Đau thắt lưng là biểu hiện của tổn thương cơ, gân ở phần lưng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất nhiều. Theo các báo cáo của y tế, cơn đau thắt lưng thường là kết quả của chấn thương như bong gân hay bị căng cơ khi chuyển đột ngột. Bên cạnh đó, một số các bệnh liên quan đến xương khớp và thần kinh cũng gây đau thắt lưng. Cụ thể:
Thoát vị đĩa đệm: Đau thắt lưng là biểu hiện điển hình của bệnh thoát vị đĩa đệm, không chỉ đau bên phải mà còn xảy ra ở bên trái và bên dưới. Phổ biến hơn ở đối tượng là người cao tuổi, sự lão hóa khiến đĩa đệm bị lệch gây chèn ép dây thần kinh. Điều này dẫn đến cơn đau dữ dội ở vùng thắt lưng, gây ra hạn chế vận động cho người bệnh. Ngoài ra, tư thế làm việc, sinh hoạt và chấn thương đều có thể làm khởi phát bệnh thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh tuổi tác, môi trường thì cơ địa cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra thoát vị đĩa đệm. Cụ thể, theo Y học cổ truyền cơ địa bị mất trạng thái cân bằng sẽ làm giảm khả năng tự chữa lành tổn thương của cơ thể, thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn và từ đó gây bệnh tật.
Gai cột sống lưng: Đây là hiện tượng xuất hiện gai xương tại cột sống thắt lưng, chúng mất đi lớp bảo vệ là sụn và cọ xát vào nhau.
Thoái hóa cột sống thắt lưng: Chủ yếu bắt nguồn từ sự lão hóa tự nhiên, ngoài ra còn do chấn thương và sự mất cân bằng cơ địa. Bệnh khiến phần sụn bị bào mòn, cọ xát đầu xương và chèn ép lên rễ thần kinh.
Sỏi thận: Tình trạng này là do sự lắng đọng chất thải trong thận tạo thành những viên sỏi nhiều kích thước. Khi chúng di chuyển xuống niệu quản sẽ ma sát gây đau quặn ở vùng thắt lưng bên phải và cả bên trái.
Đau ruột thừa: Cơn đau xuất hiện âm ỉ và kèm theo triệu chứng sốt, buồn nôn,... Nếu đau ruột thừa kéo dài phía sau ruột kết, có thể gây đau thắt lưng.
Hội chứng ruột kích thích: Đặc trưng là sự khó chịu và đau bụng, có thể lan sang vùng thắt lưng bên phải và trái. Nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này vẫn chưa rõ ràng nhưng nó có liên quan đến các yếu tố sinh lý gồm thay đổi nhu động ruột, di truyền và môi trường sống của người bệnh.
Nhiễm trùng tiết niệu: Khi nhiễm trùng tiết niệu ở mức độ nặng sẽ xuất hiện cơn đau lan đến thận và vùng xung quanh, trong có vị trí thắt lưng bên phải. Các triệu chứng kèm theo là ớn lạnh, sốt, nôn mửa.
Những trường hợp đau thắt lưng do chấn thương thường có thể tự khỏi khi phục hồi và ít nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu đau thắt lưng kéo dài hoặc đột ngột xuất hiện thành nhiều đợt rất có thể đây là các bệnh lý.
Về mặt tổn thương thể chất, đau thắt lưng có thể dẫn đến các biến chứng gồm đau mạn tính, ảnh hưởng đến vận động, cảm giác hoặc tổn thương ở ruột, bàng quang. Theo các báo cáo, đau thắt lưng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra khuyết tật.
Do vậy, việc phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp rất quan trọng. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ khi:
Để có chẩn đoán chính xác về tình trạng đau thắt lưng, bước đầu bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cung cấp đầy đủ bệnh sử. Điều này giúp xác định một số nguyên nhân có liên quan đến chấn thương.
Các yêu cầu trong thăm khám lâm sàng là: Cơn đau có ảnh hưởng đến phạm vi chuyển động hay không? Kiểm tra phản xạ và phản ứng với một số cảm giác nhất định nhằm xem có ảnh hưởng đến thần kinh không? Ngoài ra, một số các xét nghiệm có thể cần thiết, bao gồm:
Chẩn đoán hình ảnh: Giúp bác sĩ xác định hoặc loại trừ nguyên nhân đau thắt lưng do tổn thương tại xương, khớp.
Đo điện cơ (EMG): Được chỉ định nhằm chẩn đoán đau thắt lưng do các vấn đề liên quan đến dây thần kinh ở lưng và chân.
Các phương pháp điều trị đau thắt lưng sẽ dựa trên mức độ đau và nguyên nhân. Dưới đây là những cách được áp dụng phổ biến trong điều trị mà người bệnh có thể tham khảo:
Những trường hợp đau nhẹ người bệnh có thể thử một số cách giúp giảm đau thắt lưng như:
Thuốc phổ biến trong điều trị đau thắt lưng là các loại thuốc giảm đau. Ngoài ra còn một số các loại thuốc điều trị nguyên nhân liên quan đến tổn thương khớp.
Thuốc chống viêm, giảm đau phi steroid (NSAIDs): Có tác dụng giảm đau từ nhẹ đến trung bình. Nhóm thuốc này được bào chế dưới dạng viên nén, thuốc đạn, kem bôi, gel, thuốc tiêm và miếng dán. Các loại thuốc NSAIDs chính bao gồm ibuprofen, naproxen, diclofenac, celecoxib...
Thuốc giãn cơ: Có công dụng thư giãn và làm giảm tình trạng căng cơ gây đau. Nhóm thuốc này rất đa dạng và cơ chế chung là ức chế thần kinh trung ương, an thần hoặc ngăn sự truyền tín hiệu đau đến não bộ. Đối với đau lưng do thoái hóa cột sống, chấn thương lưng, bệnh ở khớp,... những thuốc được chỉ định phổ biến gồm có Tolperisone, Mephenesin, Baclofen, Tizanidine, Carisoprodol.
Thuốc tiêm corticosteroid: thường được sử dụng tiêm ngoài màng cứng, đây là liệu pháp đã được áp dụng trong điều trị đau thắt lưng từ năm 1952.
Thuốc giảm đau nhóm opioid: là thuốc thuộc nhóm kê đơn phổ biến như Codein, Tramadol, Morphin... có tác dụng ức chế dẫn truyền đau đến não, đồng thời tăng khả năng chịu đau của cơ thể. Những thuốc này chỉ được chỉ định cho các trường hợp đau nặng, không đáp ứng với các loại thuốc giảm đau khác vì có thể gây nghiện.
Những bài tập vật lý trị liệu tỏ ra khá hiệu quả trong điều trị tình trạng đau thắt lưng, đặc biệt đau thắt lưng có liên quan đến các bệnh xương khớp, cột sống. Tùy vào vị trí đau cụ thể, mức độ các nhà vật lý trị liệu sẽ xây dựng bài tập phù hợp cho từng người.
Bên cạnh các bài tập chuyên biệt, người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng, tập yoga... Ngoài ra, trong Y học cổ truyền một cách giúp giảm đau thắt lưng hiệu quả đó là châm cứu. Liệu pháp này giúp các huyệt, mạch máu lưu thông và hoạt động ổn định hơn. Từ đó, cải thiện cảm giác đau thắt lưng hiệu quả và nhanh chóng.
Trường hợp cơn đau thắt lưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh hoặc do tổn thương nghiêm trọng sụn, khớp bên trong thì bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật. Các loại phẫu thuật thường gặp bao gồm loại bỏ đĩa đệm, mở rộng không gian xung quanh tủy sống, hợp nhất hai đốt sống.
Phẫu thuật thường là chỉ định cuối cùng khi các phương pháp khác không có hiệu quả vì rủi ro cao, dễ để lại biến chứng và chi phí cao. Đa số, đều chỉ được áp dụng cho người bệnh còn trẻ.
4.5 Kiểm soát đau thắt lưng nhờ bài thuốc Đông y thế hệ 2
Phương pháp chữa bệnh theo Đông y đã có lịch sử từ rất lâu đời và hiệu quả từ những bài thuốc Đông y là rất lớn. Cụ thể đối với tình trạng đau thắt lưng do các bệnh xương khớp, là bệnh cơ địa. Cụ thể, cơ địa là yếu tố quyết định khả năng mắc bệnh, tiến triển bệnh. Theo các chuyên gia Đông y, bệnh xương khớp có thể chữa được nhưng cần sự kiên trì.
Hướng điều trị bệnh ở khớp bằng Đông và Tây y có rất nhiều điểm khác biệt. Thuốc trong điều trị chủ yếu có tác dụng kiểm soát triệu chứng là làm giảm đau, nhưng không tác động sâu vào căn nguyên bệnh là cơ địa. Do vậy, bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần. Ngoài ra, việc dùng nhiều thuốc Tây làm tăng khả năng gặp tác dụng phụ như loét dạ dày, suy giảm chức năng gan thận...
Ngược lại, phương pháp Đông y nhằm vào mục tiêu là tái lập cân bằng âm dương. Đồng thời, giúp bổ can thận, tăng khí huyết và thông kinh hoạt lạc. Từ những điều này, cơ địa được thay đổi dần dần và giúp cải thiện tình trạng đau, nhức.
Do nhu cầu sử dụng những sản phẩm Đông y tăng thì tình trạng hàng giả, kém chất lượng cũng tăng lên. Nên việc tìm kiếm sản phẩm uy tín, nguồn gốc rõ ràng và thực sự có hiệu quả rất quan trọng. Một sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng đó là viên khớp Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 với các ưu điểm:
Biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng đau thắt lưng bao gồm:
Thay đổi tư thế làm việc: Đặc biệt những đối tượng làm việc văn phòng, ngồi lâu trong một tư thế. Khi sai cách kéo dài có thể dẫn đến vấn đề ở vùng thắt lưng. Một số lưu ý để ngồi làm việc đúng là độ cao của ghế vừa phải sao cho chân đặt hoàn toàn và bằng phẳng lên sàn nhà, đau gối ngang hông.
Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống phù hợp cần đáp ứng hai điều kiện đó là giúp duy trì cân nặng phù hợp tránh quá tải lên xương khớp và thứ 2 là những thực phẩm tốt cho sự phát triển của xương. Trong đó, nhóm chất được các chuyên gia khuyến cáo bổ sung là thực phẩm giàu canxi, photpho và vitamin D. Những khoáng chất và vitamin này có nhiều trong sữa, cải xoăn, bông cải xanh, cam, đậu đen, cá hồi,...
Tư thế ngủ phù hợp: Nằm ngủ sai tư thế cả đêm có thể dẫn đến đau thắt lưng khi thức dậy. Do vậy, người bệnh nên chú ý hơn về cách ngủ, có thể kê thêm gối dưới lưng.
Tập luyện và vận động thường xuyên: Điều này giúp cơ thể, trong đó có cả vùng thắt lưng linh động và dẻo dai hơn. Ngoài ra, còn giúp tăng cường sức khỏe toàn diện.
Yoga được xem là bài tập phù hợp nhằm hạn chế xuất hiện đau thắt lưng
Đau thắt lưng có thể chỉ là những biểu hiện bình thường và sẽ tự khỏi, tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan vì có đến 30% người xuất hiện tình trạng này có vấn đề xương khớp. Do vậy, bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.