Thứ sáu, 26/04/2024 | 15:50
RSS

Ợ hơi nhiều, liên tục là bệnh gì? Nguyên nhân từ đâu, cách chữa như thế nào?

Thứ năm, 16/02/2023, 16:01 (GMT+7)

Mặc dù ợ hơi là hiện tượng bình thường nhưng ợ hơi liên tục trong nhiều ngày có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.

Ợ hơi sau khi ăn là hiện tượng tiêu hóa bình thường của cơ thể mà ai cũng từng gặp. Tuy nhiên, nếu như tình trạng ợ hơi liên tục và kéo dài cộng với các triệu chứng khó chịu bất thường khác thì hoàn toàn có thể là dấu hiệu cơ thể báo động những bệnh lý tiềm ẩn về hệ tiêu hóa, phổ biến nhất là bệnh dạ dày. Trang bị những kiến thức về ợ hơi là cách tốt nhất để chủ động phòng ngừa và chữa trị bệnh hiệu quả. 

1. Ợ hơi là hiện tượng gì? Có những loại nào?

Lượng hơi trong dạ dày được sản sinh qua 2 hoạt động sau của con người:

  • Nuốt: có khoảng 8 đến 22ml không khí được đưa xuống dạ dày thông qua hoạt động nhai nuốt.
  • Tiêu hóa thức ăn: Một lượng khí nhất định sẽ được sinh ra trong dạ dày nhờ việc thức ăn bị phân hủy và tiêu hóa bởi dịch vị dạ dày.

Tóm lại, dạ dày không chỉ là nơi chứa đựng thức ăn và nước uống mà còn chứa cả một lượng lớn hơi từ 2 hoạt động trên. Khi lượng khí trong dạ dày tích tụ quá nhiều, gây áp lực thì cơ thể sẽ tìm cách đẩy ra ngoài bằng con đường từ dạ dày – qua thực quản – ra đường miệng và gây ra hiện tượng ợ hơi. Lượng không khí trong dạ dày càng nhiều thì tiếng ợ hơi càng to. 

nguyen-nhan-o-hoi-nhieu

Thông thường, ợ hơi sẽ được phân loại thành 2 dạng chính dưới đây:

  • Ợ hơi sinh lý: Là hiện tượng bình thường của cơ thể do quá trình ăn uống sản sinh ra nên hầu như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe
  • Ợ hơi bệnh lý: Là hiện tượng ợ hơi liên tục, kéo dài không thể kiểm soát vào nhiều thời điểm trong ngày, kể cả khi không dung nạp thức ăn. Dạng ợ hơi này thường có thể kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác như: Buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu…

2. Tại sao lại có hiện tượng ợ hơi?

Hiện tượng ợ hơi sinh lý xảy ra có nguyên nhân từ những thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh sau:

  • Chế độ ăn chứa nhiều tinh bột, đường, chất béo… ít chất xơ.
  • Hay uống những loại đồ uống có gas, bia, rượu
  • Thường xuyên nhai kẹo cao su.
  • Không nhai kĩ, nuốt quá nhanh.
  • Nghiện hút thuốc lá.
  • Hay thức khuya, thường xuyên gặp áp lực, stress

bieu-hien-cua-o-hoi-o-chua

Tuy nhiên, không nên coi thường ợ hơi bởi nó có thể là dấu hiệu báo động bạn đang mắc những căn bệnh tiềm ẩn về dạ dày như:

  • Trào ngược dạ dày, thực quản: Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng là một trong những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày khi lượng axit trong dạ dày bị trào ngược trở lại thực quản, sản sinh ra nhiều khí thừa.
  • Viêm loét dạ dày: Là tình trạng dạ dày xuất hiện vết viêm loét…do lớp niêm mạc (lớp lót bên trong cùng của dạ dày) bị tổn thương và bào mòn.
  • Nhiễm khuẩn Hp: Khi bạn bị vi khuẩn Hp (H. pylori) xâm nhập sẽ kích thích dạ dày tiết ra axit nhiều hơn bình thường, từ đó dẫn đến ợ hơi liên tục. 
  • Chứng khó tiêu (Hay còn gọi là Rối loạn dạ dày – ruột): Ợ hơi và khó tiêu là hai biểu hiện đặc trưng của chứng bệnh này. Chứng khó tiêu được xác định là do axit dạ dày phá vỡ niêm mạc gây ra kích ứng. Từ đó kích hoạt các triệu chứng khó tiêu.

Chính vì vậy, khi xuất hiện những cơn ợ hơi liên tục và kéo dài sau khi ăn hoặc ngay cả khi không ăn kèm các triệu chứng bất thường thì ngay lập tức nên đi đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Một trong những phương pháp chẩn đoán nguyên nhân ợ hơi phổ biến nhất là nội soi dạ dày. 

3. Triệu chứng ợ hơi

Thông thường, ợ hơi sinh lý sau khi ăn sẽ không có ảnh hưởng gì xấu đến cơ thể và sức khỏe nói chung. Tuy nhiên khi bạn bị các vấn đề về tiêu hóa sẽ gây ra những triệu chứng ợ hơi bệnh lý đặc biệt sau đây:

3.1. Ợ hơi liên tục

Mặc dù dạ dày không tiếp nhận đồ ăn nhưng vẫn xuất hiện những cơn ợ hơi kéo dài và liên tục không kiểm soát khiến bạn thấy khó chịu và người xung quanh chú ý. Đây hoàn toàn là dấu hiệu báo động bạn đang gặp những vấn đề về hệ thống tiêu hóa, cụ thể là dạ dày.

3.2. Ợ hơi buồn nôn

Thường gặp ở các bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày, lý do vì thiếu enzym nên thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa hết, gây ra khí thừa.

Đồng thời hoạt động co thắt của thực quản không tốt dẫn đến các khí và dịch tiết axit trào ngược lên trên tạo ra cảm giác ợ hơi, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, một số bệnh lý cũng có triệu chứng ợ hơi buồn nôn là: Xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày…

3.3. Ợ hơi khó thở

Thông thường, tình trạng ợ hơi khó thở thường xuất hiện khi ăn quá no sinh ra hơi trong dạ dày, làm cho cơ hoành bị chèn ép. Nhưng nếu ợ hơi khó thở diễn ra thường xuyên mặc dù bạn không hề ăn nhiều thì biểu hiện đó rất có thể xuất phát từ căn bênh trào ngược dạ dày thực quản.

3.4. Ợ hơi khó tiêu

Lượng khí thừa trong quá nhiều chiếm hết thể tích của dạ dày dẫn đến hoạt động tiêu hóa trở nên khó khăn và tích đọng lại trong dạ dày kèm ợ hơi. Đây có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của chứng khó tiêu (Rối loạn dạ dày – ruột) hoặc các bệnh lý gan mật.

3.5. Ợ hơi đầy bụng

Biểu hiện cụ thể nhất của tình trạng này là bụng căng cứng, ấm ách kèm theo ợ nóng xì hơi. Nặng hơn có thể cảm nhận thấy những cơn đau quặn thắt theo từng đợt do dạ dày bị co thắt mạnh. Đó có thể do các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạy dày, nhiễm trùng, tắc ruột, ung thư đại tràng…gây ra.

3.5. Ợ hơi nóng

Là hiện tượng axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản gây cảm giác nóng rát khu vực ngực và ức. Ngoài ra còn có thể cảm nhận được vị đắng hoặc chua ở miệng sau khi ợ nóng. Cảm giác nóng bừng đó có thể lan từ thực quản đến cổ họng và mang tai. Ợ nóng có thể là biểu hiện của các bệnh lý: Trào ngược dạ dày thực quản, Viêm loét dạ dày ung thư dạ dày, sỏi mật…

3.6. Ợ hơi nghẹn ở cổ

Có đến 68% các trường hợp mắc trào ngược dạ dày, thực quản có biểu hiện bị ợ hơi và nghẹn ở cổ. Tình trạng đó xuất hiện khi thức ăn và axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản khiến thực quản bị nóng rát, phù nề. 

4. Cách chữa ợ hơi tại nhà

Ợ hơi liên tục không chỉ khiến bạn mệt mỏi “ăn không ngon, ngủ không yên” mà đôi khi còn khiến những người xung quanh cảm thấy khó chịu về bạn. Chính vì vậy nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt để tránh gây ra những biến chứng lâu dài cho sức khỏe.

Dưới đây là một số phương pháp chữa ợ hơi tại nhà mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng:

  • Thay đổi thói quen ăn uống bằng cách nhai chậm và kỹ: Đây là cách đơn giản nhất để hạn chế phần không khí dư thừa được nạp vào dạ dày thông qua quá trình nhau nuốt, đồng thời cũng giúp giảm áp lực cho dạ dày, dễ tiêu hơn. 
  • Ăn chậm, nhai kỹ và tránh ăn quá no hơn: Cách này sẽ giúp bạn giảm được một phần không khí đi vào dạ dày trong quá trình ăn uống, hơn nữa dạ dày sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
  • Tránh các loại đồ uống kích thích và có gas: Thủ phạm chính gây ra hiện tượng ợ hơi là các loại đồ uống có gas, cà phê, rượu, bia…
  • Thực hiện chế độ ăn ít dầu mỡ, hạn chế đồ chiên rán các và các loại rau củ gây đầy bụng như: Bắp cải, đậu lăng, cà chua, súp lơ
  • Bổ sung lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa: Sữa chua giúp cung cấp những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn.
  • Uống trà gừng sau mỗi bữa ăn: Vì gừng có tác dụng giảm kích ứng đường tiêu hóa và kích ứng dạ dày.
  • Điều chỉnh tâm trạng, tránh các áp lực căng thẳng: Căng thẳng, áp lực cũng là nguyên nhân khiến dạ dày bị kích thích, từ đó sản sinh ợ hơi.
  • Nằm ngủ nghiêng về bên trái: Ngủ nghiêng về phía bên trái sẽ giúp dạ dày cảm thấy dễ chịu hơn. Đặc biệt khi bạn hay có xu hướng trào ngược axit vào ban đêm. 
  • Không nằm ngay sau khi ăn: Thông thường dạ dày phải mất đến 4 tiếng đồng hồ để có thể tiêu hóa toàn bộ thực ăn. Vì vậy, để hỗ trợ dạ dày hoạt động tốt nhất thì nên ngồi, đứng hoặc đi dạo nhẹ nhàng sau khi dùng bữa.

tra-gung-giam-o-hoi

Nhưng những phương pháp trên chỉ có hiệu quả nhất định với dạng ợ hơi sinh lý. Đối với tình trạng ợ hơi có nguyên nhân do bệnh lý về dạ dày, cần đi khám để xác định rõ nguyên nhân bệnh và từ đó tìm kiếm được phương pháp chữa trị hiệu quả. 

thông tin tư vấn

DS Lương Hưng
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại