Thứ sáu, 26/04/2024 | 17:38
RSS

Bật mí lời giải cho câu hỏi “Ăn gì bổ sung kẽm cho cơ thể?”

Thứ ba, 02/11/2021, 18:14 (GMT+7)

Kẽm là một khoáng chất có nhiều vai trò trong cơ thể chúng ta. Vì cơ thể không thể sản xuất kẽm nên biết được ăn gì bổ sung kẽm cho cơ thể là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe.

Ăn gì bổ sung kẽm cho cơ thể

"Ăn gì bổ sung kẽm cho cơ thể?" là thắc mắc của không ít người

Kẽm có vai trò trong quá trình phân chia tế bào, chức năng miễn dịch, giúp chữa lành vết thương hiệu quả,… Nhiều loại thực phẩm bao gồm cả thịt, hải sản chứa nhiều kẽm. Cùng tìm hiểu ăn gì bổ sung kẽm cho cơ thể trẻ em và người lớn hiệu quả.

Vai trò của kẽm đối với cơ thể

Đứng sau sắt, kẽm là loại khoáng chất chiếm vị trí quan trọng trong cơ thể. Hai loại chất này đều tìm thấy trong cùng một nguồn thực phẩm và đều quan trọng đối với sức khỏe chúng ta.

Mỗi ngày, phụ nữ trưởng thành cần 8mg kẽm trong khi nam giới là 11mg. Bổ sung mỗi ngày tối đa là 40mg kẽm đối với một người trưởng thành.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung viên kẽm. Bởi uống kẽm có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc kháng sinh, Penicillamine (thuốc trị viêm khớp dạng thấp) và thuốc lợi tiểu Thiazide. Ngoài ra bổ sung viên kẽm có một số tác dụng phụ như:

  • Khó tiêu
  • Tiêu chảy
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa

ăn gì bổ sung kẽm

Nếu đang uống thuốc điều trị thì cần hỏi ý kiến bác sĩ khi bổ sung kẽm

Tìm hiểu một số vai trò của kẽm như sau:

Chức năng enzyme

Kẽm rất cần thiết để hơn 300 enzyme có thể hoạt động bình thường trong cơ thể và đóng vai trò trong quá trình tiêu hóa, trao đổi chất và sức khỏe tâm thần.

Quá trình phát triển của trẻ nhỏ và sự phân chia tế bào

ăn gì bổ sung kẽm

Kẽm giúp cải thiện quá trình phát triển ở trẻ

Kẽm được coi là giúp cải thiện quá trình tăng trưởng và phát triển ở trẻ em. Ngoài ra kẽm cũng đóng góp vào quá trình phân chia tế bào.

Làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng là tình trạng phổ biến ở người lớn trên 50 tuổi gây mờ và giảm thị lực trung tâm. Đây là do điểm vàng bị mỏng đi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẽm có khả năng làm chậm sự tiến triển của bệnh do lão hóa.

Làn da khỏe mạnh

Kẽm là chất cần thiết để làn da khỏe mạnh. Đây là lý do tại sao các sản phẩm có chứa kẽm được sử dụng để trị các tình trạng bệnh da như: nhiễm trùng, mụn trứng cá, loét da và các rối loạn da khác.

Điều trị cảm lạnh

Nghiên cứu cho thấy sử dụng sản phẩm có chứa kẽm trong vòng 24 giờ kể từ khi có các triệu chứng cảm lạnh bắt đầu có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh. Tuy nhiên, kẽm trong các sản phẩm xịt mũi có thể gây ra tình trạng mất khứu giác kéo dài nên người bệnh nên thận trọng khi sử dụng.

Ăn gì bổ sung kẽm cho cơ thể?

ăn gì bổ sung kẽm

Kẽm có trong một số loại thực phẩm trong chế độ ăn mỗi ngày

Kẽm có nhiều trong một số loại thực phẩm và là một phần của chế độ ăn thông thường. Do kẽm có trong nhiều loại thịt và hải sản, cũng như ngũ cốc nguyên hạt, đậu và các loại hạt. Dưới dây là bảy lọa thực phẩm giàu kẽm bạn nên bổ sung thường xuyên trong thực đơn:

1. Hàu

Hàu là loại thực phẩm giàu kẽm nhất trong tất cả các loại thực phẩm. Trong 100gram hàu nấu chín, chiên có chứa tới 74,1mg kẽm. Lượng kẽm tương đương với 673% lượng kẽm mỗi người cần nạp vào mỗi ngày.

2. Cua

Cua cũng là một loại thực phẩm giàu kẽm. Một khẩu phần cua hoàng đế Alaska nấu chín (100gram) có chứa 6,48mg kẽm, tương đương 59% lượng kẽm cần bổ sung mỗi ngày.

Bạn có thể ăn thêm nhiều loại động vật có vỏ để hấp thu đủ lượng kẽm mỗi ngày.

3. Các loại thịt đỏ

ăn gì bổ sung kẽm

Thịt đỏ là nguồn cung cấp kẽm và sắt hiệu quả

Thịt đỏ như thịt bò và thịt lợn đều là thực phẩm giàu kẽm. Cụ thể:

  • Trong một khẩu phần thịt bò nướng 100gram có chứa 8,44mg kẽm
  • Trong 1 khẩu phần ăn sườn lợn 120mg có chứa 2mg kẽm

Bên cạnh đó, thịt cũng là nguồn cung cấp các loại chất dinh dưỡng khác như sắt, vitamin B và creatine.

4. Tôm hùm

Tôm hùm cũng là một loại động vật có vỏ giàu kẽm khác ngoài hàu và cua. Trong một con tôm hùm nhỏ có chứa khoảng 4,7 mg kẽm. Ăn tôm hùm cùng với các loại đậu trong một bữa ăn sẽ giúp bổ sung được đầy đủ lượng kẽm mỗi ngày.

5. Các loại đậu

Một số loại đậu như đậu xanh, đậu lăng, đậu tương, đậu gà đều chứa một lượng kẽm đáng kể. Trong 100mg đậu gà chứa 1,5mg kẽm.

Tuy nhiên, trong các loại hạt thường chứa phylates – các chất kháng dinh dưỡng làm ức chế hấp thụ kẽm và các loại khoáng chất khác. Nghĩa là kẽm từ các loại đậu sẽ không được cơ thể hấp thu tốt như kẽm từ các loại động vật.

Dù vậy, các loại đậu được coi là nguồn bổ sung kẽm quan trọng đối với những người ăn theo chế độ thuần chay. Đây cũng là nguồn protein và chất xơ tốt để thêm vào các món súp, món hầm và salad.

6. Các loại hạt

Có một số loại hạt giàu kẽm như: hạt bí, hạt điều, hạt vừng. Ngoài việc tăng cường lượng kẽm, các loại hạt còn chứa chất xơ, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất giúp cho chúng trở thành nguồn bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn mỗi ngày.

Một số lợi ích khác khi bổ sung các loại hạt vào chế độ ăn gồm giảm cholesterol và huyết áp hiệu quả.

Viên uống Kẽm gluconate – Nguồn bổ sung kẽm hiệu quả cho cơ thể

Trong thực phẩm mỗi ngày cũng có chứa kẽm tuy nhiên để tìm đủ loại thực phẩm để đảm bảo lượng kẽm mỗi ngày cho cơ thể là không hề đơn giản. Thay vì thế, bạn có thể lựa chọn uống viên kẽm mỗi ngày, vừa đơn giản lại hiệu quả cao.

Bổ sung kẽm đúng cách và đủ liều lượng sẽ giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ sự phát triển ở trẻ nhỏ, giúp tăng sức đề kháng đặc biết đối với thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và cho con bú,…

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại viên uống kẽm bạn có thể dùng loại viên bổ sung kẽm gluconate giúp cơ thể dễ hấp thu hơn. Nên ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và được Bộ Y tế cấp phép để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng.

ZinC Gluconate Nhất Nhất

ăn gì bổ sung kẽm- Bổ sung Kẽm

- Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng

 Thành phần (trong 1 viên nén): Kẽm gluconate 52,5 mg (tương đương với 7,5 mg kẽm).

Sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

 

 

 

Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại