Bổ sung kẽm cho cơ thể để phát triển và duy trì sức khỏe
Bổ sung kẽm đúng cách không hề đơn giản. Bởi, trước khi bổ sung cần hiểu rõ kẽm có vai trò gì, dấu hiệu nào cho thấy cơ thể đang bị thiếu kẽm và bổ sung bằng cách nào vừa an toán vừa hiệu quả cao.
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng không thể thiếu trong sự tăng trưởng, phát triển của cơ thể con người. Bởi kẽm là thành phần thiết yếu của nhiều loại protein, tham gia hình thành các tổ chức, tế bào máu, tái tạo cấu trúc tim, tế bào gốc, phát triển hệ cơ xương, tái tạo tế bào thần kinh võng mạc, tế bào mỡ… Bên cạnh đó nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hệ miễn dịch, giúp vết thương nhanh lành hơn.
Thiếu kẽm có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, cụ thể:
Thiếu kẽm khiến vết thương khó lành hơn
Để nhận biết cơ thể có đang thiếu kẽm hay không, bạn có thể quan sát một số dấu hiệu sau:
Đặc biệt là nhóm người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em, người ăn chay, người bị rối loạn tiêu hóa và mắc các bệnh lý về đường ruột, người ốm yếu, tàn tật cần chú ý kỹ các dấu hiệu trên để bổ sung kẽm cho kịp thời.
Chán ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo thiếu kẽm
Dù có vai trò quan trọng với cơ thể, nhưng kẽm không được dự trữ sẵn trong cơ thể mà phải bổ sung hàng ngày. Chỉ cần vài ngày không được bổ sung kẽm, cơ thể sẽ hết kẽm nhanh chóng.
Để bổ sung kẽm cho cơ thể đúng và đủ, các chuyên gia khuyến nghị bạn nên bổ sung kẽm hàng ngày qua các phương pháp sau:
Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm
Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, hàu, sò, thịt bò, thịt lợn, cá, gan, lòng đỏ trứng gà hoặc các loại ngũ cốc, đậu,…
Tuy nhiên, các loại thực phẩm chứa kẽm, nhất là các loại thịt đỏ, các loại hải sản thường chứa hàm lượng chất béo cao, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu nên cần có chế độ ăn hợp lý.
Nên hạn chế rượu và cà phê vì những thức uống này khiến kẽm bị bài tiết nhanh qua đường nước tiểu.
Không nấu thức ăn quá nhừ vì có thể làm giảm đi một nửa hàm lượng kẽm có trong thực phẩm.
Có thể bổ sung kẽm bằng các loại viên uống chứa muối kẽm gluconat, bởi đây là loại kẽm có độ hoà tan tốt nhất, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu đủ lượng kẽm cần thiết.
Có thể cải thiện khả năng hấp thụ kẽm tốt hơn nhờ sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B6, C và photpho. Nếu có sử dụng sắt thì nên dùng kẽm trước, dùng sắt sau vì sắt cản trở sự hấp thụ của kẽm.
Những đối tượng dễ bị thiếu kẽm như trẻ nhỏ, thanh thiếu niên đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, bà bầu, người cao tuổi nếu có dấu hiệu thiếu kẽm thì cần tham khảo bổ sung từ các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Nếu thiếu kẽm là do vấn đề bệnh lý thì cần đến cơ sở y tế thăm khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bổ sung kẽm bằng viên uống chứa kẽm gluconate
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại viên uống có thành phần muối kẽm gluconat, vì vậy, bạn nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất tại các công ty dược phẩm uy tín, nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP-WHO.
Nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén để dễ dàng sử dụng, nhằm bổ sung kẽm cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp như hiện nay.
Để thuận tiện và dễ dàng, có thể sử dụng sản phẩm chứa kẽm gluconate 52,5mg, tương đương với 7,5 mg kẽm. Để bổ sung kẽm đúng và đủ hàm lượng, các chuyên gia dựa theo nhu cầu sử dụng của từng nhóm đối tượng và chia ra cách dùng như sau:
ZINC GLUCONATE NHẤT NHẤTCông dụng: Bổ sung kẽm cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa. Sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất |