Chủ nhật, 19/01/2025 | 06:57
RSS

Viêm dạ dày HP là gì? Có nguy hiểm không?

Thứ hai, 20/02/2023, 13:25 (GMT+7)

Tại Việt Nam hiện nay có tới hơn 70% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP và có từ 10-25% số ca biến chuyển thành viêm dạ dày liên quan tới HP. Vậy viêm dạ dày HP là gì ? Bệnh có nguy hiểm với người bệnh hay không và điều trị bệnh này ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Viêm dạ dày HP là gì?

Viêm dạ dày HP là tình trạng người bệnh bị Viêm loét dạ dày đi kèm với nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Vi khuẩn HP được xếp vào nhóm xoắn khuẩn Gram âm, có thể cư trú ở trong và bên dưới niêm mạc dạ dày.

Mặc dù dạ dày là nơi có điều kiện sinh sống rất khắc nghiệt với các loài vi sinh vật nói chung bởi môi trường acid có pH rất thấp, vi khuẩn HP vẫn có thể “sống khỏe” trong dạ dày nhờ tiết ra enzyme urease có tác dụng trung hòa dịch vị dạ dày xung quanh nơi sinh sống của chúng.

Đặc biệt hơn, một số phân loài của vi khuẩn HP có thể tiết ra các độc tố, phá hủy bề mặt niêm mạc dạ dày, khi gặp điều kiện thuận lợi, cơ địa kháng bệnh dạ dày của cơ thể người bệnh bị suy yếu sẽ gây nên tình trạng viêm loét dạ dày.

viem-da-day-hp-la-gi

2. Viêm dạ dày Hp lây truyền như thế nào?

Là căn bệnh gắn liền vi khuẩn HP, viêm dạ dày HP rất dễ lây truyền từ người nhiễm sang người lành thông qua một số con đường chính sau: 

  • Đường miệng - miệng: Có thể coi đây là con đường lây lan chính của vi khuẩn HP, đường miệng - miệng có thể lây lan qua tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hoá của người bệnh. Điều kiện vệ sinh không đảm bảo, dùng chung bát đũa không được tiệt trùng với người mắc HP cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Thông thường với gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những thành viên khác bị lây nhiễm là rất cao.
  • Đường phân - miệng: HP có trong phân của người bệnh có thể lây nhiễm khi vệ sinh tay không sạch sẽ khi đi tiêu và trước khi ăn, hoặc có thể nhiễm qua trung gian truyền bệnh như ruồi, gián, chuột.. khi không đậy kỹ thức ăn.
  • Dạ dày – Dạ dày: Đây là đường lây nhiễm này rất quan trọng bởi nó lây nhiễm trong quá trình người bệnh làm nội soi tại các cơ sở y tế. Khi nội soi dạ dày các bệnh nhân có vi khuẩn HP, nếu vệ sinh dây soi không đạt chuẩn, vi khuẩn HP có thể lây sang người không nhiễm HP.

3. Chẩn đoán viêm dạ dày HP bằng cách nào?

Người bệnh viêm dạ dày có thể được bác sĩ chẩn đoán xác định xem có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không thông qua bốn phương pháp chính sau:

  • Nội soi tìm vi khuẩn HP: Phương pháp sử dụng 1 ống nội soi nhỏ có gắn camera đi sâu vào trong dạ dày bằng ống thực quản để xác định được vị trí loét. Từ đó lấy ra một mảnh sinh thiết ở quanh vị trí tổn thương để làm xét nghiệm Clo Test hoặc thực hiện phương pháp nuôi cấy vi khuẩn hoặc đơn giản là quan sát hình thái của tổn thương. Qua đó, bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán sơ bộ tình trạng nhiễm khuẩn HP ở mức độ nào để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
  • Test vi khuẩn HP bằng hơi thở: Người bệnh sẽ thở vào một thiết bị cầm tay chuyên dụng, sau đó, hơi thở của bệnh nhân sẽ được kiểm tra và đánh giá trên thiết bị phân tích và bác sĩ sẽ nhận được các chỉ số đánh giá xem người bệnh có dương tính với HP hay không. Test hơi thở cho kết quả chính xác và được sử dụng rộng rãi với ưu điểm thời gian làm test rất nhanh chóng và dễ thực hiện với trẻ em. 
  • Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn HP: Vi khuẩn Hp nếu xuất hiện trong dạ dày sẽ có thể xuất hiện ở trong phân của bệnh nhân, Vì vậy xét nghiệm phân tìm vi khuẩn HP bằng các phản ứng miễn dịch giúp phát hiện vi khuẩn HP một cách chính xác. Đây cũng là một xét nghiệm được ưu tiên sử dụng trong việc đánh giá nhiễm khuẩn HP gây ra loét dạ dày tá tràng.
  • Xét nghiệm máu phát hiện vi khuẩn HP: Khi bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể HP, các loại kháng thể này có ở trong máu vì vậy hoàn toàn có khả năng phát hiện trong máu bằng xét nghiệm tìm kháng thể. Nhược điểm của phương pháp này chính là khả năng dương tính giả cao (do vi khuẩn HP có thể tồn tại ở khoang miệng, đường ruột, các xoang nhưng không gây bệnh). Thêm vào đó, tuy vi khuẩn HP trong dạ dày đã bị tiêu diệt hết, bệnh nhân hoàn toàn khỏi bệnh nhưng kháng thể HP vẫn có thể lưu lại trong máu trong vài tháng đến 1 năm mới hết.

xet-nghiem-mau-de-phat-hien-viem-da-day-hp

4. Viêm dạ dày hp nên ăn gì kiêng gì ?

Với những bệnh nhân mắc phải viêm dạ dày HP, chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị của người bệnh. Một chế độ ăn uống với các loại thực phẩm tốt cho dạ dày sẽ giúp thuyên giảm triệu chứng, hỗ trợ tác dụng điều trị và ngược lại, chế độ ăn uống không khoa học, không tốt cho dạ dày sẽ làm tăng nặng thêm các triệu chứng của bệnh và gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Đối với bệnh nhân dạ dày, một chế độ ăn uống phù hợp, khoa học cần tuân thủ theo các tiêu chí sau đây:

  • Ưu tiên các loại trái cây, rau củ có chứa hàm lượng cao anthocyanin - đây là các chất chống oxy hóa có hoạt tính giảm đau, kháng viêm tự nhiên, rất tốt cho những bệnh nhân dạ dày.
  • Hạn chế các loại đồ ăn, thức uống có vị chua, có tính acid, kích thích tăng tiết acid dịch vị dạ dày, kích ứng niêm mạc dạ dày… làm trầm trọng thêm các vết viêm loét.
  • Hạn chế các loại thức ăn cay nóng, khó tiêu, khô, cứng trong thực đơn hằng ngày.
  • Các bữa ăn trong ngày tuân theo giờ giấc nhất định để tạo thói quen sinh lý cho dạ dày. Người bệnh cần ăn đúng giờ giấc, không bỏ bữa, không ăn quá nhiều trong cùng một bữa, có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa để tránh quá tải cho dạ dày.
  • Ăn chậm, nhai kĩ, không ăn quá nhanh, ăn vội nuốt vội, ăn quá no làm dạ dày không kịp tiêu hóa thức ăn, làm trầm trọng thêm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, khó tiêu ở người bệnh.
  • Chế biến thức ăn sao cho dễ dàng hấp thu nhất cho người bệnh, ưu tiên các món được băm nhuyễn, hầm mềm, luộc hấp để dạ dày dễ dàng tiêu hóa.

5. Phòng ngừa viêm dạ dày HP bằng cách nào?

Viêm dạ dày HP là căn bệnh tương đối dễ lây lan, do đó để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh bạn cần lưu ý tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như duy trì những thói quen ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất giúp nâng cao thể trạng, giúp cơ thể bảo vệ được dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn HP có thể dẫn tới viêm dạ dày, cụ thể như:

  • Ăn uống đúng giờ, đủ bữa, không ăn no quá mức, ăn quá nhanh
  • Giữ gìn vệ sinh, ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn nhằm tránh lây chéo vi khuẩn HP.
  • Chế độ ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ để tránh gây quá tải, áp lực cho dạ dày.
  • Hạn chế thức ăn chua cay, dầu mỡ, khó tiêu, hạn chế uống nước ngọt có gas, rượu bia, thuốc lá, chất kích thích…
  • Tránh vận động mạnh quá mức sau khi mới ăn xong, ăn xong đã nằm ngay… nhằm tránh tăng áp lực quá mức lên dạ dày.

Thận trọng khi dùng thuốc Tây: Việc lạm dụng các thuốc giảm đau, chống viêm quá mức hay sử dụng kháng sinh bừa bãi có thể là nguyên nhân dẫn tới vi khuẩn HP kháng thuốc, bệnh viêm dạ dày chữa mãi không khỏi và ngày càng trở nên nặng hơn. Do đó, người bệnh cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm tùy tiện mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng thuốc tuân thủ đúng liệu trình, liều lượng, tần suất cũng như thời gian mà bác sĩ đã chỉ định.
  • Nên uống thuốc kèm với nhiều nước lọc để làm giảm tình trạng kích thích niêm mạc dạ dày, nhất là đối với các thuốc giảm đau chống viêm phi steroids điển hình (NSAIDs).

Thiết lập lối sống, chế độ sinh hoạt lành mạnh: Việc thiết lập lối sống, chế độ sinh hoạt, lành mạnh quan trọng không chỉ giúp cải thiện hoạt động, chức năng của dạ dày nói riêng mà còn giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Một số hoạt động giúp cải thiện lối sống, chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn có thể kể đến như:

  • Nhanh chóng từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, sử dụng chất kích thích, hay làm việc quá sức.
  • Hạn chế thức khuya, ngủ đúng giờ nhằm giảm căng thẳng thần kinh, giảm ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động của dạ dày.
  • Tập thở sâu, dành thời gian nghỉ ngơi mỗi khi bị lâm vào các tình huống căng thẳng.

phong-ngua-viem-da-day-hp

6. Giải quyết viêm dạ dày HP bằng Đông Y

Điều trị vi khuẩn HP bằng Đông y khác với Tây y ở chỗ trong khi Tây y chú trọng vào việc tiêu diệt yếu tố tấn công là vi khuẩn HP, mặc dù cho hiệu quả trước mắt nhưng cơ thể vẫn có khả năng tái nhiễm vi khuẩn HP, dẫn tới viêm loét dạ dày tá tràng bất cứ lúc nào.

Đông y không chỉ tác động vào yếu tố tấn công, ức chế, làm suy yếu hoạt động của vi khuẩn HP mà còn có tác dụng nâng cao hàng rào bảo vệ dạ dày, kiện tỳ vị, bình can, an thần, ôn bổ dưỡng khí, thay đổi cơ địa, giúp cơ thể có khả năng đẩy lùi sự tấn công của vi khuẩn HP vào dạ dày.

Trên thị trường rất hiếm sản phẩm có khả năng tác động được vào cơ địa để làm thay đổi cơ địa của người bệnh viêm loét dạ dày. Phương pháp này thực sự không phổ biến và không dễ dàng có được.

Dù rằng rất hiếm nhưng vẫn có tồn tại phương pháp bào chế Ngự Y Mật Phương bí truyền, có cơ chế khác biệt và tạo ra hiệu quả vượt trội. Phương pháp bào chế Ngự Y Mật Phương có lịch sử hàng ngàn năm được các ngự y triều định giỏi nhất sử dụng để chữa bệnh cho riêng vua chúa.

thông tin tư vấn

DS. Nguyễn Huyền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại