Thứ sáu, 19/04/2024 | 00:19
RSS

Nóng thượng vị là gì? Nóng vùng thượng vị có nguy hiểm không?

Thứ bảy, 11/02/2023, 18:25 (GMT+7)

Nóng rát vùng thượng vị là triệu chứng rất phổ biến, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nóng vùng thượng vị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nóng rát vùng thượng vị là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý cần được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.

Nóng rát thượng vị là một hiện tượng bệnh lý cảnh báo cơ thể đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào đó liên quan tới hệ tiêu hóa, bệnh dạ dày. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây triệu chứng mà bệnh nhân sẽ được điều trị theo các phương thức khác nhau. Hãy cùng 5 Nhất Nhất tìm hiểu về nóng thượng vị và mức độ nguy hiểm của triệu chứng này.

1. Nóng rát thượng vị là bị gì?

Nóng rát thượng vị là hiện tượng vùng thượng vị - nơi tập trung một số cơ quan của hệ tiêu hóa như dạ dày, tuyến tụy, tuyến mật… xuất hiện tình trạng bỏng rát, đau nhói. Nóng rát thượng vị khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng tới tâm lý, sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

vung-thuong-vi-la-gi

Nóng rát thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải một căn bệnh tiêu hóa nào đó, có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong ngày với cường độ và tần suất của cơn nóng rát là khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của nguyên nhân dẫn tới nóng rát.

2. Nóng thượng vị có nguy hiểm không?

Đa số nóng rát thượng vị có nguyên nhân đến từ chính thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ, khoa học của mỗi người, dẫn tới rối loạn chức năng của các cơ quan tiêu hóa, từ đó dẫn tới tình trạng trên.

  • Ăn uống không điều độ: Thói quen ăn uống bừa bãi, không đúng giờ, nhịn bữa, bỏ bữa, ăn quá no hoặc quá cay nóng… dần dần làm rối loạn chức năng hoạt động của dạ dày, từ đó dẫn đến nóng rát thượng vị.
  • Thói quen sinh hoạt: Stress, căng thẳng trong công việc, cuộc sống, thiếu ngủ, mất ngủ… làm cơ thể tăng tiết hormone cortisol, kích thích dạ dày tăng tiết acid dịch vị dẫn tới gia tăng nguy cơ Viêm loét dạ dày tá tràng đi kèm với nóng rát thượng vị.
  • Lạm dụng các chất kích thích: Nicotine trong thuốc lá, rượu bia từ lâu đã được chứng minh là một trong số những yếu tố nguy cơ tấn công dạ dày tá tràng, gây kích ứng niêm mạc và nóng rát thượng vị.

Đa số những trường hợp này có thể tự chấm dứt khi bệnh nhân thay đổi lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống khoa học hơn và không để lại những biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.

3. Nóng rát thượng vị cảnh báo bệnh gì?

Bên cạnh những trường hợp bị nóng rát thượng vị có liên quan tới chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh, một số trường hợp nóng rát thượng vị là dấu hiệu báo hiệu cơ thể đang gặp phải một số bệnh lý nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, để kéo dài sẽ dẫn tới một loạt biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bao gồm:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Nóng, đau rát thượng vị là một trong số những triệu chứng điển hình của căn bệnh này. Viêm loét dạ dày tá tràng có thể bắt nguồn từ tình trạng nhiễm vi khuẩn HP, lạm dụng thuốc giảm đau, stress, chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học…. Bệnh có tính chất mạn tính và thường dai dẳng, nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.
  • Viêm thực quản: Bệnh không chỉ gây nên tình trạng nóng rát toàn bộ vùng ngực, đau họng, tức ngực mà còn gây ra tình trạng nóng rát thượng vị. Bệnh để lâu không được chữa trị có thể dẫn đến teo hẹp thực quản, xa hơn là ung thư thực quản.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: là tình trạng dịch vị dạ dày bị trào ngược từ dạ dày lên trên thực quản. Bệnh gây nên các triệu chứng điển hình như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn và đặc biệt là tình trạng đau tức, nóng rát vùng thượng vị. Bệnh không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi trong ăn uống, sinh hoạt hằng ngày mà còn có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như ung thư thực quản….
  • Bệnh lý về gan: xơ gan, viêm gan siêu vi, gan nhiễm mỡ… là những căn bệnh về gan cũng có thể dẫn tới tình trạng nóng rát thượng vị mà bạn không thể chủ quan, cần phải tiến hành thăm khám ngay để có biện soát kiểm soát và điều trị hiệu quả.

benh-ly-ve-gan

4. Phương pháp điều trị nhanh nóng rát thượng vị dạ dày

Với những người bị nóng rát thượng vị, tùy thuộc vào nguyên nhân khởi nguồn cụ thể mà sẽ có những phương pháp điều trị riêng biệt. Với những người có nguyên nhân từ chế độ ăn uống, sinh hoạt thì việc cải thiện chế độ trở nên khoa học hơn là đủ để cải thiện triệu chứng.

Tuy nhiên đối với nhóm đối tượng nóng rát thượng vị do các bệnh tiêu hóa không nên tự ý điều trị mà cần được thăm khám chính xác và có phác đồ điều trị chuyên biệt tùy thuộc theo tình trạng mỗi cá nhân.

4.1. Nhóm nóng rát thượng vị do chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Đối với nhóm này, việc cải thiện, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học là đã có thể giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng, thậm chí chấm dứt hẳn các cơn nóng rát thượng vị, cụ thể như sau:

  • Hạn chế ăn những loại thức ăn cay nóng, dầu mỡ gây khó tiêu, kích ứng đường tiêu hóa làm trầm trọng thêm những triệu chứng của bệnh.
  • Ăn đủ bữa, đúng giờ, không ăn quá nhiều trong một bữa để hạn chế dạ dày bị quá tải. Có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để cải thiện tiêu hóa.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết hằng ngày (khoảng 2 lít/ngày), hạn chế uống sữa khi đói để tránh làm tăng nhu động ruột quá mức.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, hạn chế lạm dụng cafe, nước tăng lực…
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, không thức quá khuya, ngủ đủ giấc để nâng cao thể trạng, sức khỏe.

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, nhóm đối tượng này có thể áp dụng một số phương thức dân gian giảm nóng rát thượng vị sau đây

Pha trà gừng giảm nóng rát thượng vị

Theo y học cổ truyền, gừng (can khương) là vị dược liệu có vị cay và tính ấm, có khả năng làm dịu những cơn đau, làm ấm cơ thể và kích thích máu lưu thông tốt hơn. Trà gừng cũng đã được nghiên cứu là rất tốt trong điều trị tình trạng nóng rát vùng thượng vị.

Cách làm như sau: 

  1. Chuẩn bị 3 – 4 lát gừng tươi, trà lá, nước sôi
  2. Đem hãm trà lá cùng với nước sôi trong 1 cốc, thêm 3 – 4 lát gừng vào hãm cùng.
  3. Sau khoảng 20 phút, lấy ra uống như trà bình thường.

Pha trà hoa cúc giảm nóng rát thượng vị

tra-hoa-cuc-giam-nong-thuong-vi

Hoa cúc cũng là một loại thảo dược tự nhiên có khả năng xoa dịu những cơn đau, nóng rát ở dạ dày, thượng vị. Hoa cúc có mùi thơm dịu nhẹ, khi pha thành trà vô cùng dễ uống và còn giúp thư giãn tinh thần, dễ ngủ và giảm stress rất tốt.

Bạn đọc làm trà hoa cúc theo các bước như sau:

  1. Chuẩn bị hoa cúc khô, nước sôi.
  2. Đem hoa cúc rửa qua với nước cho trôi bụi bẩn, hãm cũng với nước sôi trong khoảng 20 phút.
  3. Khi thấy hoa cúc khô bụng nở hết ra là có thể sử dụng được.

4.2. Nhóm nóng rát thượng vị do bệnh lý.

Đối với nhóm đau rát thượng vị do bệnh lý, lúc này bệnh tình trở nên phức tạp hơn rất nhiều, vì vậy người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, tự ý điều trị mà cần phải ngay lập tức đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân từ đó có phác đồ điều trị phù hợp với từng nguyên nhân. 

5. Điều trị bằng Tây y

Điều trị bằng Tây y sử dụng các kết quả xét nghiệm lâm sàng và chỉ số cận lâm sàng làm cơ sở nhận định từ đó chỉ định các nhóm thuốc đặc trị phù hợp.

Đối với bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa là nguyên nhân gây nóng rát thượng vị thì các nhóm thuốc chủ đạo thường xuyên được sử dụng bao gồm nhóm các thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc kháng acid, thuốc chống trào ngược…

Ưu điểm của Tây y là các triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng, người bệnh sớm trở lại trạng thái bình thường nhưng đồng thời điều trị bằng Tây y cũng khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, một số trường hợp không hợp với điều trị theo Tây y, bệnh vẫn tái phát trở lại. 

6. Điều trị bằng Đông y

Điều trị nóng rát thượng vị do các bệnh lý đường tiêu hóa là quá trình tương đối phức tạp, kéo dài  do đó sử dụng Đông y trong điều trị là xu hướng ngày càng phổ biến do tính chất an toàn, không tác dụng phụ mà vẫn cho hiệu quả chữa bệnh như Tây y.

Theo Đông y, nguyên nhân dẫn đến chứng nóng rát thượng vị thường là do lục khí từ môi trường bên ngoài xâm nhập, kết hợp cùng phong, hàn, tà, thấp, nhiệt uất kết từ lâu dẫn đến bùng phát bệnh. Đông y là sự kết hợp nhiều vị thảo dược tự nhiên, gia giảm và kết hợp khéo léo để trung hòa dược tính tốt và phù hợp cho cơ thể.

Một số vị dược liệu thường được dùng để kết hợp thành bài thuốc sắc như là: Sinh địa, Sa sâm, Mạch Môn, Bạch Thược, Bán hạ, Diên hồ, Bạch linh, Can Khương, Cam thảo…

Mặc dù việc sử dụng các vị dược liệu thiên nhiên để điều trị nóng rát thượng vị có tác dụng, an toàn, ít tác dụng phụ nhưng hiệu quả đối với mỗi người là khác nhau. Đó là bởi chất lượng các vị dược liệu không ổn định, không kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.

Bên cạnh đó, quá trình bào chế, phối ngũ, sắc thuốc… cũng chưa được chuẩn hóa, chủ yếu theo kinh nghiệm nên không phải bệnh nhân nóng rát thượng vị nào dùng Đông y cũng hết bệnh.

Vì vậy không phải cứ sử dụng sản phẩm Đông y là đem lại hiệu quả, chỉ sản phẩm Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2, là sản phẩm được sản xuất từ dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao tại nhà máy chuẩn GMP - WHO, bào chế theo bài thuốc bí truyền (như những phương pháp bào chế linh nghiệm nhất đã được lưu giữ trong Ngự Y Mật Phương (*), cho hiệu quả rõ rệt, có thể cạnh tranh với thuốc Tây y trong điều trị, kể cả trong các trường hợp bệnh nặng, mạn tính lại an toàn, không tác dụng phụ. 

(*) Ngự Y Mật Phương là tập hợp những bài thuốc, phương pháp bào chế, phương pháp chữa bệnh đã được các Ngự y tài giỏi bậc nhất trong lịch sử đích thân sáng tạo, chọn lọc, nghiên cứu, thử nghiệm và hoàn thiện, dùng để chữa bệnh cho Vua Chúa, quan lại triều đình thời xưa.

7. Nóng rát thượng vị ăn gì, kiêng gì?

7.1. Nóng rát thượng vị nên ăn gì?

Nhóm thực phẩm mà người bị nóng rát vùng thượng vị nên ăn là những nhóm đồ ăn có khả năng trung hòa được axit, dễ tiêu hóa và thân thiện với dạ dày. Cụ thể như sau:

  • Nhóm đồ ăn rau củ như cà rốt, bắp cải, mật ong, tinh bột nghệ,…
  • Các loại củ có chứa tinh bột như khoai lang, khoai tây…
  • Rau lá có màu xanh chứa nhiều chất xơ, xà lách, rau má, bí đao…
  • Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tốt cho sức khỏe
  • Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tốt cho sức khỏe
  • Uống sữa tươi mỗi ngày nhưng không uống vào lúc đói
  • Ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, miến, phở…
  • Uống các loại sinh tố hoa quả, nước mía, bột sắn dây,… để giảm dịch vị tiết ra và trung hòa được acid trong dạ dày.
  • Hạt sen, đậu phộng, đậu đỏ… để giúp an thần, dưỡng tâm.

7.2. Nóng rát thượng vị không nên ăn gì ?

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe đặc biệt là dạ dày, người bệnh cũng cần chú ý một số nhóm thực phẩm không tốt cho dạ dày, gây đầy bụng khó tiêu hoặc làm cho triệu chứng tăng nặng lên, cụ thể như sau: 

  • Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, các món xào…
  • Thực phẩm khó tiêu, chế biến sẵn nhiều muối và chất bảo quản như xúc xích, thịt hộp, mực khô, lạp xưởng, giò chả…
  • Đồ ăn có tính acid như dưa muối, cà muối, những loại quả cam, chanh, bưởi, quýt vào lúc đói.
  • Rượu bia, nước có gas bởi chúng thường tăng triệu chứng dạ dày bị co thắt.
  • Nước đá hay ăn đồ quá lạnh và quá nhanh.
  • Đồ ăn cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt…

thông tin tư vấn

DS. Minh Huệ
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại