Thứ tư, 08/05/2024 | 00:24
RSS

Mẹ bầu bị viêm xoang, thai nhi liệu có an toàn?

Thứ ba, 07/11/2023, 06:31 (GMT+7)

Thời gian mang bầu bị viêm xoang thực sự đem lại khá nhiều vấn đề cho người mẹ. Các triệu chứng khó chịu khiến người mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, ì ạch, khó chịu, dễ cáu gắt, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi.

I. Nguyên nhân bị viêm xoang khi mang thai

Viêm mũi xoang là tình trạng dịch mũi đặc quánh, tích tụ trong các hốc xoang không thoát được ra ngoài. Dịch nhầy ngày càng tích tụ, cản trở quá trình lưu thông không khí quá mũi, tạo áp lực lên các khu vực bên cạnh gây đau đầu, nhức mắt, mặt… 

Ở những người cơ địa xoang, viêm xoang có thể bùng phát bất cứ lúc nào khi gặp các yếu tố nguy cơ hoặc điều kiện thích hợp. Trường hợp này không giới hạn tuổi tác, giới tính, điều kiện sinh sống… 

Vì vậy trong quá trình mang thai, nếu người mẹ đột ngột bùng phát viêm mũi xoang thì có thể do các yếu tố nguy cơ sau: 

  • Hệ miễn dịch kém: Khi mang thai, hệ miễn dịch trở nên yếu hơn, cơ thể dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus nhiều hơn. 
  • Hệ nội tiết thai kỳ: 2 hormone quan trọng là progesterone và estrogen có thể khiến tình trạng mũi xoang trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này là do 2 loại hormone này có chức năng tăng cường lưu thông máu trong mạch và màng, tạo điều kiện khiếp lớp niêm mạc sưng hơn, gia tăng sự tắc nghẽn và khiến dịch mũi chảy ngược về sau. 
  • Nhiễm lạnh và cảm cúm cũng là yếu tố nguy cơ khiến viêm xoang bùng phát.
  • Chấn thương vùng mũi: Các chấn thương có thể gặp phải ở vùng mũi là tác nhân dẫn đến các phản ứng viêm ở mũi xoang. 
  • Viêm mũi dị ứng: Bệnh viêm mũi dị ứng không được kiểm soát sớm lâu dần có thể biến chứng thành viêm mũi xoang. 

bầu bị viêm xoang

II. Triệu chứng bà bầu bị viêm xoang

Các triệu chứng của bệnh viêm xoang rất dễ nhầm lẫn với viêm mũi thông thường, hay các biểu hiện cảm cúm nên nhiều bà bầu thường không phát hiện mình bị xoang. Lâu dần bệnh chuyển biến xấu, gây ra các triệu chứng nặng và rõ rệt hơn. 

Vì vậy hãy chủ động thận trọng khi có các dấu hiệu bất thường sau: 

  • Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi liên miên. 
  • Dịch mũi tiết nhiều hơn, đặc quánh có màu xanh hoặc vàng. 
  • Dịch mũi có mùi hôi nhẹ, lâu lâu khó ngửi. 
  • Kèm theo đó là cơ thể thấy sốt nhẹ, ngược lại với các triệu chứng cảm cúm thông thường là sốt xong với nghẹt mũi. 
  • Cảm thấy đau nhức vùng đỉnh đầu, thái dương, nhức mắt, thấy nặng toàn mặt. 

Và để nhận biết rõ rệt hơn, bạn có thể căn cứ vào triệu chứng của từng loại viêm xoang: 

  • Viêm xoang hàm: Đau nhức răng hoặc thấy nhức vùng chân răng. 
  • Viêm xoang sàng trước: Hốc mắt đau, đau nhức vùng thái dương. 
  • Viêm xoang sàng sau, viêm xoang bướm: Cơn đau lại xuất hiện ở gáy, chảy dịch mũi nhiều. 
Mẹ bầu bị viêm xoang cần cẩn trọng nếu có các dấu hiệu bất thường

III. Mẹ bị viêm xoang có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Chuyên gia khuyên mẹ không cần quá lo lắng khi các nhiễm trùng từ viêm xoang không thể gây ảnh hưởng đến bé. Vì lúc này bé được bảo vệ bới nhau thai - nơi sàng lọc hầu hết các độc tố gây bệnh. 

Tuy nhiên các triệu chứng viêm xoang lại tác động không mấy tích cực đến quá trình thai nghén mẹ bầu. Cụ thể: 

  • Các triệu chứng như đau đầu, nặng nhức mặt, mệt mỏi… khiến tình thần cùng thể chất mẹ suy giảm, lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi yếu ớt. 
  • Viêm xoang còn khiến mẹ bầu thấy chóng mặt, quay cuồng… là tác nhân khiến mẹ bầu có nguy cơ té ngã. 
  • Ngoài ra phải kể đến tình trạng hắt hơi liên tục, ho nếu dịch tiết viêm nhiễm chảy xuống họng. Cơn ho cùng tần suất dày đặc khiên cơn gò ở tử cung bị kích thích và co bóp mạnh, trong trường hợp không mong muốn có thể khiến sinh non. 
  • Đặc biệt, dịch đặc trong hốc xoang khiến mũi tắc nghẹt, làm giảm oxy trong qúa trình ngủ khiến lượng oxy cung cấp đến thai nhi giảm sút đáng kể. Lúc này người mẹ rất dễ gặp các vấn đề như tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật hay thai nhi chậm lớn ngay khi trong tử cung. 

Trong trường hợp các triệu chứng của viêm xoang nặng thêm, khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và phải nhờ đến thuốc. Cần đến bác sĩ chuyên khoa để nhận tư vấn, bởi các nhóm thuốc điều trị viêm xoang thường đi kèm tác dụng phụ rất lớn. Cẩn trọng trong quá trình sử dụng là điều bất kỳ phụ nữ mang thai nào cũng phải biết. 

IV. Cách điều trị viêm xoang cho bà bầu

1. Đông y chữa viêm xoang cho bà bầu

Để phòng tránh tối đa tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi thì Đông y đang là lựa chọn hàng đầu trị viêm xoang. Các bài thuốc Đông y lành tính trị viêm xoang, tác dụng đúng căn nguyên mang lại hiệu quả bền vững - Là giải pháp toàn diện đối với các bệnh mạn tính.

Tuy nhiên thị trường Đông y hiện nay đang tràn lan các sản phẩm kém chất lượng, hiệu quả mờ nhạt, mạo danh Đông y gia truyền, cộng thêm cách sử dụng phức tạp khiến mọi người dần có thái độ bỏ qua khi nhắc đến. 

Mặc dù vậy nhưng hiện nay, mọi người bắt đầu chuộng sử dụng lại Đông y, nhưng là Đông y thế hệ 2. Với dược tính mạnh hơn, độ lành tính được chắt lọc cao hơn, bào chế theo Quốc bảo Ngự y mật phương trăm năm đem đến tác dụng thực sự, đã giúp rất nhiều trường hợp thoát khỏi nỗi khổ, nỗi ám ảnh do viêm xoang gây ra. 

Viên xoang Ngự y mật phương cho mẹ bầu bị viêm xoang

Mặc dù là Đông y lành tính, nhưng tác dụng mà Viên xoang Ngự y mật phương đem lại lại rõ rệt nhanh chóng. Các triệu chứng được cắt nhanh trong vài ngày sử dụng giúp bà bầu thoát khỏi các cơn đau đầu, nghẹt cứng mũi, nặng nhức mặt… 

Bên cạnh đó, nhờ tác động vào đúng căn nguyên - Thay đổi cơ địa viêm xoang, mà đưa lại hiệu quả bền vững trên cơ thể. Đúng liệu trình sử dụng, bà bầu thấy rõ được tần suất tái phát cũng như mức độ tái bệnh giảm đáng kể, thậm chí rất nhiều bà bầu còn nói rằng họ không thấy tái xoang trong nhiều năm. 

Chú ý: Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để có liệu trình điều trị viêm xoang, liều lượng sử dụng hợp lý; Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng được khuyên không nên sử dụng sản phẩm.

2. Điều trị bà bầu bị viêm xoang theo Tây y 

Sử dụng thuốc trong quá trình mang thai luôn được các chuyên gia khuyến cáo cần hạn chế, nhất là giai đoạn thai kỳ chưa ổn định. 

Tuy nhiên trong một vài trường hợp cần thiết, bác sĩ vẫn sẽ kê cho bạn các thuốc ít tác dụng phụ và dưới sự theo dõi nghiêm ngặt. 

Một số loại thuốc có thể được kê để điều trị viêm xoang cấp tính là: 

  • Kháng sinh: Cefprozil, amoxicillin. 
  • Giảm đau: acetaminophen. 
  • Thuốc xịt mũi: Avamys, otrivin 0.05 - 1%...
  • Thuốc chống dị ứng: Loratadin, chlorpheniramine…
  • Thuốc chứa steroid.

Ngoài ra, tây y còn được sử dụng để kê thêm các nhóm long đờm, giảm ho, giảm đau nhức đầu, nhức mắt.

3. Điều trị theo phương pháp dân gian

Trong quá trình sử dụng Đông y hoặc Tây y, bà bầu cần kết hợp các thao tác hỗ trợ dưới đấy để đẩy nhanh hiệu quả trị bệnh cũng như phòng ngừa bệnh lâu dài:

  • Vệ sinh mũi bằng dung dịch muối sinh lý, loại bỏ vi khuẩn cũng như ổ viêm nhiễm, đào thải dịch nhầy đặc quánh ra ngoài. 
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm, đặc biệt là trong môi trường điều hoà để giữ độ ẩm cho mũi, hạn chế dịch nhầy cô đặc. 
  • Kê cao gối khi ngủ giúp hạn chế dịch tiết tích tụ ở các hốc xoang, cải thiện đường thở. 
  • Xông mũi làm loãng dịch nhầy, tăng cường khả năng trao đổi không khí, đào thải dịch tiết viêm nhiễm ra ngoài. 
  • Súc miệng bằng nước muối để hạn chế dịch viêm từ hốc xoang chảy xuống gây đau họng. 
  • Chế độ ăn: nạp đủ dinh dưỡng, cân bằng các nhóm chất là cách chống lại tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó bổ sung nhiều nước, bởi chỉ cần thiếu nước là các triệu chứng viêm xoang sẽ nặng hơn do dịch nhầy đặc quánh. 
  • Trong trường hợp bà bầu bị đau đầu, đau mỏi vai gáy, đau vùng thái dương do viêm xoang, bạn có thể sử dụng khăn ấm để chườm hoặc tắm nước ấm để giảm bớt áp lực. 

Bà bầu bị viêm xoang mặc dù không có gì quá đáng ngại, nhưng lâu dài các triệu chứng mà bệnh lý mang lại lại gây những khó chịu bất tiện nhất định. Phần nào đó cũng ảnh hưởng đến em bé, vì vậy nếu có những dấu hiệu bất thường mẹ cần đi khám để có hướng xử lý khắc phục sớm và đảm bảo an toàn cho 2 mẹ con.

thông tin tư vấn
 

Viên xoang Nhất Nhất 34
Viên xoang Nhất Nhất 34
DS. Nguyễn Huyền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại