Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm kích ứng dị ứng xảy ra trong trường hợp niêm mạc mũi xoang trực tiếp tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên (khói bụi, lông động vật, phấn, bụi từ ga giường, gối…). Theo thống kê từ Học viện Hen suyễn, Dị ứng và Miễn dịch của Hoa Kỳ (ACAAI) thì có khoảng ⅓ dân số thế giới mắc phải tình trạng viêm mũi dị ứng.
Người mắc bệnh viêm mũi dị ứng thường có các biểu hiện: Chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi, ngạt mũi, có thể gặp phải tình trạng sốt nhẹ đến vừa.
Ngoài ra, người bệnh thường có một số triệu chứng khác như: Người mệt mỏi, ho, đau họng, đau đầu thường xuyên, nhức mỏi mắt, quầng thâm mắt, chảy nước mắt.
Tỏi là một trong những nguyên liệu tự nhiên đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Trong tỏi có chứa nhiều thành phần dưỡng chất như: vitamin E, vitamin C, B1, magie, sắt… có thể cải thiện được nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng.
Một số tác dụng của tỏi đối với bệnh viêm mũi dị ứng như sau:
Có thể thấy được rằng, tỏi có rất nhiều công dụng cho người viêm mũi dị ứng. Vì vậy, bạn cũng có thể tham khảo một số biện pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi như sau:
Ản tỏi sống là biện pháp hiệu quả giúp cơ thể hấp thu tối đa các dưỡng chất, giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả. Tuy nhiên, tỏi sống là loại thực phẩm dễ gây hôi miệng và có mùi hăng. Do vậy, người bệnh chỉ nên ăn 1-2 tép tỏi sống mỗi ngày.
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên có thể dùng cho người mắc viêm mũi dị ứng, trong mật ong có chứa nhiều chất có tính kháng khuẩn cao giúp khắc phục nguyên nhân gây dị ứng mũi. Ngoài ra, mật ong còn có thể bổ sung độ ẩm cần thiết cho lớp niêm mạc mũi.
Dùng đồng thời cả mật ong và tỏi có thể đem lại tác dụng vượt trội trong việc cải thiện triệu chứng cho người viêm mũi dị ứng.
Cách dùng mật ong kết hợp cùng với tỏi để cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng như sau:
Ngoài việc dùng tỏi theo đường ăn uống để khắc phục tình trạng viêm mũi dị ứng, bạn có thể dùng nước cốt từ tỏi để giải quyết triệu chứng bệnh.
Các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm có trong nước tỏi có thể thẩm thấu trực tiếp vào niêm mạc mũi xoang, giúp khơi thông đường thở, ngăn tiết dịch nhầy mũi và ngăn bệnh tiến triển.
Chú ý rằng, việc sử dụng nước cốt tỏi quá đậm đặc có thể gây ra nhiều tổn thương niêm mạc mũi xoang, làm giảm hiệu quả điều trị. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho khu vực mũi xoang, bạn cần thực hiện theo các bước như sau:
Không nên sử dụng biện pháp này cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ vì có thể gây ra bỏng rát niêm mạc mũi xoang, hoặc những tổn thương nguy hiểm khác.
Dầu mè là nguồn cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, các loại vitamin (vitamin E, vitamin B) giúp ức chế hoạt động của gốc tự do gây kích ứng niêm mạc mũi và làm tăng nguy cơ gây ra viêm mũi dị ứng.
Ngoài ra, đây cũng là nguyên liệu có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn và chống viêm giúp thúc đẩy quá trình phục hồi bệnh và giải quyết nguyên nhân gây bệnh.
Sự kết hợp tỏi và dầu mè giúp tăng khả năng cải thiện triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng, tăng hiệu quả chữa lành tổn thương niêm mạc mũi xoang.
Cách kết hợp tỏi và dầu mè đen trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng như sau:
Xông hơi tỏi là một trong những biện pháp chữa viêm mũi dị ứng vô cùng hiệu nghiệm, giúp cho các mao mạch ở mũi được giãn nở, tăng cường tuần hoàn máu lưu thông đến niêm mạc mũi. Từ đó, giảm tiết dịch nhầy ở mũi, thông tắc mũi và giảm ngay triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Dưới đây là hướng dẫn xông hơi tỏi chữa viêm mũi dị ứng như sau:
Nguyên liệu:
Trường hợp viêm mũi dị ứng nghiêm trọng, nên áp dụng biện pháp này thường xuyên và liên tục, ít nhất 1 lần/tuần.
Thêm một biện pháp khác chữa viêm mũi dị ứng đó là dùng rượu ngâm với tỏi, giúp kháng viêm mạnh mẽ và giảm triệu chứng viêm sổ mũi.
Cách ngâm tỏi cùng với rượu được thực hiện như sau:
Mỗi ngày uống rượu tỏi khoảng 2 lần, mỗi lần uống khoảng 10-15ml. Ngoài ra, bạn có thể dùng rượu tỏi để nhỏ vào mũi hàng ngày, mỗi ngày sử dụng khoảng 2-3 lần.
Thêm một biện pháp khác có thể chữa viêm mũi dị ứng đó là sử dụng tỏi để chế biến món ăn. Phương pháp này có tác dụng ngăn ngừa biến chứng viêm mũi dị ứng, giảm viêm mũi và tăng khả năng hồi phục tổn thương viêm mũi dị ứng.
Một số món ăn được chế biến từ tỏi mà bạn có thể tham khảo: Tôm tươi hấp tỏi, tôm rim tỏi, cánh gà nướng bơ tỏi, chân gà chiên mắm tỏi…
Để giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi là biện pháp rất đơn giản và có thể đem tới một số tác dụng nhất định cho người bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng phương pháp này thì người bệnh nên lưu ý một số điều đã nêu ở trên để có được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Mong rằng bạn sẽ sớm khỏi viêm mũi dị ứng.