Đường hô hấp trên là cơ quan ngoài cùng tiếp xúc với không khí, bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Chính vì vậy đây là bộ phận dễ chịu sự ảnh hưởng từ mọi điều kiện bất lợi từ môi trường bên ngoài như khói, bụi, lạnh, nóng, các loại vi khuẩn, virus, nấm mốc...
Khi tác nhân này xâm nhập vào sẽ làm xuất hiện các triệu chứng của cảm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa... Các bệnh này gọi chung là viêm đường hô hấp trên.
Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp, có thể tự khỏi nhưng lại hay tái phát với các triệu chứng sau:
- Với trẻ sơ sinh: Triệu chứng chủ yếu là sốt nhẹ (khoảng 38,5oC), ho, có thể chảy mũi hoặc không, khò khè về đêm, quấy khóc, bỏ bú, kém chơi...
Với trẻ nhỏ, sốt nhẹ là biểu hiện thường gặp khi trẻ mắc viêm đường hô hấp trên
- Với trẻ lớn: Triệu chứng thường gặp là chảy mũi hoặc nghẹt mũi, ho, đau họng, khàn tiếng, sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn...
Khi trẻ bị sổ mũi, dịch mũi ban đầu loãng, tự chảy ra ngoài. Sau đó dịch mũi đặc lại và lưu tại mũi sẽ là nơi trú ngụ của các tác nhân gây bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, những triệu chứng đơn giản này có thể dẫn đến viêm phổi.
Triệu chứng của viêm phổi ở trẻ sơ sinh cũng rất sơ sài, có trẻ sốt mà cũng có trẻ không sốt, thậm chí thân nhiệt lại hạ nên nhiều bậc cha mẹ chủ quan, khi đến khám thì con đã bị viêm phổi. Khi thấy các dấu hiệu trẻ biếng ăn, giảm bú, quấy khóc, da xanh, thở không đều, cánh mũi phập phồng, lõm kẽ liên sườn...thì bệnh đã chuyển nặng.
Tùy vào mức độ bệnh nặng của bệnh mà phương pháp chăm sóc và điều trị là khác nhau:
- Mức độ nhẹ: triệu chứng chỉ dừng lại ở ho, sốt nhẹ, sổ mũi (có hoặc không). Lúc này vệ sinh mũi là điều quan trọng nhất. Bên cạnh đó, mẹ có thể cho bé nhấp nước quất hấp đường kính (lấy quả quất vắt bỏ bớt nước, đem hấp cách thủy với đường kính trong 20 phút, chắt lấy nước, thỉnh thoảng cho bé nhấp miệng) hoặc nhấp ít mật ong (cứ 6 giờ/ lần) với trẻ > 1 tuổi.
Xịt mũi có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ
- Mức độ vừa: Với các triệu chứng ho, sốt, thở nhanh (> 50 lần/phút), nghĩa là bé bị viêm phế quản hoặc viêm phổi nhẹ. Trong trường hợp này cần cho bé đến cơ sở y tế để được khám và kê đơn thuốc điều trị phù hợp.
- Mức độ nặng: Với các triệu chứng ho, sốt, thở nhanh, co rút lồng ngực (rút lõm), nghĩa là bé đã bị viêm phổi. Lúc này, bé có thể cần điều trị nội trú.
- Mức độ rất nặng: Với các triệu chứng ho, thở nhanh, rút lõm lồng ngực kèm theo tím tái (tím tái quanh môi, lưỡi), nghĩa là bé đã bị viêm phổi nặng và đã bị biến chứng. Bé cần được đưa đến bệnh viện ngay và điều trị nội trú.
- Môi trường sống: Khi sử dụng điều hòa, cần điều chỉnh ở nhiệt độ khoảng 25 - 26 độ C và nhớ tắt trước khi bé rời khỏi phòng 30 phút để cơ thể bé không bị chênh lệch nhiệt độ quá đột ngột.
- Vệ sinh tay: Vi khuẩn, virus, nấm có thể xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ từ môi trường, vật dụng quanh trẻ khi trẻ chạm tay vào niêm mạc mắt, mũi, miệng. Vì vậy, rửa tay là một trong những biện pháp cần thiết bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân này.
Vệ sinh tay sạch giúp phòng ngừa viêm đường hô hấp trên
- Chăm sóc mũi: Vệ sinh mũi giúp thông thoáng đường thở cho bé, loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm xịt mũi thành phần là nước muối biển có bổ sung khoáng với hàm lượng phù hợp, để dịch rửa mũi tương đồng nhất với niêm mạc bình thường của trẻ. Không nên dùng các loại nước theo truyền miệng như nước ép tỏi để nhỏ vào mũi trẻ bởi tính nóng của tỏi có thể gây bỏng niêm mạc mũi khiến bệnh viêm đường hô hấp trở nên trầm trọng hơn.
|