Chủ nhật, 19/01/2025 | 06:10
RSS

Đau dạ dày có ăn được mì tôm không?

Thứ tư, 08/02/2023, 16:50 (GMT+7)

Là một món ăn rẻ, tiện lợi và được rất nhiều người ưa chuộng, nhưng mì tôm lại không hợp với một vài trường hợp. Trong đó, nỗi niềm của một người bị đau dạ dày là không biết mình có được ăn mì tôm hay không?

I. Đau dạ dày ăn mì tôm được không?

Trong các quá trình nghiên cứu, các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra mì tôm là loại thực phẩm chứa các hoạt chất không tốt cho hệ tiêu hóa và càng không đem lại lợi ích cho những ai bị đau dạ dày.

Mì tôm chứa nhiều các chất béo, có chứa gia vị cay làm kích thích đến dạ dày dẫn tới tiết nhiều axit dịch vị dạ dày, bào mòn thành niêm mạc. Khi lớp niêm mạc dạ dày bị mòn sẽ khiến gây ra tình trạng trầy xước, viêm sưng gây ra các cơn đau nhức.

đau dạ dày ăn mì tôm được không

Ngoài ra, trong mì còn chứa nhiều dầu mỡ, tinh bột, chất phụ gia và các chất bảo quản không tốt cho sức khỏe Vì hầu hết các chất này đều khiến cơ thể khó tiêu hóa thức ăn, từ đó làm tăng tiết dịch vị, kết hợp với loại vi khuẩn đường ruột không có lợi sinh ra khí.

Do đó việc ăn mì dễ gây ra tình trạng trào ngược dạ dày, rối loạn thực quản gây ra các triệu chứng liên quan đến bệnh đau dạ dày như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu…

II. Một số tác hại của mì tôm đối với cơ thể

1. Thiếu dinh dưỡng

Một gói mì tôm thông thường bổ sung cho cơ thể khoảng protein, sắt và chất béo. Ngoài những chất này thì hầu như không chứa các chất dinh dưỡng tốt nào khác nên việc ăn mì tôm thường xuyên sẽ không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Kể cả khi, một lúc bạn ăn nhiều gói mì thì lượng dinh dưỡng cũng không đủ cho một cơ thể trưởng thành, nên ăn mì tôm trong các bữa ăn chính có thể khiến cơ thể thiếu chất nghiêm trọng.

2. Tăng cân, béo phì

Mì tôm có chứa lượng calo cao tuy nhiên lại không cung cấp đủ dinh dưỡng để có thể đủ năng lượng hoạt động trong 1 ngày sinh hoạt. Thông thường, người sử dụng thường thường sẽ dung nạp thêm các loại đồ ăn kèm như trứng, thịt, xúc xích… việc này sẽ khiến các chất gây béo tăng lên.

Việc vô tình nạp phải các chất carbohydrate vào cơ thể sẽ dễ gây ra tình trạng tăng cân, béo phì.

tác hại của mỳ tôm với cơ thể

3. Gây loãng xương

Vì trong mì tôm có chứa thành phần phosphate giúp tăng cường thêm hương vị của món ăn nhưng nó lại là chất làm tăng nguy cơ loãng xương, mất mật độ xương theo thời gian. Nên việc ăn mì tôm thường xuyên sẽ tích tụ dưỡng chất trên dẫn tới xương và răng dần dần suy giảm.

4. Ảnh hưởng tới tim mạch

Chất béo chứa trong mì tôm gây gia tăng hàm lượng cholesterol xấu trong máu, nên nếu cơ thể đang không tốt tránh sử dụng quá nhiều mì tôm trong thời gian dài vì có thể dẫn tới nguy cơ đột quỵ, huyết áp hoặc tình trạng xơ vữa động mạch.

5. Tăng nguy cơ ung thư

Các chất bảo quản và chất phụ gia có trong tất cả các loại mì ăn liền, khi tích trữ trong thời gian dài có thể dễ chuyển hóa thành các chất gây nguy hiểm. Nên khi hấp thụ vào cơ thể và tích tụ trong thời gian dài sẽ dẫn tới nguy cơ bị ung thư

III. Nên ăn gì thay cho mì tôm khi bị đau dạ dày

Hạn chế ăn mì tôm lại để không ảnh hưởng tới sức khỏe, người bị đau dạ dày có thể thay thế mì tôm bằng các loại thực phẩm cụ thể như:

1. Bánh mì

Bánh mì có chứa nhiều tinh bột, tính chất khô có lợi cho quá trình tiêu hóa vì khi bánh mì đi vào dạ dày sẽ giúp thấm được axit dạ dày tiết ra nên có thể bảo vệ được niêm mạc dạ dày , từ đó ngăn chặn được cơn đau, viêm dạ dày.

Tuy nhiên, khi ăn bánh mì cần lưu ý các lời khuyên dưới đây:

  • Nên ăn các loại bánh mì ruột đặc, mềm và không nên sử dụng các loại bánh mì vỏ cứng, vì vỏ bánh mì cứng quá trình xuống dạ dày sẽ khiến có nguy cơ cọ xát với thành niêm mạc dẫn tới đau dạ dày.
  • Bổ sung các loại bánh mì nguyên cám: Bánh mì có chứa hàm lượng chất xơ, protein, khoáng chất cho người bị đau dạ dày từ đó tránh được các triệu chứng đau dạ dày như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đầy bụng…
  • Các loại bánh mì làm từ bột yến mạch: Bột yến mạch có tác dụng thấm hút dạ dày tốt, hạn chế sự tiếp xúc của axit dịch vị tới niêm mạc dạ dày.
  • Bánh mì sandwich trắng: Loại bánh mì này vừa mềm, vừa đặc ruột nên có tác dụng làm giảm áp lực cho thành dạ dày và cung cấp được lượng lớn protein, khoáng chất cho người bị đau dạ dày.
  • Tránh các loại bánh mì nhiều bơ, đường vì nó sẽ khiến các triệu chứng tăng lên.
  • Dùng bánh mì trong ngày không nên để lại dùng ngày hôm sau vì là loại thực phẩm được nên men nên dễ dàng bị ôi thiu, mốc.

ăn bánh mì thay mì tôm tránh đau dạ dày

2. Cháo

Các loại cháo được nấu nhữ, loãng, dễ ăn sẽ giúp cơn đau dạ dày được giảm áp lực, tăng cường quá trình tiêu hóa. Cháo cũng chứa nhiều tinh bột nên có khả năng giảm được dịch vị dạ dày. Một số loại cháo có thể tham khảo như cháo bí đỏ, thịt nạc, đậu xanh… cũng tiện lợi để thay thế mì tôm.

Một số lưu ý cho người đau dạ dày khi sử dụng cháo:

  • Không cho mì chính hoặc hạt tiêu vào cháo vì sẽ làm kích thích tăng tiết dịch vị dạ dày gây ra các cơn đau, khó chịu.
  • Không cho các loại hạt có hàm lượng vitamin, khoáng chất, lượng protein cao vì sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Đau dạ nên nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa tránh ăn mì tôm vì sẽ không mang lại lợi ích cho dạ dày, do đó người đang trong tình trạng chớm đau dạ dày nên hạn chế ăn để tránh làm cơ thể tích tụ những dinh dưỡng không tốt gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

thông tin tư vấn

DS. Lương Hưng
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại