Thứ bảy, 18/01/2025 | 17:12
RSS

Ma túy - hiểm họa kinh hoàng của nhân loại

Chủ nhật, 20/06/2021, 09:52 (GMT+7)

Ma túy không chỉ là hiểm họa của mỗi quốc gia mà còn là nỗi kinh hoàng của toàn nhân loại. Cùng với HIV/AIDS, ma túy đã và đang trở thành một đại dịch nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng của con người.

 

Hàng năm, thế giới phải tiêu phí hàng trăm tỷ USD cho việc sản xuất, tiêu thụ các chất ma túy, bên cạnh đó là hàng nghìn tỷ USD được chi cho việc phòng chống. Theo thống kê của Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy của Liên Hợp Quốc (UNODC), trên thế giới hiện có hơn hai trăm triệu người nghiện các chất ma túy, trong đó có khoảng 163 triệu người nghiện cần sa, 34 triệu người nghiện các loại ma túy tổng hợp ATS, 15 triệu người nghiện thuốc phiện và Heroin, 14 triệu người nghiện Cocain…

Theo Báo cáo tình hình ma tuý thế giới vừa được Cơ quan Phòng, chống ma tuý và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) công bố, số người trên thế giới sử dụng các chất ma tuý ít nhất 1 lần trong năm 2016 là khoảng 275 triệu người, hay khoảng 5,6% dân số toàn cầu trong độ tuổi từ 15 đến 64. 

Báo cáo cũng cho thấy rằng sử dụng ma túy cao nhất trong số những người trẻ tuổi và trẻ từ 12 đến 17 tuổi có nguy cơ nghiêm trọng nhất. Trên thế giới, mỗi năm ít nhất 190.000 trường hợp tử vong do sử dụng ma túy.


Ảnh minh họa.

Ở châu Âu, vấn đề ma túy cũng đang hết sức nghiêm trọng. Nạn hút hít diễn ra phổ biến ở Anh, Irland và Đan Mạch; lạm dụng amfetamin dành cho Phần Lan (31% trong số bệnh nhân điều trị nghiện ma túy), còn extasy lại được dùng nhiều ở Thụy Điển.

Tại nước Pháp, số người hút marihuana đang đứng đầu. Bằng đường hàng không và đường biển, hàng năm có khoảng 200 tấn cocain xâm nhập cộng đồng châu Âu (EU). Tệ nạn ma túy xâm nhập ở châu Âu phần lớn bắt nguồn từ các nước Nam Mỹ như Colombia, Peru.. và ngày càng có xu hướng gia tăng.

Nếu tính theo tỷ lệ nghiện ngập thì ở Mỹ hiện nay chiếm ít hơn châu Âu 1,9%. Trong khi đó ở Anh là 2% và Tây Ban Nha 2,6%. Con số người nghiện cũng đang đe dọa Hy Lạp, Italia và Áo. Theo điều tra của các Trung tâm nghiên cứu phòng chống ma túy quốc tế số người hút marihuana nhiều nhất tại Anh và Đan Mạch (khoảng 30%), ít nhất là người Phần Lan và Bồ Đào Nha (7 – 10%). 

Maroco là nước cung cấp marihuana lớn nhất cho thị trường của châu Âu và đứng thứ hai là Hà Lan. Trong báo cáo của EU, hiện nay có 6% dân số EU dính dáng đến marihuana (ở Anh 11%), khoảng 5% dùng cocain va extasy.


Ảnh minh họa.

Ma túy tác động mạnh cả đến các quốc gia trung chuyển, bản thân các nước này cũng đang bị đe dọa bởi tình trạng nghiện ngập ma túy của thanh thiếu niên trong trường học. Khi mở rộng thêm các nước gia nhập Cộng đồng chung Châu Âu (EU) đã tạo các điều kiện cho tệ nạn ma túy lây lan, phát triển.

Theo thống kê, trên thế giới chỉ có 1/6 người nghiện ma tuý được tiếp cận với các phương pháp chữa trị, chứng tỏ các dịch vụ điều trị nghiện còn rất hạn chế. Hiện nay, vẫn còn nhiều nước, việc điều trị nghiện chỉ có ở các thành phố lớn mà không có ở vùng nông thôn. 


Ảnh minh họa.

So với năm 2009, số người sử dụng ma túy trên toàn cầu đã tăng 30%, đáng lưu ý, 50% số người sử dụng ma túy trên toàn cầu nằm ở khu vực Đông Nam Á. Ngày 26/6/2016, Chính quyền Myanmar, Thái Lan và Campuchia đã cùng tiêu hủy một lượng ma túy khổng lồ, với trị giá ước tính lên tới hàng trăm triệu USD, để hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống ma túy.

Các cơ quan chức năng Myanmar đã tiêu hủy khoảng 1,3 tấn thuốc phiện, 225 kg heroin và 1,2 tấn ma túy đá với giá trị khoảng 56 triệu USD. Riêng tại Yangon, số ma túy bị tiêu hủy lần này lên tới 19,7 triệu USD. Myanmar là nước trồng cần sa lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á và đứng thứ hai thế giới sau Afghanistan. Chính phủ nước này đang nỗ lực triệt phá các băng nhóm buôn bán ma túy, đồng thời mở rộng kế hoạch triệt phá ma túy đến năm 2018-2019.

Tại Thái Lan, chính quyền nước đã tiêu hủy tới 2,5 tấn ma túy đá, 21 kg heroin và 74 kg thuốc phiện, có trị giá vào khoảng 272 triệu USD trên thị trường chợ đen. Tại Campuchia, số ma túy bị tiêu hủy lần bao gồm 1,49 tấn cần sa khô, 1,5 kg dầu cần sa, 67,4 kg methamphetamine và 0,34 kg heroin. Campuchia bị ảnh hưởng từ hoạt động buôn bán ma túy từ các khu vực trên thế giới, đặc biệt là từ "Tam giác Vàng".

PV
Theo Giáo dục & Thời đại