Thứ năm, 10/10/2024 | 17:31
RSS

Suy nhược cơ thể: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Thứ hai, 13/02/2023, 16:52 (GMT+7)

Suy nhược cơ thể đang được coi là căn bệnh phổ biến thời hiện đại. Tình trạng suy nhược cũng chính là tiền đề để hàng loạt các căn bệnh nghiêm trọng tấn công cơ thể con người.

Vậy nguyên nhân do đâu, triệu chứng điển hình nhận biết bệnh ra sao và cách khắc phục như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây. 

1. Suy nhược cơ thể là gì?

Suy nhược cơ thể (hội chứng mệt mỏi mạn tính) là tình trạng mệt mỏi, suy kiệt cả về thể chất lẫn tinh thần khiến bạn có cảm giác chẳng còn chút năng lượng nào cho cuộc sống để thực hiện những công việc hằng ngày dù là nhỏ nhất.

Tình trạng này kéo dài trên 6 tháng kể cả khi người bệnh nghỉ ngơi đầy đủ, chăm sóc tới chế độ dinh dưỡng nhưng vẫn không cải thiện được. 

suy-nhuoc-co-the-la-gi

2. Nguyên nhân suy nhược cơ thể là gì?

Suy nhược cơ thể thường gặp ở người từ 20 - 40 tuổi, độ tuổi lao động. Nhiều người thường cho rằng nguyên nhân dẫn đến suy nhược cơ thể là do làm việc nặng nhọc, chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu dinh dưỡng kéo dài dẫn đến suy kiệt sức lực. Hoặc cũng có thể xuất phát từ những áp lực căng thẳng kéo dài trong công việc, cuộc sống thường ngày gây nên.

Những điều đó đúng nhưng chưa phải là nguyên nhân thực sự dẫn đến hội chứng mệt mỏi mạn tính này. 

Theo y học cổ truyền, chính cơ địa mới là yếu tố quyết định xem bạn có bị suy nhược cơ thể hay không. Rất nhiều người ăn uống đầy đủ, làm việc nghỉ ngơi điều độ nhưng người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Ngược lại nhiều người lao động quá sức, ăn uống kiêng khem thiếu thốn hay người vừa trải qua phẫu thuật, sinh đẻ xong lại không bị suy nhược. Đó là bởi cơ địa của những người này khỏe mạnh, nếu có mệt cũng nhanh chóng phục hồi. 

Ngoài ra cũng có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng suy nhược như: người mắc bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống…), yếu tố bẩm sinh tác động lên gene, hệ miễn dịch hay tình trạng rối loạn hormone vùng dưới đồi - tuyến yên đều có thể dẫn đến suy nhược cơ thể. 

3. Các triệu chứng điển hình khi cơ thể bị suy nhược

Suy nhược cơ thể thường diễn tiến âm thầm nhưng để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh. Do đó việc nhận biết sớm các triệu chứng điển hình giúp điều trị kịp thời, dự phòng những hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe  

3.1. Mệt mỏi, trằn trọc, mất ngủ

Người bị suy nhược cơ thể khiến cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ kéo dài từ ngày này qua ngày khác, khó đi vào giấc ngủ. Đặc biệt hay gặp ác mộng, đau đầu, giảm trí nhớ, khó tập trung…

met-moi-mat-ngu

3.2. Người uể oải, lười vận động

Suy nhược cơ thể khiến người bệnh mệt mỏi, kiệt quệ cả về thể chất và tinh thần, lúc này cơ thể dường như không còn một chút sức lực nào, các hoạt động tay chân bình thường cũng trở nên vô cùng khó khăn, người bệnh phải gắng sức hơn rất nhiều mới có thể hoàn thành động tác đó.

3.3. Rối loạn cảm xúc

Ở những người bị suy nhược cơ thể, cảm xúc luôn có sự thay đổi thất thường, hay nổi nóng, hồi hộp, lo âu, đôi khi lại khá nhạy cảm và dễ bị kích động bởi các yếu tố bên ngoài.

Tình trạng trên kéo dài có thể gây ra hiện tượng trầm cảm khiến người bệnh không thể tự tìm được lối thoát. 

3.4. Thiếu máu, da xanh xao

Suy nhược cơ thể kéo theo tình trạng thiếu máu, máu không được lưu thông trong cơ thể một cách bình thường, bên cạnh đó những người suy nhược cơ thể thường có sự mất cân bằng nội tiết dẫn tới da bị khô, biểu hiện với các triệu chứng như da xanh xao, da nứt nẻ, bong tróc, khô môi...

3.5. Dễ mắc bệnh và khó khỏi dứt điểm 

Những người suy nhược cơ thể đều có sự suy giảm sức đề kháng, điều này khiến cho người bệnh rất dễ mắc bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, ho sốt, viêm họng... và một khi bị mắc bệnh nhân cần thời gian rất lâu mới khỏi bệnh.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh” tốt nhất các bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ dù chưa có triệu chứng. Hoặc ngay khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu điển hình trên hãy tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng khôn lường mà bệnh gây ra.

Trong đó nguy hiểm nhất có thể kể đến như các bệnh tim mạch, tổn thương hệ thần kinh, các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, rối loạn cảm xúc…. 

4. Các biện pháp điều trị suy nhược cơ thể 

4.1. Điều trị theo Tây y

Thực tế xã hội ngày nay, rất nhiều người khi thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ thường ra hiệu thuốc tây mua thuốc bổ uống với hy vọng sức khỏe nhanh phục hồi trở lại. Thông thường để cải thiện bệnh sẽ có một số giải pháp điều trị điển hình sau đây: 

  • Bổ sung vitamin, vi chất cần thiết, axit amin. 
  • Bổ sung lợi khuẩn cải thiện tiêu hóa. 
  • Các thuốc có tác dụng giảm đau kháng viêm. 

Tuy nhiên những phương pháp trên chỉ có hiệu quả tức thời, phụ thuộc nhiều vào may mắn. Thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng hay các loại thực phẩm chức năng sẽ bổ sung vitamin, khoáng chất thiếu hụt hỗ trợ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, không đặc hiệu cho một bệnh nào. 

Những người bị suy nhược cơ thể khi uống thuốc hay bổ sung vitamin thì có thể khỏe nhanh trở lại nhưng họ vẫn không thoát ra được nguyên nhân gây nên bệnh nên sau một thời gian ngắn suy nhược cơ thể vẫn quay trở lại, tạo thành vòng luẩn quẩn rất khó chữa khỏi dứt điểm. 

Tình trạng này cứ vậy tiếp diễn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể như tim mạch, thần kinh, tiêu hóa… dẫn đến người suy kiệt cả về thể chất lẫn tinh thần. 

4.2. Điều trị theo Đông y truyền thống (Đông y thế hệ 1)

Chữa suy nhược cơ thể theo Đông y là phương pháp được đánh giá an toàn cho người sử dụng bởi an toàn, lành tính.

Tuy nhiên thuốc Đông y sử dụng hiện nay phần lớn vẫn là Đông y truyền thống được sản xuất truyền thống từ các thảo dược thông thường nên rất khó phát huy được hiệu quả tốt. Đáng lo ngại hơn là những dược liệu trồng không đạt tiêu chuẩn vẫn còn tồn dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. 

Những bài thuốc Đông y truyền thống thường có tác dụng chậm, không rõ rệt, phụ thuộc nhiều vào tình trạng mỗi người. Có thể mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn nhưng không có tác dụng thay đổi cơ địa người bệnh nên vẫn tái phát thường xuyên rơi vào vòng luẩn quẩn. 

dong-y-truyen-thong

4.3. Điều trị theo Đông y thế hệ 2

Khác với Đông y truyền thống, Đông y thế hệ 2 là những sản phẩm được sản xuất theo các bài thuốc bí truyền hiệu quả thực sự, từ dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại nhà máy Dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO. Hiện nay, các sản phẩm Đông y thế hệ 2 ngày càng được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng bởi an toàn, hiệu quả vượt trội, điều trị chủ đạo dùng cho cả bệnh mạn tính. 

5. Các câu hỏi thường gặp về suy nhược cơ thể 

5.1. Suy nhược cơ thể có nên truyền nước

Rất nhiều người khi thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ngủ kém là muốn truyền nước để nhanh chóng khỏe lại. Dịch truyền cung cấp đường, muối, năng lượng... nhưng chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh hoặc phục hồi sức khỏe.

Việc lạm dụng hoặc dùng sai chỉ định có thể dẫn đến nhiều tai biến: sốc phản vệ, nhiễm trùng, quá tải dịch, suy hô hấp, suy tim… Thậm chí có những trường hợp chỉ sau vài phút truyền nước, cơ thể đã tím tái, lạnh toát. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. 

Như vậy trước những tai biến tiềm ẩn có thể xảy ra khi truyền nước, người bị suy nhược cơ thể không được tự ý truyền mà cần phải có bác sĩ chỉ định, thăm khám và có liều lượng nhất định. Hãy nhớ nâng cao sức đề kháng của cơ thể là một quá trình chăm sóc, bảo vệ mỗi ngày.

Để có một sức đề kháng khỏe mạnh, nhất là trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, chúng ta nên duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng. 

suy-nhuoc-co-the-co-nen-truyen-nuoc

5.2. Suy nhược cơ thể nên làm gì?

Người bị suy nhược cơ thể trước tiên nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, Tuyệt đối không nên bỏ bữa hay ăn uống qua loa, kiêng khem đủ thứ. Dinh dưỡng đầy đủ - cân bằng là yếu tố nền tảng giúp nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. 

Chế độ dinh dưỡng: Khẩu phần ăn cần chú trọng tới lượng calo và chất béo đồng thời bổ sung nhiều chất xơ, vitamin trong các loại hoa quả tươi ngon.

Vào những bữa phụ nên bổ sung ly sữa bởi sữa rất giàu năng lượng và khoáng chất tốt cho hoạt động của trí não, bớt căng thẳng rất tốt cho những người lao động trí óc. Uống đủ nước mỗi ngày và nên hạn chế dùng bia rượu, thuốc lá, cafe. 

Tích cực luyện tập thể dục thể thao: Rèn luyện thân thể, tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh dẻo dai. Nên tập những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng như: yoga, dưỡng sinh, thể dục nhịp điệu, đi bộ…. phù hợp với thể lực.

Chú ý ngủ đủ giấc mỗi ngày để phục hồi thể chất và tinh thần, không nên thức khuya, thời gian ngủ tốt nhất là 11 giờ. 

Biết cách cân bằng cuộc sống: Nếu công việc quá áp lực hãy tìm cách giảm tải. Ngoài ra người bệnh nên cố gắng học cách kiểm soát những cảm xúc tiêu cực, học cách đối mặt với những căng thẳng. Biết cách cân bằng cuộc sống để tâm trạng luôn thoải mái, thư giãn bằng cách học thiền, yoga, đọc sách, nghe nhạc - hãy làm bất cứ điều gì theo sở thích của bạn. 

5.3. Suy nhược cơ thể kéo dài bao lâu?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Tình trạng suy nhược cơ thể kéo dài bao lâu sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố: thể trạng của mỗi người, thời gian phát hiện triệu chứng, chế độ ăn uống sinh hoạt, giải pháp khắc phục có đúng cách hay không?

Nếu phát hiện sớm và kịp thời khắc phục đúng cách thì sau khoảng 20 - 30 ngày, tình trạng suy nhược sẽ nhanh chóng cải thiện. Ngược lại nếu điều trị muộn, bệnh tình sẽ ngày càng nặng thêm gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Việc điều trị khi đó sẽ khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều. 

thông tin tư vấn

DS. Hà Oanh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại