Thứ sáu, 22/11/2024 | 06:07
RSS

Bị chóng mặt khi nằm ngửa là do nguyên nhân gì? Có nguy hiểm không?

Thứ năm, 09/02/2023, 17:53 (GMT+7)

Chóng mặt khi nằm ngửa hay gặp trong cuộc sống thường ngày với đủ các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Bệnh cũng khó khỏi dứt điểm nếu không có hướng chữa trị chính xác. Vậy nguyên nhân, cách chữa nào hiệu quả và phòng ngừa ra sao?

I - Chóng mặt khi nằm ngửa do nguyên nhân gì?

Chóng mặt thường liên quan đến sự thay đổi tư thế: đang ngồi xuống đứng lên đột ngột hoặc khi nằm ngửa người bệnh cũng thấy nôn nao, quay cuồng. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cụ thể như sau:

1. Rối loạn tiền đình

Trường hợp chóng mặt khi nằm ngửa chỉ thi thoảng xuất hiện một thoáng rồi trở về bình thường, hiếm khi xảy ra thì có thể là triệu chứng lành tính, không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên nếu triệu chứng kéo dài hơn nửa tiếng, xuất hiện nhiều lần thì người bệnh cần cẩn thận với chứng rối loạn tiền đình. Tiền đình là cơ quan giúp giữ thăng bằng của cơ thể. Khi cơn rối loạn tiền đình “ập đến” chúng ta thường bị lảo đảo, choáng váng. Cho dù là thay đổi tư thế nằm ngửa, nằm nghiêng trái hay nghiêng phải cũng bị chóng mặt.

2. Thiếu máu não

Lưu lượng máu lên não bị giảm gây ảnh hưởng đến một hay nhiều bộ phận trong não. Người bệnh thường gặp hiện tượng chóng mặt kèm theo hoa mắt, ù tai xảy ra đột ngột ngay cả trong khi đang làm việc, thay đổi tư thế…

3. Bệnh Meniere

Là một chứng rối loạn trong tai, người bị bệnh này thường có các triệu chứng: chóng mặt, ù tai, buồn nôn dù đang ở trong môi trường yên tĩnh, không có tiếng ồn. Các triệu chứng này cũng hay xuất hiện liên tục và tái diễn nhiều lần.

chóng mặt khi nằm ngửa

4. Bệnh lý tim mạch

Người bị bệnh tim mạch thường gây tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn quá trình vận chuyển Oxy lên não sinh ra chóng mặt. Thậm chí là có thể ngất xỉu; người bệnh cũng cần sát sao theo dõi để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm khác.

5. Ảnh hưởng từ thuốc

Đây cũng là vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải, trong các loại thuốc điều trị đau đầu, mất ngủ, trầm cảm, bệnh lý thần kinh… chứa nhiều thành phần có thể khiến người dùng gặp phải triệu chứng không mong muốn như chóng mặt, choáng váng.

Nhất là những người uống thuốc mà không có kê đơn từ bác sĩ khả năng cao sẽ gặp phải tình trạng này. Khi thấy bị chóng mặt như vậy, bạn cần ngưng dùng và thay thế loại thuốc phù hợp hơn.

II - Chóng mặt khi nằm ngửa phải làm sao?

Chóng mặt xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Khi đi thăm khám tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Song nếu tình trạng này tái diễn thường xuyên, cứ đỡ được một thời gian ngắn lại quay trở lại tạo nên vòng xoắn bệnh lý thì người bệnh nên tìm phương án giải quyết hiệu quả hơn, không chỉ còn là phụ thuộc vào thuốc tây, tiêm truyền nữa. Đông y có thể giúp điều trị chóng mặt hiệu quả, ngăn tái phát lâu dài mà lại lành tính, ít tác dụng phụ, ít hại tạng phủ hơn thuốc tây. Nhưng không phải đông y nào chữa tiền đình cũng tốt. Thị trường có nhiều sản phẩm đông y tác dụng không rõ rệt. Chỉ có viên chóng mặt Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 mới cho hiệu quả thực sự.

Theo Ngự y mật phương, trên 90% các trường hợp chóng mặt, bao gồm cả chóng mặt khi nằm ngửa, nằm sấp, đứng lên ngồi xuống… là do hệ tiền đình bị suy yếu, hoạt động kém dẫn đến cơ thể không duy trì được trạng thái thăng bằng, người quay cuồng, lâng lâng, xây xẩm mặt mày.

Khi hệ tiền đình khỏe mạnh, hoạt động ổn định trở lại; người bệnh cũng sẽ dần dần thoát khỏi chóng mặt. Lúc đó dù có nằm ngửa hay thay đổi tư thế cũng không còn lo lắng về tình trạng “quay quay” xảy đến nữa. Viên chóng mặt Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 hiệu quả với khoảng 90% người dùng, tiến trình chữa trị mang lại nhiều hy vọng cho những người chóng mặt mạn tính:

  • Sau 2 - 5 ngày người bệnh cảm nhận rõ rệt hiệu quả, đẩy lùi ngay tình trạng: chóng mặt, buồn nôn, ù tai, nặng đầu.
  • Người bệnh kiên trì dùng đúng và đủ liệu trình đảm bảo người khỏe mạnh, tỉnh táo. Ngay cả khi thay đổi tư thế đứng lên, ngồi xuống, nằm ngửa, thay đổi thời tiết… cũng ít bị chóng mặt “hành hạ”.
  • Ngăn ngừa tái phát trong nhiều năm, nhiều tháng do xử lý được nguyên nhân gốc rễ của bệnh.

III - Lưu ý để hạn chế hiện tượng chóng mặt khi nằm ngửa

Chóng mặt có liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy chỉ cần thay đổi một chút là bạn có thể kiểm soát hiệu quả tình trạng này.

1. Sinh hoạt thường ngày

  • Nghỉ ngơi hợp lý, loại bỏ áp lực, căng thẳng giúp não bộ khỏe mạnh.
  • Ngủ đủ và sâu giấc mỗi ngày. Thức khuya muộn càng làm tăng nặng thêm chóng mặt, mệt mỏi.
  • Tập thể dục, thể thao để cải thiện tinh thần và cũng tốt cho việc điều hòa khí huyết trong cơ thể, rất tốt cho não bộ cũng như các bộ phận khác.
chóng mặt khi nằm ngửa phải làm sao

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

  • Khi cơn chóng mặt “ập đến” bất ngờ, nên pha ngay một cốc nước đường hay mật ong hoặc trà gừng để uống sẽ giúp lấy lại cân bằng.
  • Nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, tránh nằm những chỗ nhiều ánh sáng.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho người bị chóng mặt: thịt bò, thịt heo, rau có lá màu xanh đậm, loại quả chứa nhiều vitamin C ( cam, quýt, kiwi, dâu tây, bưởi…), các loại đỗ.
  • Không nên ngồi quá lâu một chỗ, thỉnh thoảng đi lại vận động nhẹ nhàng. Các bạn làm công việc văn phòng có thể ngồi tại chỗ tập các bài tập vùng đầu, cổ, vai gáy cũng giúp ngăn ngừa tốt chóng mặt.

Như vậy chóng mặt khi nằm ngửa do nhiều nguyên nhân gây nên. Dù xuất phát từ lý do gì người bệnh không nên chủ quan, thờ ơ cần đi chữa trị sớm, thoát khỏi cảm giác khó chịu, tránh biến chứng nguy hiểm.

thông tin tư vấn

DS. Hương Giang
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại