Cách phòng ngừa viêm hô hấp trên ở trẻ nhỏ
MỤC LỤC
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ là gì?
Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ
Triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ
Cách chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp trên tại nhà
Biện pháp phòng ngừa viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ là gì?
Viêm hô hấp trên là một nhóm các bệnh lý viêm nhiễm ảnh hưởng đến các bộ phận hô hấp trên như mũi, họng, amidan và thanh quản.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Trẻ có thể gặp phải các bệnh viêm đường hô hấp nhiều lần trong năm, đặc biệt là vào thời điểm mùa đông xuân hoặc khi
thời tiết thay đổi.
Các bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ có thể bị tổn thương đường hô hấp bởi rất nhiều nguyên nhân trong đó phổ biến nhất là:
• Virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm hô hấp trên ở trẻ nhỏ. Các virus như rhinovirus, adenovirus, influenza (cúm), parainfluenza và RSV là những chủng phổ biến nhất.
• Vi khuẩn: một số vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae cũng có thể gây ra viêm hô hấp trên, đặc biệt là viêm họng hoặc viêm amidan.
• Yếu tố môi trường: Thời tiết lạnh, không khí ô nhiễm, hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
• Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện: Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, vì vậy rất dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp.
Triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ
Các triệu chứng của viêm hô hấp trên ở trẻ nhỏ có thể thay đổi tùy theo nguyên nhân và mức độ của bệnh, nhưng thường bao gồm:
• Sốt: Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
• Ho: Ho là triệu chứng thường gặp nhất, có thể là ho khan, ho có đờm, ho về đêm...
• Sổ mũi, nghẹt mũi: Trẻ có thể bị chảy nước mũi trong, nước mũi đặc, nghẹt mũi gây khó thở.
• Đau họng: Trẻ có thể bị đau rát họng, khó nuốt, quấy khóc.
• Khàn tiếng: Nếu thanh quản bị viêm, trẻ có thể bị khàn tiếng.
• Thở khò khè: Một số trẻ có thể bị thở khò khè, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.
• Biếng ăn, bỏ bú: Trẻ có thể biếng ăn, bỏ bú do khó thở, đau họng.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp trên tại nhà
Viêm hô hấp trên ở trẻ nhỏ đa phần là bệnh lý tự giới hạn, có thể tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc đặc hiệu.
Tuy nhiên, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp để giảm nhẹ triệu chứng và hỗ trợ điều trị cho trẻ như:
Giữ ấm cho trẻ
Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên, cần giữ ấm cơ thể nhưng tránh để trẻ quá nóng. Đảm bảo phòng ngủ thoáng mát, không khí ẩm và nhiệt độ khoảng 25-27°C.
Cho trẻ nghỉ ngơi
Choi trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, không bắt trẻ hoạt động quá mức sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
Điều trị bằng thuốc
Kháng sinh: Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn.
Thuốc kháng virus: Có thể được sử dụng trong một số trường hợp nhất định theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc giảm ho, long đờm: Có thể được sử dụng để giảm ho và giúp long đờm, nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Thuốc thông mũi: Có thể được sử dụng để giảm nghẹt mũi, nhưng cần thận trọng và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
Uống nhiều nước
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước ấm như nước lọc, nước ép trái cây hoặc cháo loãng để giữ ẩm cho cổ họng, làm loãng đờm và giúp trẻ dễ thở.
Ăn nhẹ nhàng và dễ tiêu hóa
Nếu trẻ cảm thấy khó ăn do đau họng hoặc mất cảm giác thèm ăn, hãy cho trẻ ăn các món dễ tiêu hóa như cháo, súp hoặc thức ăn mềm, ấm.
Rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý
Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh mũi giúp làm sạch bụi bẩn và đờm trong mũi, giảm nghẹt mũi và giúp trẻ dễ thở hơn.
Vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên giúp giảm cảm giác ngạt mũi, chảy mũi
Biện pháp phòng ngừa viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ
Việc phòng ngừa viêm hô hấp trên ở trẻ nhỏ là rất quan trọng để giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả bao gồm:
1. Vệ sinh tay thường xuyên
Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với những bề mặt công cộng. Đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và virus gây bệnh.
2. Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ
Tiêm phòng giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh lý đường hô hấp như cúm, phế cầu, ho gà… Cha mẹ cần tuân thủ lịch tiêm chủng để đảm bảo trẻ được bảo vệ tốt nhất.
3. Tránh tiếp xúc với người bệnh
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non yếu, dễ bị lây nhiễm từ những người đang mắc bệnh. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người bị cảm cúm, ho, sổ mũi và nên đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người.
4. Tăng cường sức đề kháng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao miễn dịch cho trẻ. Cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất: protein, vitamin C, vitamin D, kẽm, sắt… để giúp trẻ khỏe mạnh, chống lại tác nhân gây bệnh. Đồng thời, khuyến khích trẻ vận động, tắm nắng hàng ngày để cơ thể hấp thu vitamin D tự nhiên.
5. Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát
Không gian sống cần được vệ sinh thường xuyên, tránh khói thuốc, bụi bẩn và các hóa chất độc hại. Đặc biệt, không nên để trẻ tiếp xúc với điều hòa quá lạnh hoặc không khí ô nhiễm, vì đây là yếu tố dễ gây viêm đường hô hấp.
6. Giữ ấm cơ thể
Cần mặc quần áo phù hợp với thời tiết, giữ ấm cổ, tay, chân cho trẻ khi trời lạnh, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh đột ngột. Khi đi ra ngoài vào sáng sớm hoặc tối muộn, nên đội mũ và quàng khăn để bảo vệ đường hô hấp.
7. Sử dụng dung dịch vệ sinh mũi
Mũi là “cửa ngõ” quan trọng của hệ hô hấp, dễ bị virus và vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy, vệ sinh mũi đúng cách giúp loại bỏ bụi bẩn, chất nhầy và tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp trên.
• Lựa chọn dung dịch phù hợp: Dung dịch vệ sinh mũi chứa nước muối, nước khoáng giàu vi khoáng giúp làm sạch mũi nhẹ nhàng mà không gây kích ứng.
• Tần suất sử dụng: Nên vệ sinh mũi 1-2 lần/ngày, đặc biệt vào thời điểm giao mùa, khi trẻ có dấu hiệu nghẹt mũi, sổ mũi hoặc sau khi đi ra ngoài.
Việc vệ sinh mũi thường xuyên không chỉ giúp làm sạch đường thở mà còn hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp trẻ dễ thở hơn và hạn chế nguy cơ biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang…
Áp dụng các biện pháp trên sẽ giúp phòng ngừa viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh trong những giai đoạn nhạy cảm.
DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO
Thành phần:
Natri clorid, Nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Zn...), Xylitol, Hương liệu, EDTA, Acid citric, Disodium hydrogen phosphate, với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc mũi.
Công dụng:
• Giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, sát khuẩn, kháng viêm, giảm phù nề, giảm kích ứng niêm mạc.
• Giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.
• Giúp làm săn se niêm mạc, giúp mũi thông thoáng hơn.
• Giúp làm ẩm mũi, giảm cảm giác khô rát mũi, họng khi không khí khô, lạnh.
Đối tượng sử dụng:
• Người tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, thay đổi thời tiết, không khí khô lạnh, để ngăn ngừa viêm mũi xoang, nghẹt mũi, sổ mũi, khô rát mũi, họng.
• Người bị nghẹt mũi, sổ mũi, khô rát mũi, họng do viêm mũi xoang cấp, mạn tính, viêm đường hô hấp trên, cảm cúm để giảm các triệu chứng trên.
• Có thể dùng lâu dài, an toàn. Dùng được cho phụ nữ có thai, cho con bú.
Cách dùng:
• Người lớn: Xịt 4-6 lần/ngày vào 2 bên mũi, mỗi bên mũi xịt 2 – 3 lần.
• Trẻ em: Xịt 3-5 lần/ngày vào 2 bên mũi, mỗi bên mũi xịt 1 – 2 lần.
Cách sử dụng:
• Mở nắp bảo vệ, giữ chắc cổ chai giữa ngón cái và ngón giữa, đặt ngón trỏ lên vị trí nhấn.
• Đưa nhẹ nhàng vòi phun vào mũi
• Ấn nhanh đầu phun từ 2 đến 3 lần mỗi bên mũi (đối với người lớn) và từ 1 đến 2 lần (đối với trẻ em).
• Để dung dịch dư kéo chất nhầy chảy ra ngoài và hỉ mũi.
• Lau sạch vòi phun, đậy nắp bảo vệ.
Đóng gói:
Hộp 1 chai x 70 ml
Bảo quản: Ở nhiệt độ thường, tránh nắng mặt trời.
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm.
Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
|