Thứ sáu, 22/11/2024 | 15:12
RSS

Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân, Triệu chứng & Cách điều trị

Thứ bảy, 11/02/2023, 11:14 (GMT+7)

Tại Việt Nam, trào ngược dạ dày là bệnh lý không còn xa lạ với khoảng hơn 7 triệu người mắc bệnh. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh ra sao và đâu là phương pháp điều trị hiệu quả nhất, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I - Trào ngược dạ dày là bệnh gì?

Trào ngược dạ dày là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản, làm kích thích niêm mạc thực quản, gây ra nhiều triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, buồn nôn, đau, nóng rát thượng vị…

Dù là một bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài, tiến triển thành mạn tính, trào ngược dạ dày cũng có thể gây ra những biến chứng khôn lường, trong đó có ung thư thực quản.

trào ngược dạ dày là như thế nào

II - Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến trào ngược dạ dày phải kể đến như: 

  • Thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học như ăn nhiều loại thực phẩm khó tiêu, ăn quá nhiều, sử dụng nhiều chất kích thích và gây nghiện, lười vận động, nằm luôn sau ăn…
  • Bị áp lực, căng thẳng kéo dài.
  • Hút nhiều thuốc lá.
  • Sử dụng nhiều bia, rượu.
  • Tác dụng phụ của thuốc Tây.
  • Mắc những bệnh lý khác về dạ dày như viêm loét, hẹp hang môn vị, ung thư…
  • Mắc các bệnh lý khác như thoát vị hoành, bệnh lý mô liên kết như xơ cứng bì.
  • Đang mang thai.
  • Thừa cân.
nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày
 

Đặc biệt, theo Ngự Y Mật Phương (phương pháp chữa bệnh cho Vua chúa trong cung thời xưa, được các Ngự y trong Thái Y Viện nghiên cứu), trào ngược dạ dày thực chất là căn bệnh cơ địa và do cơ địa chi phối.

Cơ địa là tập hợp các khả năng chống lại bệnh và tác nhân gây bệnh, yếu tố quyết định một người có khả năng mắc bệnh không. Cơ địa mỗi người mỗi khác, cùng một thói quen ăn uống, sinh hoạt, cùng phải chịu áp lực tâm lý nhưng có người bị, có người không bị trào ngược dạ dày.

Cụ thể, ở những người cơ địa dạ dày yếu, không đủ khả năng tự chống lại các yếu tố tác nhân gây bệnh mới gây ra tình trạng dạ dày tiết axit dư thừa, kích thích cơ thắt thực quản bị rối loạn hoạt động, đóng mở không đúng lúc cũng như chức năng co bóp tiêu hoá thức ăn của dạ dày kém hơn, từ đó mới sinh ra bệnh.

III - Biểu hiện, triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày

1. Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua

Ợ nóng là triệu chứng điển hình nhất của trào ngược dạ dày. Đi kèm với nó là chứng ợ chua và ợ hơi, thường xảy ra khi ăn no, khi đầy bụng khó tiêu hoặc nằm ngủ vào ban đêm.

2. Buồn nôn, nôn

Buồn nôn, nôn và cảm giác nghẹn thức ăn là triệu chứng thường xảy ra khi ăn hoặc vào ban đêm, nguyên nhân là do khi dịch vị trào ngược lên họng, miệng, kích thích gây cảm giác buồn nôn.

3. Đau thượng vị

Cảm giác đau thắt ở ngực, sau đó xuyên ra sau lưng và cánh tay.

biểu hiện bệnh trào ngược dạ dày

4. Khó nuốt

Trào ngược dạ dày lặp đi lặp lại làm tổn thương thực quản, gây phù nề, sưng tấy, từ đó làm hẹp thực quản, từ đó gây ra tình trạng khó nuốt, cảm giác vướng vướng ở cổ.

5. Khàn giọng, ho

Người bệnh thường bị khàn giọng, khó nói, lâu ngày thành ho. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do dây thanh quản, thanh phế quản bị tổn thương, phù nề sau khi tiếp xúc với axit dạ dày.

6. Tăng tiết nước bọt

Để trung hòa dịch vị dạ dày, miệng sẽ tiết nước bọt ra nhiều hơn. 

IV - Những tác hại của chứng trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày nếu tiến triển trong thời gian dài và không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng.

Những biến chứng thường gặp là:

  • Viêm, loét thực quản: Đây cũng chính là biến chứng phổ biến nhất. Khi axit dạ dày trào lên thực quản làm tổn thương lớp niêm mạc, gây ra viêm loét, thậm chí chảy máu. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm loét thực quản phải kể đến như đau ngực, nuốt nghẹn, buồn nôn, nôn, bị đau phía sau xương ức khi ăn uống…
  • Hẹp thực quản: Khi tình trạng tổn thương, viêm loét thực quản kéo dài, trong thực quản sẽ hình thành các mô sẹo, từ đó gây hẹp thực quản.
  • Barrett thực quản: Là một biến chứng nguy hiểm, khi thực quản bị tiếp xúc nhiều lần với axit dạ dày, gây ra tình trạng các tế bào lót ở khu thấp thực quản bị biến đổi, tiềm ẩn nguy cơ trở thành tế bào ung thư. Biến chứng này thường xảy ra ở khoảng 8 - 15% người bệnh trào ngược dạ dày.
  • Ung thư thực quản (Gồm 2 loại là ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào vảy): Đây là biến chứng cuối cùng và nguy hiểm nhất của trào ngược dạ dày, có nguy cơ tử vong cao. Thông thường, cứ 10 - 20 người mắc Barrett thực quản thì có 1 người mắc ung thư thực quản sau khoảng 10 - 20 năm và thường gặp ở những người bệnh trên 50 tuổi. Ở giai đoạn đầu, bệnh chưa có những triệu chứng rõ ràng. Nhưng ở giai đoạn phát triển, bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường như sụt cân, nuốt nghẹn, đau xương ức sau…
tác hại của trào ngược dạ dày

V - Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thế nào?

1. Điều trị bằng thuốc

a. Điều trị theo Tây y

Khi điều trị trào ngược dạ dày theo Tây y, người bệnh thường được bác sĩ kê đơn sử dụng một số nhóm thuốc sau:

  • Thuốc ức chế bơm proton PPI (Omeprazole, lansoprazole, pantoprazole…): Có tác dụng giúp hạn chế tiết axit trong dạ dày.
  • Thuốc ức chế histamine - 2 (H2): Giúp kích thích những tế bào bên trong niêm mạc dạ dày, làm giảm chứng ợ nóng.
  • Thuốc kháng axit (Nhôm hydroxit, magie cacbonat, magie trisilicat…): Giúp giảm nồng độ, giảm tính và giảm lượng axit dạ dày.
  • Thuốc điều nhóm hòa vận động (Metoclopramide, domperidone, cisapride...): Có tác dụng đẩy nhanh tiến độ làm rỗng dạ dày, cải thiện trương lực cơ đường tiêu hóa.
  • Thuốc làm giảm tác động có hại của trào ngược (Alginat, dimeticol…): Giúp tạo màng ngăn dạ dày - thực quản, bảo vệ niêm mạc.
  • Thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc (Sucralfat): Tạo hàng rào giúp bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày.

Tuy đem lại hiệu quả nhanh, mạnh nhưng thuốc Tây y thuốc có thể gây tác dụng phụ không mong muốn (gây đau đầu, tiêu chảy, đau bụng, suy nhược, đầy hơi, mẩn ngứa, khô miệng…) và có chống chỉ định với người Xuất huyết tiêu hóa Đặc biệt, theo nghiên cứu mới đây nhất của Science Alert, việc sử dụng lâu dài thuốc ức chế bơm proton PPI còn có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên gần 250%.

Bên cạnh đó, việc sử dụng những loại thuốc kể trên đa phần chỉ có thể khắc phục được các triệu chứng của bệnh mà không thể điều trị được dứt điểm vì không tác động tới được căn nguyên gây bệnh (là do cơ địa). Chính việc điều trị không hiệu quả do chỉ xử lý phần "ngọn" thay vì từ "gốc" này là nguyên nhân khiến bệnh sẽ tái phát nhiều lần.

chữa bệnh trào ngược dạ dày thế nào

b. Điều trị theo Đông y

Đông y hoàn toàn có thể đẩy lùi trào ngược dạ dày hiệu quả nhờ việc tác động sâu tới căn nguyên gây bệnh.

Vì nguyên nhân thực chất gây ra trào ngược dạ dày là do cơ địa. Từ đó, hướng điều trị của Đông y là trị cả “ngọn” và “gốc”. Nghĩa là bên cạnh việc khắc phục triệu chứng, phục hồi chức năng của dày thì phải tác động được tới cơ địa người bệnh, giúp củng cố, thay đổi cả cơ địa người bệnh. Nhờ đó có thể khắc phục dứt điểm bệnh, phục hồi hoàn toàn sức khỏe của dạ dày và hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát.

Chính vì vậy, để chọn lựa một phương pháp hiệu quả, an toàn, Đông y mới là sự lựa chọn phù hợp cho người bệnh, nhất là trong các trường hợp lâu năm, mạn tính. 

Thế nhưng, không phải cứ dùng Đông y là có hiệu quả vì trên thị trường hiện nay tràn lan các sản phẩm Đông y, vô thưởng vô phạt, có tác dụng không rõ rệt. Thực chất, phải là sản phẩm dạ dày Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 (bào chế theo phương thức Ngự Y Mật Phương, được sản xuất tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO) mới có thể đem lại hiệu quả thực sự,  giúp thay đổi được cơ địa dạ dày của người bệnh.

2. Phẫu thuật

Đây chính là biện pháp cuối cùng chữa trào ngược dạ dày khi những triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản quá nghiêm trọng. Người bệnh thường sẽ được chỉ định phẫu thuật khi người bệnh điều trị bằng thuốc trong ít nhất 6 tháng nhưng không đỡ.

VI - Lưu ý để phòng ngừa chứng trào ngược dạ dày

Để phòng ngừa chứng trào ngược axit dạ dày, chúng ta nên xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Cụ thể:

  • Thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho dạ dày như thực phẩm giàu tinh bột (cháo, cơm, bánh mì, khoai lang, khoai tây…), thực phẩm giàu đạm, canxi, kẽm (thịt, cá nạc, tôm…).
  • Hạn chế các thực phẩm có hại, gây áp lực cho dạ dày như đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán, cay nóng…
  • Bỏ hút thuốc, hạn chế việc uống bia, rượu, đồ uống có ga.
  • Ăn từ từ, chậm rãi, không nên ăn quá no.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Nên nâng cao đầu giường khi ngủ (khoảng 15cm) và nằm nghiêng sang trái.
  • Duy trì thời gian ngủ từ 6 - 8 tiếng mỗi ngày.
  • Giải tỏa áp lực, căng thẳng, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi.
  • Dành khoảng 30 phút mỗi ngày cho luyện tập thể dục thể thao

thông tin tư vấn

 

Nhất Nhất 3
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại