Thứ sáu, 22/11/2024 | 01:22
RSS

Chỉ dẫn cách bổ sung kẽm bằng thực phẩm siêu nhanh

Thứ ba, 22/02/2022, 20:05 (GMT+7)

Kẽm là khoáng chất có nhiều vai trò quan trọng giúp duy trì các hoạt động của cơ thể. Tìm hiểu nhanh các cách giúp bổ sung kẽm bằng thực phẩm hàng ngày.

bổ sung kẽm bằng thực phẩm

Có nhiều cách bổ sung kẽm bằng thực phẩm

Tại sao cần bổ sung kẽm bằng thực phẩm?

Là một trong những khoáng chất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể, kẽm giúp xây dựng các tế bào của hệ thống miễn dịch, chữa lành các vết thương, tăng cường sức khỏe của mắt, thúc đẩy chức năng enzym và các loại hormon sinh dục, giúp cơ thể sử dụng axit folic tốt hơn, tạo ra protein và tái tạo DNA mới. 

Mặc dù lượng kẽm cơ thể cần tiêu thụ thấp, người lớn khoảng 10-15mg kẽm/ngày, trẻ em khoảng 5-10mg kẽm/ngày kẽm tùy độ tuổi, tuy nhiên cơ thể lại không có khả năng lưu trữ kẽm, vì vậy cần phải nạp đủ lượng kẽm cho cơ thể mỗi ngày. 

Có nhiều cách bổ sung kẽm khác nhau, có thể bổ sung bằng các loại viên uống hoặc bổ sung kẽm qua thức ăn hàng ngày.

Bổ sung kẽm qua thức ăn bằng cách nào?

Hãy cùng tìm hiểu các cách bổ sung kẽm bằng thực phẩm đơn giản, dễ thực hiện ở dưới đây:

1. Thịt đỏ

Thịt đỏ là một trong những nguồn thực phẩm giúp bổ sung kẽm đơn giản và dễ mua nhất. 100 gram thịt bò chứa tới 4,8 mg kẽm, 176 calo, 20 gram protein và 10 gram chất béo, ăn 100 gram thịt bò mỗi ngày có thể giúp bổ sung 44% lượng kẽm mà cơ thể người trưởng thành cần.

Ngoài thịt bò, bạn cũng có thể dùng thịt lợn và thịt cừu để bổ sung kẽm cho cơ thể. Tuy nhiên, nên dùng các loại thịt tươi ngon, không nên dùng các loại thịt đã chế biến sẵn vì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp dùng thịt đỏ với các loại rau, trái cây và chất xơ để giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể một cách tối ưu.

2. Hải sản

Theo các chuyên gia, các loại hải sản có vỏ như hàu, tôm, cua, sò, hến, trai… giúp bổ sung lượng kẽm dồi dào cho cơ thể. Nếu một ngày dùng 3 con hàu có thể cung cấp tới 16 mg kẽm, tương đương 145% nhu cầu kẽm cho cơ thể. Nếu ăn 200gr cua Alaska có thể giúp bổ sung 15,2 mg kẽm, tương đương 138% nhu cầu kẽm của cơ thể. 

Tuy nhiên, đối với nhóm người đang mang thai, cần ăn chín, không nên ăn sống để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

bổ sung kẽm bằng thực phẩm

Ăn hàu giúp bổ sung nhiều kẽm

3. Các loại hạt

Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng, hạt bí, hạt vừng, ngũ cốc… cũng chứa một lượng kẽm đáng kể. Cụ thể, 28gr hạt điều chứa 15% lượng kẽm cần thiết, 30gr hạt gai dầu chứa 31-43% lượng kẽm hàng ngày với người lớn. Bên cạnh đó, các loại hạt còn chứa chất béo, chất xơ và nhiều loại vitamin, khoáng chất khác, đồng thời nó còn giúp giảm cholesterol và huyết áp.

Vì vậy, bổ sung các loại hạt vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường và ung thư. Để món ăn trở nên đa dạng hơn, bạn có thể thêm các loại hạt này vào các món salad, sữa chua, bánh hoặc các loại súp.

  1. Sữa và phomai

Dùng sữa và phomai mỗi ngày không chỉ giúp bổ sung protein, canxi, vitamin D mà còn giúp bổ sung kẽm. Đặc biệt kẽm chứa trong sữa và phomai có tính khả dụng cao, lượng kẽm chứa trong 2 loại thực phẩm này có thể khiến cơ thể hấp thụ hoàn toàn. Nếu mỗi ngày uống 1 cốc sữa sẽ giúp bổ sung 9% lượng kẽm cần thiết, 100gr phomai giúp bổ sung 28% lượng kẽm thiết yếu.

Nếu như mẹ phân vân không biết chọn thức ăn bổ sung kẽm cho bé thì có thể cho bé uống thêm sữa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ cung cấp đủ lượng sữa cần thiết cho con. Đối với trẻ trong độ tuổi dậy thì, mẹ có thể cho con dùng 2-3 cốc sữa mỗi ngày.

bổ sung kẽm bằng thực phẩm

Bổ sung kẽm bằng các sản phẩm từ sữa

4. Trứng

Mặc dù không chứa lượng kẽm lớn như các loại thực phẩm khác, nhưng kẽm trong trứng có thể được cơ thể hấp thu dễ dàng. Một quả trứng chứa khoảng 5% lượng kẽm thiết yếu hàng ngày, đồng thời nó còn giúp bổ sung thêm calo, protein, vitamin B, selen, choline và chất béo lành mạnh.

Vì vậy, bạn có thể sử dụng trứng để thay đổi bữa ăn hàng ngày mà vẫn có thể bổ sung kẽm tốt. Đặc biệt với bà bầu nên bổ sung 3-4 quả trứng mỗi tuần để cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

5. Một số loại rau củ

Đối với người ăn chay, bên cạnh việc bổ sung kẽm bằng các loại hạt và sữa, bạn có thể bổ sung kẽm thông qua các loại rau như rau cải, rau ngót, rau dền, khoai tây, khoai lang, hành tây, nấm mèo... Tuy hàm lượng kẽm trong rau không nhiều, nhưng đây cũng là một trong những lựa chọn tốt vì nó còn giúp bổ sung chất xơ, vitamin B,C…

Một củ khoai tây có thể chứa 1mg kẽm, chiếm 9% lượng kẽm cần thiết cho cơ thể. Các loại cải như cải xoăn chứa ít kẽm hơn, khoảng 3% trong mỗi 100gr rau.

6. Chocolate đen

Chocolate đen có chứa kẽm là điều không phải ai cũng biết. Một thanh chocolate đen 100gr chứa khoảng 3,3mg kẽm, giúp cung cấp 30% lượng kẽm cần thiết. Tuy nhiên 100gr chocolate đen cũng chứa tới 600 calo, vì vậy chỉ nên ăn một lượng nhỏ để tránh nguy cơ béo phì.

bổ sung kẽm bằng thực phẩm

Chocolate đen chứa nhiều kẽm

Bổ sung kẽm hiệu quả nhờ viên uống

Mặc dù kẽm chứa nhiều trong các loại thực phẩm kể trên, nhưng thật khó để cân đối đủ thực phẩm giàu kẽm trong bữa ăn hàng ngày. Chưa kể đến tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc kém hấp thu, sẽ dẫn đến thiếu kẽm. Ngoài ra, những đối tượng cần bổ sung nhiều kẽm hơn như trẻ em trong giai đoạn phát triển, người đang mang thai, người lớn tuổi thì thật khó để bổ sung đủ lượng kẽm mỗi ngày chỉ qua chế độ ăn uống.

Do vậy, giải pháp hiệu quả mà nhiều người lựa chọn chính là sử dụng viên uống bổ sung kẽm gluconat, các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe an toàn được Bộ Y tế cấp phép.

Bạn có thể tham khảo sử dụng TPBVSK ZinC Gluconate Nhất Nhất để giúp bổ sung kẽm, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa cho cả gia đình.

ZinC Gluconate Nhất Nhất

bổ sung kẽm bằng thực phẩmThành phần (trong 1 viên nén):

Kẽm gluconate 52,5 mg (tương đương với 7,5 mg kẽm).

Sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

Lan Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại