Thứ hai, 18/03/2024 | 14:36
RSS
Bệnh tay chân miệng
Bé trai được chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn, tổn thương hành não nặng do biến chứng bệnh tay chân miệng.
Tình hình bệnh tay chân miệng đang có dấu hiệu lây lan mạnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tính từ đầu năm 2020 đến ngày 12/10, Đắk Lắk ghi nhận hơn 900 ca mắc tay chân miệng tại 15 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Thông tin từ Cục Y tế dự phòng cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam ghi nhận 38.704 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố. Số mắc tay chân miệng chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An, số ca mắc tay chân miệng tăng nhanh trong các tuần của tháng 9. Cụ thể, trong tuần cuối tháng 9/2020, trên địa bàn tỉnh này ghi nhận 146 ca mắc.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cho biết, số trẻ mắc tay chân miệng nhập viện từ đầu tháng 7/2020 đến nay tăng nhanh liên tục, trong đó có nhiều trường hợp nặng.
Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Số liệu báo cáo từ đầu năm 2020 đến nay toàn tỉnh có 733 trường hợp mắc bệnh.
Thời gian qua, do thời tiết chuyển mùa đã tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển nên dẫn đến tình trạng số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại Đắk Lắk tăng mạnh.
Chỉ trong vòng một tuần, TP.HCM ghi nhận 640 ca mắc tay chân miệng. Đây là số mắc cao nhất trong tất các tuần tính từ đầu năm 2020 đến nay.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, từ đầu năm 2020 đến nay, toàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 536 trường hợp mắc tay chân miệng.
Tại Lâm Đồng, bệnh tay chân miệng đã bùng phát ở 4 trường học tại TP. Đà Lạt và các huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên. Ngoài ra, ở các địa phương khác trong tỉnh cũng đã xuất hiện nhiều ca bệnh.
Chiều 17/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lâm Đồng thông tin về việc xuất hiện chùm ca bệnh tay chân miệng tại một trường mầm non ở TP Đà Lạt.
Chỉ tính riêng trong quý 1/2020, tại Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên đã có hơn 30 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đến khám và điều trị.
Trước tình hình gia tăng bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế có công văn khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát, phòng bệnh tay chân miệng.
Ghi nhận tại Bệnh viện E, trong ba tuần trở lại đây tiếp nhận mỗi ngày 10-15 trường hợp tới khám bệnh tay chân miệng.
Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3-5 và từ tháng 8-9 hàng năm. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây hậu quả nghiêm trọng.