Thứ năm, 28/03/2024 | 17:45
RSS

Thiếu kẽm sẽ bị gì: Những điều nguy hại dễ xảy ra nhất

Thứ ba, 12/10/2021, 16:47 (GMT+7)

Kẽm là một vi chất dinh dưỡng cần thiết với nhiều tế bào và bộ phận trong cơ thể. Thiếu kẽm có thể gây ra vô số vấn đề sức khỏe. Vậy, thiếu kẽm sẽ bị gì?

Thiếu kẽm sẽ bị gì

Không nhiều người biết “Thiếu kẽm sẽ bị gì?”

Thiếu kẽm là gì?

Kẽm là một chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe Kẽm được tìm thấy trong các tế bào khắp cơ thể, giúp hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập. Cơ thể cũng cần kẽm để tạo ra protein và DNA, vật chất di truyền trong tất cả các tế bào.

Có vai trò quan trọng là vậy nhưng cơ thể lại không thể tự tổng hợp được kẽm mà cần phải bổ sung từ bên ngoài, qua thực phẩm ăn uống mỗi ngày hoặc qua các sản phẩm bổ sung có chứa kẽm.

Thiếu kẽm là khi cơ thể không có đủ lượng kẽm cần thiết cho các cơ quan hoạt động thường ngày. Lâu dầu sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.

Thiếu kẽm sẽ bị gì?

Cơ thể thiếu kẽm có thể xuất hiện những dấu hiệu và triệu chứng như dưới đây:

1. Thường xuyên bị cảm lạnh, cúm

Thiếu kẽm có liên quan đến suy giảm hệ thống miễn dịch. Hệ miễn dịch suy giảm khiến cơ thể khó chống lại các tác nhân bên ngoài, nên dễ virus xâm nhập gây cảm lạnh, cúm. Do vậy, thường xuyên bị cảm lạnh, cúm có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu kẽm.

Có bằng chứng cho thấy, bổ sung kẽm trong vòng 24 giờ sau khi bị cảm lạnh sẽ rút ngắn thời gian hồi phục.

thiếu kẽm sẽ bị gì
Thường xuyên bị cảm lạnh, cúm là dấu hiệu của thiếu kẽm

2. Mờ mắt, hay nheo mắt

Nhìn mờ có thể là dấu hiệu thiếu kẽm. Thiếu kẽm làm thay đổi thị lực, thậm chí gây ra những vấn đề trên võng mạc.

3. Giảm cân

Thiếu kẽm thì sao? Giảm cân chính là câu trả lời ít người ngờ đến nhất. Vì thiếu kẽm gây chán ăn, ăn không ngon nên dẫn đến giảm cân.

4. Rụng tóc

Rụng tóc không rõ nguyên nhân là một triệu chứng phổ biến của tình trạng thiếu kẽm. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều kẽm cũng có thể gây hại cho tóc.

5. Vết thương trên da lâu lành

Kẽm cũng giúp cho làn da khỏe mạnh và quá trình đông máu diễn ra bình thường. Thiếu kẽm sẽ khiến vết thương lâu lành hơn bình thường, xuất hiện mụn trứng cá.

6. Tiêu chảy

Đi ngoài nhiều lần là dấu hiệu điển hình của “thiếu kẽm bị bệnh gì?”. Các nghiên cứu về trẻ em suy dinh dưỡng ở Ấn Độ, Châu Phi, Nam Mỹ và Đông Nam Á đã chỉ ra rằng việc bổ sung kẽm có thể rút ngắn quá trình nhiễm trùng gây tiêu chảy.

7. Giảm vị giác, khứu giác

Sự suy giảm về khứu giác và vị giác có thể là một triệu chứng của thiếu kẽm. Điều này là do một trong những enzyme cần thiết để phát hiện vị và mùi phụ thuộc vào kẽm. Giảm vị khác và khứu giác cũng sẽ dẫn đến chán ăn, không muốn ăn và giảm cân là hệ quả tất yếu.

thiếu kẽm sẽ bị gì
Giảm vị giác và khứu giác dẫn đến không muốn ăn

8. Trẻ em chậm phát triển

Phụ nữ mang thai thường được kê đơn bổ sung kẽm vì kẽm hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển bình thường của thai nhi. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra, trẻ nhỏ bị thiếu kẽm có thể không tăng trưởng hoặc chậm phát triển.

9. Lú lẫn, thiếu tỉnh táo

Một nghiên cứu của trường Đại học Toronto (Canada) cho thấy kẽm có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cách các tế bào thần kinh giao tiếp. Thiếu kẽm có thể dẫn đến lú lẫn, giảm khả năng ghi nhớ. Bởi vì kẽm rất quan trọng đối với chức năng nhận thức, bổ sung kẽm cũng đã cải thiện các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý.

10. Giảm chức năng tình dục

Thanh thiếu niên và nam giới bị thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng tình dục.

Những dấu hiệu trên cũng là triệu chứng của rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nên rất khó để nhận biết cơ thể có đang bị thiếu kẽm hay không. Nếu thấy xuất hiện nhiều triệu chứng đồng thời và các triệu chứng ngày càng tăng nặng, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Chẩn đoán thiếu kẽm được tiến hành như thế nào?

Kẽm được phân phối ở dạng vi lượng giữa các tế bào trong cơ thể, nên rất khó phát hiện tình trạng thiếu kẽm thông qua xét nghiệm máu đơn giản.

Nếu bác sĩ nghi ngờ thiếu kẽm, họ sẽ đề nghị xét nghiệm huyết tương để biết chính xác. Một số xét nghiệm khác cũng được chỉ định như xét nghiệm nước tiểu, phân tích sợi tóc để đo hàm lượng kẽm.

Các xét nghiệm bổ sung được chỉ định để tìm ra nguyên nhân thực sự xem liệu có phải là do thiếu kẽm hay vấn đề sức khỏe nào khác gây ra hay không.

thiếu kẽm sẽ bị gì
Có thể cần phải làm nhiều xét nghiệm để chẩn đoán thiếu kẽm

Lượng kẽm cần bổ sung là bao nhiêu?

Nhiều người đã biết “thiếu kẽm bị gì” và vai trò của kẽm với sức khỏe, nhưng cần bổ sung kẽm bao nhiêu và bằng cách nào thì lại không hiểu rõ.

Lượng kẽm cần bổ sung mỗi ngày tùy thuộc vào độ tuổi. Lượng khuyến nghị trung bình hàng ngày cho các độ tuổi khác nhau được liệt kê dưới đây tính bằng miligam (mg):

  • Trẻ sơ sinh đến 6 tháng: 2 mg
  • Trẻ 7-12 tháng: 3 mg
  • Trẻ em 1-3 tuổi: 3 mg
  • Trẻ em 4-8 tuổi: 5 mg
  • Trẻ em 9-13 tuổi: 8 mg
  • Thanh thiếu niên 14-18 tuổi (bé trai): 11 mg
  • Thanh thiếu niên 14-18 tuổi (bé gái): 9 mg
  • Nam giới: 11 mg
  • Phụ nữ: 8 mg
  • Phụ nữ mang thai: 11-12 mg
  • Phụ nữ đang cho con bú: 12-13 mg

Bổ sung kẽm quá nhiều có hại không?

Bổ sung quá nhiều dưỡng chất gì cũng không tốt, kể cả kẽm. Các dấu hiệu bổ sung quá nhiều kẽm là: buồn nôn, nôn, chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy và đau đầu.

Bổ sung quá nhiều kẽm trong thời gian dài có thể gặp một số vấn đề như: lượng đồng giảm, khả năng miễn dịch suy giảm, mức cholesterol HDL (cholesterol “tốt”) thấp.

Giới hạn kẽm hàng ngày (bao gồm cả kẽm từ thực phẩm, đồ uống và thực phẩm bổ sung) được liệt kê dưới đây:

  • Trẻ sơ sinh đến 6 tháng: 4 mg
  • Trẻ 7-12 tháng: 5 mg
  • Trẻ 1-3 tuổi: 7 mg
  • Trẻ 4-8 tuổi: 12 mg
  • Trẻ 9-13 tuổi: 23 mg
  • Thanh thiếu niên 14-18 tuổi: 34 mg
  • Người lớn: 40 mg

Lưu ý là giới hạn này không áp dụng với những người đang bổ sung kẽm vì lý do sức khỏe theo chỉ định của bác sĩ.

Nên bổ sung kẽm bằng cách nào?

Có thể bổ sung kẽm qua thực phẩm ăn uống mỗi ngày hoặc thực phẩm bổ sung.

Bổ sung qua thực phẩm

thiếu kẽm sẽ bị gì
Có thể bổ sung kẽm qua thực phẩm

Một số thực phẩm dưới đây rất giàu kẽm. Bạn nên lưu ý để bổ sung vào thực đơn của mình và gia đình, để phòng ngừa thiếu kẽm.

  • Thịt đỏ: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn…
  • Động vật có vỏ: hàu, cua, hến…
  • Đậu: đậu xanh, đậu lăng…
  • Các loại hạt: hạt bí, hạt vừng, hạt lanh, lạc, hạt điều, hạnh nhân, hạt thông…
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai
  • Một số loại rau củ: khoai tây, cải xoăn…
  • Trứng
  • Socola đen

Cách tốt nhất để bổ sung kẽm qua thực phẩm là có chế độ ăn đa dạng với nhiều thực phẩm giàu kẽm. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khiến cơ thể khó hoặc không thể hấp thụ hết lượng kẽm có trong thực phẩm ăn uống mỗi ngày. Do vậy, với các nhóm đối tượng dễ bị thiếu kẽm và cần bổ sung lượng kẽm cao, thì có thể tham khảo bổ sung qua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (hay còn gọi là thực phẩm chức năng).

Bổ sung qua thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Hiện nay có nhiều loại sản phẩm bổ sung kẽm riêng biệt (chỉ chứa kẽm) hoặc kèm với một số loại vitamin và khoáng chất khác (multivitamin). Bạn nên dựa vào nhu cầu và mục đích để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp.

Nếu muốn tăng hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, tăng khả năng tăng trưởng và phát triển, có thể tham khảo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung kẽm dạng kẽm gluconate - kẽm gluconate là một loại hợp chất của kẽm dễ hấp thụ trong cơ thể người.

Nên lưu ý lựa chọn sản phẩm của các công ty dược uy tín để đảm bảo chất lượng cũng như tính hiệu quả cao.

ZINC GLUCONATE NHẤT NHẤT

thiếu kẽm sẽ bị gì- Bổ sung Kẽm

- Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng

Sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

Vân Anh
Theo Giáo dục & Thời đại