nhà trường là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc lạm dụng ma túy tuổi vị thành niên.
Hiện nay, tình trạng lạm dụng ma túy ở thanh thiếu niên đang trở thành vấn đề đáng lo ngại bởi tỷ lệ người trẻ sử dụng ngày càng phổ biến. Lạm dụng ma túy là tình trạng sử dụng ma túy dẫn đến hậu quả gây tổn hại đến tinh thần, thể xác và cảm xúc của đối tượng sử dụng.
Ma túy không chỉ là hiểm họa của mỗi quốc gia mà còn là nỗi kinh hoàng của toàn nhân loại. Cùng với HIV/AIDS, ma túy đã và đang trở thành một đại dịch nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng của con người.