Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:41
RSS

4 biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng phổ biến nhất

Thứ tư, 08/02/2023, 08:20 (GMT+7)

Viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh lý phổ biến và ngày càng trẻ hóa hơn so với trước đây. Bệnh tuy không đe dọa đến tính mạng cấp tính nhưng sẽ dần gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như mọi sinh hoạt thường ngày.

I - Đôi nét về bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng

Là căn bệnh gây ra những vết loét, viêm và tổn thương trên niêm mạc của dạ dày - tá tràng.

Những tổn thương xảy ra khi lớp niêm mạc của bộ phận dạ dày, tá tràng bị bào mòn với tỉ lệ các vết loét ở tá tràng chiếm trên 90% còn các vết loét là dạ dày khoảng 60%.

Số liệu thống kê cho thấy nước ta có tới gần 30% bị viêm loét dạ dày - tá tràng, gần 70% dân số có nguy cơ mắc bệnh. Và đặc biệt lượng người mắc bệnh ở nam giới cao gấp 4 lần so với nữ giới.

bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Theo y học hiện đại một trong các nguyên nhân gây ra căn bệnh dạ dày - tá tràng là do vi khuẩn HP - loại vi khuẩn tồn tại trong môi trường acid dạ dày khắc nghiệt. Bên cạnh đó còn do chế độ sinh hoạt chưa hợp lý. Stress, thức khuya, yếu tố nội tiết…

Người bệnh bị viêm loét dạ dày - tá tràng sẽ có những triệu chứng đặc trưng như sau:

  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội, có thể đau lúc đói hoặc ngay sau khi ăn xong.
  • Có hiện tượng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn ói… sức khỏe tổng thể yếu đi, người hay bị mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, người gầy sút…

II - Các biến chứng thường thấy của bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng

Viêm loét dạ dày, tá tràng khá phổ biến, song nếu không phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ tái lại nhiều lần dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm dưới đây.

1. Hẹp môn vị

Biến chứng này khá điển hình đối với người bị viêm loét dạ dày. Người bệnh sẽ có những triệu chứng rất khó chịu như sau:

  • Có cảm giác đau bụng dữ dội với những cơn đau dồn dập, kéo đến liên tục và trong một thời gian dài.
  • Có cảm giác nôn, buồn nôn.
  • Đi ngoài mất nước.
  • Người mệt mỏi, uể oải, cảm giác như không còn sức lực.

hẹp môn vị gây viêm loét dạ dày

2. Xuất huyết tiêu hóa

Hay còn được hiểu đơn giản là tình trạng ống tiêu hóa gặp tình trạng chảy máu. Người bệnh gặp các triệu chứng điển hình: ói ra máu, đi đại tiện phân đen hoặc có lẫn máu, dấu hiệu cơ thể bị mất máu cấp.

Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhưng nguy cơ tái phát là rất cao. Nhất là trong những trường hợp niêm mạc ở cơ quan tiêu hóa bị tổn thương, chưa lành lại được hẳn.

xuất huyết tiêu hóa gây viêm loét tá tràng

3. Thủng dạ dày

Người bệnh có những cơn đau dữ dội, cảm giác như bị đâm vào bụng ở khu vực thượng vị dạ dày, chỉ cần thở mạnh cũng gây đau. Cơn đau còn lan rộng ra khắp ổ bụng. Người bệnh cảm giác như không còn sức lực, người mệt mỏi.

Khi gặp những triệu chứng trên cần nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện cấp cứu, chữa trị kịp thời. Càng để lâu sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

thủng dạ dày gây viêm loét

4. ung thư dạ dày

Viêm loét dạ dày ban đầu chỉ là căn bệnh lành tính với những triệu chứng nhẹ nên không ít người chủ quan, chỉ điều trị triệu chứng cho xong.

Tuy nhiên nếu không có cách chữa trị dứt điểm, hiệu quả có thể dẫn tới biến chứng ung thư dạ dày vô cùng nguy hiểm - một loại ung thư đường tiêu hóa phổ biến ảnh hưởng đến tính mạng.

III - Lưu ý để phòng tránh, hạn chế biến chứng viêm loét dạ dày

Cảm giác những cơn đau do viêm loét dạ dày, tá tràng khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, hoang mang sợ hãi. Chúng ta cần có những lưu ý để phòng tránh, hạn chế biến chứng viêm loét dạ dày.

Hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng, đồ ăn chế biến sẵn, mỡ động vật ớt tiêu, dưa muối, thức ăn lên men. Nên ưu tiên chọn ăn những đồ ăn mềm, đồ ăn tinh bột, đồ ăn giàu kẽm tốt cho niêm mạc dạ dày. Chúng ta cũng nên chọn ăn chất béo đến từ cá, thực vật như đậu nành, dầu oliu, sữa, gạo nếp, bánh mì, cơm.

  • Hạn chế uống bia rượu, cùng các chất kích thích.
  • Ăn uống từ tốn, đúng bữa, đúng giờ. Không nên ăn quá khuya, quá no hay nhịn quá lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến niêm mạc dạ dày. Đặc biệt cũng không nên vận động mạnh sau khi ăn xong.
  • Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ. Tuyệt đối nên tránh căng thẳng, stress kéo dài.
  • Tránh thức khuya, nên đi ngủ sớm và đầy đủ cho dạ dày được “nghỉ ngơi”. Nếu ngủ muộn thường xuyên, bộ phận dạ dày - tá tràng sẽ bị yếu đi, dịch vị tiết ra nhiều gây viêm nhiễm các vết loét.
  • Khi phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh cần điều trị nhanh chóng, kịp thời theo đơn kê sao cho đúng liều lượng, thời điểm; dùng thuốc phù hợp theo tư vấn từ các chuyên gia.

Viêm loét dạ dày - tá tràng có thể gây ra những biến chứng thực sự nguy hiểm, vậy nên người bệnh không nên thờ ơ, chủ quan mà cần điều trị sớm đẩy lùi căn bệnh để có cuộc sống khỏe mạnh, chất lượng hơn.

thông tin tư vấn

 

DS. Hương Giang
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại