Thứ sáu, 22/11/2024 | 05:12
RSS

Giải đáp thắc mắc: Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?

Thứ sáu, 15/03/2024, 19:49 (GMT+7)

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng viêm mũi, có thể khiến bệnh nặng hơn. Do đó, viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâm cần được tư vấn.

Tìm hiểu viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì

MỤC LỤC:
Viêm mũi dị ứng là gì?
Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đối với bệnh viêm mũi dị ứng
Bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?
Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì?
Một số mẹo nhỏ giúp cải thiện viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như: Khói, bụi, lông tơ, thời tiết độ ẩm, nhiệt độ, áp suất không khí.

Ở người bình thường, hệ thống miễn dịch có vai trò chống lại những tác nhân gây hại cho cơ thể như vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng, hệ thống miễn dịch lại phản ứng quá mức đối với một số tác nhân.

Vì vậy gây ra phản ứng viêm và kích thích, gọi là phản ứng dị ứng ở lớp niêm mạc phủ trên bề mặt mũi, mắt và các xoang.

Người bị viêm mũi dị ứng nhạy cảm ngay cả với các tác nhân thông thường

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đối với bệnh viêm mũi dị ứng

Thực phẩm có ảnh hưởng nhất định đến tình trạng viêm mũi dị ứng. Chúng có thể là tác nhân gây bệnh, hoặc yếu tố làm giảm hiệu quả điều trị nhưng cũng có thể là yếu tố hỗ trợ giúp tình trạng bệnh cải thiện tốt hơn.

Vì thế khi điều trị viêm mũi dị ứng, người bệnh cần kết hợp với dinh dưỡng phù hợp để tăng cường sức khỏe đẩy lùi triệu chứng bệnh.

Tránh xa các thực phẩm dễ gây kích thích sẽ giúp giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng, cùng với đó là các thực phẩm làm giảm tác dụng của thuốc điều trị cũng cần tránh.

Thay vào đó, các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên có chế độ ăn khoa học, bổ sung nhiều thực phẩm tốt tăng cường miễn dịch, giảm phản ứng miễn dịch quá miễn.

Bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì luôn là điều nhiều người quan tâm

Bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?

Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng

Người bệnh viêm mũi dị ứng nên hạn chế ăn lê, dưa hấu hay các loại hạt vì chúng có thể gây ngứa ở họng hoặc quanh miệng, kích thích bệnh viêm mũi dị ứng phát tác.

Nhộng tằm, nấm, côn trùng, đào, lạc hay cần tây... cũng là tác nhân dễ gây dị ứng nên bệnh nhân cần tránh ăn các loại thực phẩm này nếu không muốn bệnh viêm mũi dị ứng trở nên trầm trọng hơn.

Thức ăn cay nóng

Các loại gia vị cay nóng như tiêu, ớt... là các tác nhân dễ gây kích thích, nên những người có cơ địa dị ứng như viêm mũi dị ứng thường có các phản xạ tự nhiên như hắt hơi, ngứa mũi, tăng tiết dịch nhầy xoang mũi...

Ngoài ra, thực phẩm cay nóng cũng làm tăng tình trạng trào ngược acid dạ dày ảnh hưởng xấu tới thực quản và hệ hô hấp.

Người bị viêm mũi dị ứng nên tránh ăn gia vị cay nóng

Thực phẩm có tính hàn

Ngoài thức ăn cay nóng thì các thực phẩm có tính hàn, đặc biệt là hải sản (tôm, cua, mực, ốc…) có thể làm tăng phản ứng dị ứng.

Thịt mỡ cũng có tác dụng xấu với cổ họng, ngoài ra thịt gà được chứng minh làm tăng tình trạng dị ứng.

Đồ ăn chứa nhiều chất phụ gia thực phẩm

Triệu chứng viêm mũi dị ứng sẽ khó kiểm soát hơn nếu sử dụng nhiều thực phẩm chứa chất phụ gia nhân tạo như: chất tạo màu, hương liệu… Vì thế, người bệnh nên tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều phẩm màu, phụ gia thực phẩm.

Bia và rượu

Đồ uống có cồn như bia, rượu chứa sulfit có khả năng kích hoạt một loạt các phản ứng dị ứng bao gồm viêm mũi, ngứa, sưng mặt, nhức đầu, ho và hen suyễn.

Thực tế, bia rượu còn làm giảm tác dụng của các loại thuốc chống dị ứng bạn đang sử dụng, thậm chí có thể gây ra hiện tượng chóng mặt nhẹ và cảm giác buồn ngủ, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Trên đây là phần giải đáp bị viêm mũi dị ứng không nên ăn gì, người bệnh cũng nên tham khảo thêm một số thực phẩm nên ăn, để cân đối chế độ dinh dưỡng của mình.

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì?

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống oxy hóa và tăng khả năng kháng viêm. Vì vậy, cung cấp đủ vitamin C sẽ giúp tình trạng viêm mũi dị ứng được cải thiện tốt hơn.

Bạn có thể chủ động bổ sung vitamin C thông qua cà chua, súp lơ xanh, kiwi, ớt chuôn,... Đặc biệt là các loại trái cây có múi như cam, chanh, bưởi, quýt...

Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng giúp cải thiện viêm mũi dị ứng

Thực phẩm giàu Omega-3

Omega-3 được chứng minh có tác dụng rất tốt trong ngăn ngừa phản ứng dị ứng, giảm viêm sưng niêm mạc xoang.

Các thực phẩm giàu chất béo Omega-3 nên bổ sung là cá hồi, cá nục, cá mòi...

Thực phẩm, gia vị có tính ấm

Nếu như các gia vị cay nóng gây kích ứng đường hô hấp, thì các gia vị có tính ấm như tỏi, gừng, hành lại rất tốt với người bị viêm mũi dị ứng. Do những gia vị này chứa chất kháng sinh tự nhiên, giúp tăng cường miễn dịch, giảm viêm mũi.

Một số mẹo nhỏ giúp cải thiện viêm mũi dị ứng

Tránh các tác nhân gây dị ứng

Cách tốt nhất để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng chính là tránh các tác nhân gây dị ứng. Bạn nên ghi lại chi tiết các triệu chứng và các tác nhân nghi ngờ, để hạn chế hoặc tránh cho những lần sau.

Xông mặt

Việc xông mặt bằng nước ấm có tác dụng cấp ẩm cho niêm mạc mũi, đồng thời làm loãng dịch nhầy trong mũi xoang, cải thiện triệu chứng nghẹt mũi nên sẽ giúp người bị viêm mũi dị ứng cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng phương pháp này đối với trẻ nhỏ.

Rửa mũi, xịt mũi

Nghẹt mũi là triệu chứng phổ biến và gây khó chịu nhất với người bị viêm mũi dị ứng. Để giảm nghẹt mũi, bạn nên xịt mũi, rửa mũi thường xuyên để loại bỏ dịch nhầy tích tụ trong mũi gây tắc nghẽn.

Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% hoặc các loại dung dịch vệ sinh mũi có bán tại các hiệu thuốc để đảm bảo hiệu quả, tránh tự pha nước muối vì rất dễ pha sai nồng độ.

Hiện tại, có rất nhiều sản phẩm dung dịch vệ sinh mũi được bổ sung thêm các vi khoáng có tác dụng phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc mũi (ví dụ: Dung dịch vệ sinh mũi Zenko).

Dung dịch vệ sinh mũi có sản phẩm dành riêng cho trẻ em và người lớn. Người bị viêm mũi dị ứng có thể tham khảo sử dụng.

DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO

• Giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, giúp sát khuẩn, giúp kháng viêm, giảm phù nề, giảm kích ứng niêm mạc.
• Giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.
• Giúp làm săn se niêm mạc, giúp mũi thông thoáng hơn.
• Giúp làm ẩm mũi, giảm cảm giác khô rát mũi, họng khi không khí khô lạnh.

 

DS Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại