Thứ năm, 21/11/2024 | 23:50
RSS

Bạn có biết “Uống kẽm nhiều có tốt không, nên bổ sung bao nhiêu?”

Thứ hai, 28/11/2022, 11:32 (GMT+7)

Việc bổ sung kẽm ngày càng được chú ý do nhu cầu nâng cao hệ miễn dịch để phòng tránh dịch bệnh. Vậy, uống kẽm nhiều có tốt không và liều lượng bổ sung bao nhiêu là phù hợp?

Uống kẽm nhiều có tốt không

Uống kẽm nhiều có tốt không là thắc mắc của không ít người

Có nên uống kẽm hay không?

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam gần 70% trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thiếu kẽm. Tình trạng thiếu kẽm cũng xảy ra với tỷ lệ cao ở người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai, người ăn chay, nam giới có dùng bia rượu…

Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết của cơ thể. Kẽm tham gia vào nhiều hoạt động quan trọng như:

  • Cấu tạo và tham gia vào hoạt động của hệ thống enzyme trong cơ thể
  • Là thành phần cấu tạo nên nhiều loại protein, DNA, tham gia vào quá trình sinh trưởng và phân chia tết bào từ đó hình thành nên các cơ quan, tổ chức trong cơ thể.
  • Kẽm đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi (do thời kì này các tế bào phát triển rất nhanh), phát triển chiều cao, cân nặng ở trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Kẽm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động miễn dịch bằng việc tham gia cấu tạo nên tế bào lympho B và lympho T để chống lại nhiễm trùng
  • Kẽm cần thiết để sản xuất insulin - hormone quan trọng trong điều hòa đường huyết.
  • Kẽm tăng cường sản xuất testosterone - hormone quyết định vai trò sinh lý nam giới

Quan trọng là vậy nhưng cơ thể không sản sinh kẽm mà cần phải bổ sung hàng ngày qua thực phẩm (trứng, phô mai, gan, thịt đỏ và các loại hạt) hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe các viên uống chứa kẽm.

Uống kẽm nhiều có tốt không

Kẽm có vai trò quan trọng đối với hoạt động của cơ thể

Hậu quả khi cơ thể thiếu kẽm

Do rất nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể cần kẽm để phục vụ cho nhu cầu sống. Nếu thiếu kẽm sẽ dẫn đến một số dấu hiệu đặc trưng:

  • Trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng
  • Khó ngủ đêm, ngủ không sâu giấc
  • Miễn dịch kém, hay mắc bệnh vặt như cảm lạnh, cúm
  • Khi mắc bệnh thì bệnh lâu khỏi, hay tái phát nhiều lần trong năm
  • Vết thương lâu lành
  • Thị lực kém, mắt mờ, hay chảy nước mắt
  • Chậm phát triển thần kinh
  • Hiện tượng “hạt gạo” trên móng tay
  • Móng tay giòn, dễ gãy
  • Rụng tóc, khô da
  • Hay bị dị ứng
  • Sinh lý yếu ở nam giới

Uống kẽm nhiều có tốt không

Thiếu kẽm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và thần kinh của trẻ

Liều lượng kẽm theo nhu cầu của cơ thể

Cơ thể luôn cần cung cấp đủ kẽm để đảm bảo phát triển bình thường và khỏe mạnh. Kẽm có trong nhiều loại thực phẩm, tuy nhiên việc bổ sung kẽm qua thực đơn ăn uống hàng ngày có thể không đủ, đặc biệt là với những đối tượng cần nhu cầu kẽm cao như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch…

Do vậy, giải pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay chính là bổ sung kẽm qua các loại viên uống chứa kẽm, vừa an toàn lại tiện lợi.

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, nhu cầu kẽm phụ thuộc vào độ tuổi, cụ thể:

  • Trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống: không cần bổ sung kẽm đường uống
  • Trẻ từ 6 tháng đến 47 tháng: bổ sung 3mg kẽm mỗi ngày
  • Trẻ từ 4-8 tuổi: cần 5mg kẽm mỗi ngày
  • Trẻ từ 9-13 tuổi: cần 8mg kẽm mỗi ngày
  • Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn: cần 9-11 mg kẽm mỗi ngày

Uống kẽm nhiều có tốt không

Liều lượng kẽm cần bổ sung phụ thuộc vào nhu cầu ở từng độ tuổi

Uống kẽm nhiều có tốt không?

Để trả lời thắc mắc Uống nhiều kẽm có tốt không? cần hiểu rõ con đường hấp thu – chuyển hóa, dự trữ và thải trừ của kẽm. Kẽm sau khi uống vào cơ thể sẽ được hấp thu tại ruột non, chuyển hóa ở gan và tham gia vào các hoạt động chức năng.

Lượng kẽm dư thừa không được dự trữ mà được thải trừ hoàn toàn ra khỏi cơ thể qua đường phân và nước tiểu. Chính vì vậy các chuyên gia khuyến cáo chỉ bổ sung đủ lượng kẽm mà cơ thể cần.

Việc uống kẽm quá liều không chỉ gây lãng phí mà còn tiềm ẩn một số tác dụng phụ khi cơ thể bị dư thừa kẽm.

  • Buồn nôn
  • Đau bụng, tiêu chảy
  • Thay đổi vị giác
  • Thiếu đồng, sắt do kẽm cạnh tranh hấp thu
  • Giảm Cholesterol tốt (HDL) gây tăng nguy cơ tim mạch, xơ vữa động mạch

Như vậy, để đảm bảo bổ sung đúng lượng kẽm cơ thể cần, nên sử dụng các dạng viên kẽm đã chia liều chính xác theo độ tuổi.

Lưu ý khi lựa chọn viên uống chứa kẽm

Trên thị trường có nhiều sản phẩm viên uống chứa kẽm nhưng không phải loại nào cũng có hiệu quả cao. Nếu muốn bổ sung kẽm, người tiêu dùng nên chọn sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi công ty dược uy tín. Tiêu biểu như sản phẩm TPBVSK Zinc Gluconate Nhất Nhất – sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất.

Kẽm Gluconate cũng là dạng kẽm được đánh giá là được cơ thể hấp thu tốt.

Zinc Gluconate Nhất Nhất bổ sung kẽm cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa.

Zinc Gluconate Nhất Nhất phù hợp với các đối tượng:

  • Thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển
  • Phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú cần bổ sung kẽm
  • Người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu kẽm.

Cách dùng để đạt hiệu quả cao:

Uống với một ít nước, sau bữa ăn. Đối với trẻ em có thể nghiền và pha với nước.

  • Trẻ em từ 1-3 tuổi: ngày uống 1/2 viên.
  • Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1 viên/ngày.
  • Người lớn và trẻ em từ 9 tuổi trở lên: 2 viên/ ngày.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

ZINC GLUCONATE NHẤT NHẤT

Uống kẽm nhiều có tốt không- Bổ sung Kẽm

- Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng

Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689  (giờ hành chính) 

Thông tin chi tiết xem tại: https://nhatnhat.com/zinc-gluconate-nhat-nhat.html

 

DS Bích Trần
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại