Thứ bảy, 20/04/2024 | 00:27
RSS

Nguyên nhân gây mất ngủ mạn tính và cách điều trị hiệu quả

Thứ sáu, 04/10/2019, 19:31 (GMT+7)

Theo ước tính có khoảng 10% người trưởng thành bị chứng mất ngủ mạn tính. Trong đó 80% trường hợp thậm chí không biết nguyên nhân thực sự gây mất ngủ mạn tính của mình.

mất ngủ mạn tính
80% người không biết nguyên nhân gây mất ngủ mạn tính là gì để điều trị hiệu quả

Những con số biết nói

Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy, chứng mất ngủ ngày càng gia tăng và ảnh hưởng nghiêm
trọng đến chất lượng cuộc sống của người bị bệnh.
  • Thời gian ngủ ngày nay ít hơn 20% so với thời kỳ cách đây 50 năm.
  • Hơn 30% dân số mắc chứng mất ngủ.
  • Trong 3 người bị mất ngủ, có 1 người bị mất ngủ trong suốt cuộc đời.
  • 90% những người trầm cảm bị mất ngủ.
  • Phụ nữ bị mất ngủ nhiều gấp 2 lần nam giới.
  • 50% số người bị mất ngủ là do căng thẳng, lo âu.
  • Khoảng 40 – 60% người bị mất ngủ trên 60 tuổi.
  • Khoảng 35% người bệnh mất ngủ do di truyền.
  • 27% người bị thiếu ngủ cũng bị thừa cân hoặc béo phì.
  • Số lượng người phụ thuộc vào thuốc ngủ ngày càng gia tăng.

Thế nào là mất ngủ mạn tính?

Mất ngủ mạn tính là tình trạng khó đi vào giấc ngủ và khó duy trì giấc ngủ vào ban đêm, hoặc thức giấc sớm và không ngủ lại được trong thời gian tối thiểu là 1 tháng. Mất ngủ ít hơn 1 tháng gọi là mất ngủ cấp (ngắn hạn), còn mất ngủ trong thời gian dài, nhiều hơn 1 tháng là mất ngủ mạn tính. 
 
Giấc ngủ có tốt hay không không phụ thuộc vào thời gian ngủ dài hay ngắn mà được đánh giá bởi cảm giác sau khi thức dậy: nếu ngủ nhiều mà thức dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi, muốn ngủ tiếp thì đó là giấc ngủ không tốt, trái lại nếu ngủ thời gian ngắn nhưng thức dậy tỉnh táo, sảng khoái thì đó là giấc ngủ tốt. 
 
Mất ngủ mạn tính làm suy giảm miễn dịch, mệt mỏi toàn thân, tai nghe không rõ, trí nhớ giảm sút, khả năng tập trung kém, tinh thần bất ổn, dễ bị kích động, phiền muộn... ngủ gà ngủ gật ban ngày nhưng hưng phấn bất thường vào ban đêm dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
 
mất ngủ mạn tính
Có tới 30% dân số bị mất ngủ cấp tính

Các dấu hiệu cho thấy bạn bị mất ngủ mạn tính

Tùy vào mức độ và tình trạng của bệnh mà người bệnh sẽ có những triệu chứng nặng hoặc nhẹ. Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng của người bị mất ngủ mạn tính:
  • Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, hay bị tỉnh giấc nhưng lại khó ngủ trở lại.
  • Thường thức giấc sớm, thấy mệt mỏi, không thoải mái khi thức dậy. Không có cảm giác đã được nghỉ ngơi, phục hồi sau khi ngủ dậy.
  • Cảm thấy lờ đờ, uể oải, không tỉnh táo và hay buồn ngủ vào ban ngày.
  • Thấy khó chịu, lo âu hoặc trầm cảm. Tâm trạng hay bồn chồn, dễ cáu giận, dễ bị ảnh hưởng bởi người khác.
  • Người bị mất ngủ kinh niên thường cảm thấy khó tập trung, giảm sự chú ý và ghi nhớ. Cảm thấy khó đưa ra quyết định sáng suốt.
  • Hay bị căng thẳng, nhức đầu. 
  • Có thể bị ảo giác.
mất ngủ mạn tính
Mất ngủ ban đêm nên ban ngày "ngủ gà ngủ vịt"

Nguyên nhân gây ra 90% trường hợp mất ngủ mạn tính ở người trưởng thành

Mất ngủ có nhiều nguyên nhân như dùng chất kích thích (rượu, cafe, trà đặc), ăn no trước khi ngủ, thay đổi lịch ngủ, thay đổi múi giờ, stress, do bệnh tật (đau do viêm xoang, loét dạ dày, khớp)… nhưng nguyên nhân phổ biến nhất (trên 90% các trường hợp) mà lại hay bị bỏ qua nhất là do thiếu máu lên não.
 
Thiếu máu lên não có nguyên nhân từ huyết áp thấp, độ nhớt máu cao, các mạch máu não bị hẹp, vi mạch bị co thắt, cản trở lưu thông máu đến não… Bởi vậy, hướng mới, có hiệu quả vượt trội trong điều trị mất ngủ chính là dùng thuốc hoạt huyết để tăng cường tuần hoàn não. 
 
mất ngủ mạn tính
Nguyên nhân phổ biến nhất gây mất ngủ mạn tính là thiếu máu lên não

Đặc trị mất ngủ bằng thuốc Đông y thế hệ 2 (*) hiệu quả vượt trội

Các thuốc hoạt huyết Đông y từ lâu đã được dùng trong điều trị thiếu máu não nhưng hiệu quả rất khác nhau. Nhiều thuốc tác dụng không rõ rệt nhưng hiện nay đã có thuốc hoạt huyết Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội, được sản xuất theo bài thuốc bí truyền, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO.
 
Kinh nghiệm sử dụng thuốc hoạt huyết Đông y thế hệ 2 điều trị mất ngủ mạn tính hiệu quả
 
Bạn hãy dùng ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên. Sau 1-2 tuần là phải có tác dụng rõ rệt. Nếu sau 1-2 tuần mà tác dụng chưa rõ rệt thì bạn hãy tăng liều lên gấp rưỡi: ngày dùng 2 lần, mỗi lần 3 viên.
 
Nếu sau 1 tuần dùng liều gấp rưỡi mà vẫn chưa có tác dụng rõ rệt thì bạn tăng liều gấp đôi: ngày dùng 2 lần, mỗi lần 4 viên. Sau 1 tuần dùng liều gấp đôi mà cũng không có tác dụng rõ rệt, tức là thuốc hoạt huyết Đông y thế hệ 2 này không hợp với bạn và bạn hãy ngưng dùng để khỏi lãng phí tiền thuốc.
 
Nếu thiếu kẽm cần uống bổ sung kẽm để tránh thức giấc lúc gần sáng (3-4 giờ sáng).
 
 (*) Hội nghị quốc tế thuốc thảo dược tại Seoul, 2013 định nghĩa: thuốc Đông y thế hệ 2 không phải là thuốc hỗ trợ điều trị mà là thuốc điều trị chủ đạo, dùng cho bệnh nặng, được nghiên cứu lâm sàng đầy đủ và cạnh tranh hiệu quả với tân dược.
Nguyên Đồng
Theo Đời sống Plus/GĐVN