Thứ sáu, 22/11/2024 | 07:42
RSS

Bà bầu bị đắng miệng nguy hiểm không? Làm sao để thuyên giảm?

Thứ tư, 25/10/2023, 06:34 (GMT+7)

Nhiều khi muốn ăn nhiều để giúp cho em bé trong bụng phát triển tốt nhất, nhưng mẹ bầu lại không thể làm được bởi tình trạng đắng miệng khi mang thai cản trở. Vậy thì đừng chần chờ nữa, mời mẹ bầu hãy đọc ngay bài viết này để biết được nguyên nhân và cách trị đắng miệng cho bà bầu nhé.

I - Cảm giác đắng miệng buồn nôn khi mang thai thế nào?

Cảm giác đắng miệng hoặc nhạt miệng thường xuất hiện ở thời gian đầu mang thai (trong 3 tháng đầu của thai kỳ) và dần dần sẽ tự biến mất. Tốc độ đắng miệng thuyên giảm phụ thuộc vào cơ địa và thói quen ăn uống, sinh hoạt của phụ nữ.

Khoang miệng có vị đắng giống như việc ngậm một chiếc thìa làm bằng kim loại trong miệng vài phút. Hoặc cũng có thể cảm giác như kiểu thức ăn còn đọng lại trên lưỡi sau vài giờ mặc dù chị em chưa ăn gì cả.

Mẹ bầu bị đắng miệng được xếp vào chứng rối loạn vị giác, có thể xuất hiện ngay khi mẹ bầu bị ốm nghén. Hiện tượng thật sự làm mẹ bầu cảm thấy khó chịu, không còn muốn ăn gì nữa và ảnh hưởng rất lớn tới chuyện ăn uống của mẹ.

mẹ bầu bị đắng miệng khi mang thai

Hiện tượng đắng miệng giai đoạn bầu khiến sức khỏe mẹ bị tác động

II - Tại sao mẹ bầu bị đắng miệng khi mang thai

Miệng đắng ngắt khi mang bầu gây ra phiền toái trong việc thu nạp dưỡng chất để cung cấp cho bé. Vì vậy mẹ bầu nên sớm tìm ra nhân tố tác động để có cách khắc phục nhanh chóng nhất. Theo chuyên gia, chứng đắng miệng ở phụ nữ mang bầu bắt nguồn từ lý do sau:

1. Do mắc chứng rối loạn vị giác

Rối loạn vị giác thường gặp ở những mẹ bầu mang thai và là nguyên nhân gây ra tình trạng đắng miệng. Thậm chí là khi mẹ bầu ăn những món có vị cay, chua, ngọt cũng đều cảm thấy đắng miệng.

Nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể làm cho mẹ bầu sợ hãi mỗi lần ăn uống. Thậm chí nhiều mẹ không còn tha thiết với cả món ăn vốn yêu thích trước đó và dẫn đến nhiều thương tổn đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

2. Rối loạn nội tiết trong thai kỳ

Khi mang bầu cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng thai nhi và chuyển dạ. Trong đó nội tiết tố bất thường chi phối đến chức năng tiêu hóa khiến vị giác mẹ bầu luôn cảm nhận vị đắng miệng. Rối loạn nội tiết tố có thể được cải thiện khi mẹ bầu bước vào sang giai đoạn từ tháng 4 của thai kỳ trở đi.

3. Viêm tuyến nước bọt

Đắng miệng khi mang thai còn xảy ra từ quá trình tiết nước bọt bị giảm trong việc tiêu hóa thức ăn. Đa số mẹ bầu bị tác động bởi vi khuẩn, nấm dẫn đến hiện tượng viêm tuyến nước bọt. Khi tuyến nước bọt bị tổn thương thì cảm giác khô miệng, đắng miệng xuất hiện là điều hiển nhiên.

nguyên nhân đắng miệng khi mang thai

Tuyến nước bọt bị viêm nhiễm gây ra hiện tượng đắng miệng

4. Trào ngược dạ dày

Mẹ bầu bị đắng miệng có do tác bởi bệnh liên quan đến đường tiêu hóa trong đó có chứng trào ngược dạ dày. Theo chuyên gia, người bị trào ngược sẽ có nồng độ axit dư thừa sẽ đẩy ngược lên vùng thực quản rồi khoang miệng. Khi đó mẹ bầu liên tục xuất hiện chứng ợ chua đi kèm miệng đắng và hôi do niêm mạc thực quản tổn thương.

5. Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Nhiều trường hợp, phụ nữ mang thai rất thèm ăn các loại thực phẩm có vị đắng như: ngải cứu, mướp đắng, măng… và điều này cũng gây ra tình trạng đắng miệng. Tuy nhiên, cảm giác đắng miệng này xuất hiện trong thời gian ngắn và khi mẹ bầu ăn những món khác sẽ không còn vị đắng nữa.

III - Triệu chứng đắng miệng khi mang thai có nguy hiểm đến thai nhi không?

Mẹ bầu bị đắng miệng không phải là biểu hiện bệnh nguy hiểm nhưng sẽ tác động lớn đến cuộc sống của họ. Tuy nhiên đắng miệng diễn ra thời gian dài mà không can thiệp sẽ gây ra nhiều hệ lụy tới cả mẹ và bé như sau:

  • Đắng miệng làm cho mẹ chán ăn, lâu ngày dẫn đến mẹ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và làm giảm sức khỏe tổng thể ở mẹ bầu. Khi đó quá trình trưởng thành của thai nhi trong bụng mẹ bị tác động nghiêm trọng.
  • Đắng miệng gây ra tâm lý lo lắng, căng thẳng cho mẹ bầu, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mẹ sinh non hoặc dọa sảy thai.
  • Cơ thể thai nhi không được bổ sung dưỡng chất khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân, nhỏ hơn so với bạn cùng trang lứa. Một số trường hợp nặng có thể khiến trẻ bị dị tật bẩm sinh, chậm hình thành cả về thể chất và trí tuệ hoặc thậm chí là tử vong.

Vì vậy mẹ bầu không nên chủ quan khi xuất hiện cảm giác đắng miệng khi mang thai trong thời gian dài. Nếu không có biện pháp điều chỉnh phù hợp dễ gây ra nhiều tổn thương tới sức khỏe và tinh thần của mẹ cùng bé.

IV - Cách trị đắng miệng cho bà bầu hiệu quả

Mang thai là hành trình thật sự khó khăn, gian khổ nhưng cũng tràn ngập hạnh phúc dành cho người phụ nữ. Đừng để tình trạng đắng miệng làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của mẹ trong thai kỳ, hãy giải quyết ngay đắng miệng bằng các biện pháp như sau:

1. Thăm khám, tham vấn với chuyên gia y tế

Trong trường hợp mẹ bầu bị đắng miệng kéo dài không cải thiện thì mẹ cần đến địa chỉ y tế uy tín để tham vấn với các chuyên gia. Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý uống thuốc mà chưa có đơn hoặc hướng dẫn từ bác sĩ để tránh tổn thương thai nhi.

Khi thăm khám với chuyên gia, mẹ nên trình bày cụ thể trạng thái và thời gian xuất hiện biểu hiện đắng miệng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ của bệnh để tư vấn đến mẹ bầu giải pháp phù hợp để vượt qua giai đoạn này.

bầu bị đắng miệng phải làm sao

Mẹ bầu nên thăm khám tại đơn vị y tế uy tín, chất lượng

2. Vệ sinh răng miệng để tránh viêm tuyến nước bọt

Vệ sinh răng miệng đúng cách là giải pháp giảm tình trạng đắng miệng khi mang thai do tuyến nước bọt bị tổn thương. Khi bảo vệ răng và niêm mạc trong khoang miệng sẽ tạo lớp bảo vệ kiên cố tránh xa vi khuẩn, nấm phát triển và tấn công. Mẹ cần lưu ý tới một số biện pháp vệ sinh răng miệng như sau:

  • Nên sử dụng kem đánh răng bạc hà để có thể giúp hơi thở thơm tho, làm dịu vị đắng miệng.
  • Bầu bị đắng miệng cần chú ý vệ sinh mặt lưỡi để vi khuẩn không hình thành trong khoang miệng.
  • Thường xuyên súc miệng và dùng nước súc miệng, dùng chỉ nha khoa xỉa răng để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.

3. Thực hiện điều chỉnh thói quen, chế độ ăn uống

Thói quen sinh hoạt hoặc chế độ ăn uống có thể góp phần rất lớn giúp mẹ giảm cảm giác đắng miệng. Ngay từ bây giờ, mẹ nên điều chỉnh việc ăn uống hay sinh hoạt của mình bằng những biện pháp như sau:

  • Nên ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tạo áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Tránh xa thực phẩm hoặc các món ăn gây tổn hại đến hệ tiêu hóa: đồ chua cay, đồ quá nhiều dầu mỡ, thực phẩm có chứa chất kích thích (rượu bia, cà phê, nước chè).
  • Ăn uống với mức độ phù hợp đồng thời vận động khoa học để kích thích cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng hơn.
  • Giữ trạng thái tâm lý ổn định và suy nghĩ tích cực để tinh thần luôn vui vẻ để cơ thể có nhiều hormone hạnh phúc.

Cách trị đắng miệng cho bà bầu

Cách trị đắng miệng cho bà bầu bằng cách xây dựng thói quen ăn uống phù hợp

V - Bà bầu đắng miệng nên ăn gì và kiêng gì để thuyên giảm

Chế độ dinh dưỡng giữ vai trò trọng yếu khi bà bầu bị đắng miệng khi mang thai. Vì thế để cơ thể có sức khỏe ổn định và giảm chứng đắng miệng mẹ bầu nên xây dựng thực đơn theo gợi ý sau:

1. Một số nhóm thực phẩm nên sử dụng

Các loại thực phẩm phù hợp cho phụ nữ mang thai bị miệng đắng đồng thời cân bằng chất dinh dưỡng cho cơ thể bao gồm:

  • Các nguyên liệu giàu protein: Thịt gà, thịt heo, cá, các loại đậu và hạt… đều có thể giúp mẹ bầu xua tan cảm giác đắng miệng. Ngoài ra, mẹ bầu nên thường xuyên thay đổi các món ăn để không bị chán, tăng cảm giác ngon miệng trong mỗi bữa ăn.
  • Các loại rau củ: Đây là nguồn thực phẩm có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng trào ngược dạ dày và đắng miệng. Một số loại rau củ tốt cho mẹ bầu đó là: cà rốt, bắp cải, súp lơ xanh, rau khoai lang…
  • Uống đủ nước: Việc này có thể làm cho mẹ bầu cải thiện chứng đắng miệng khi mang thai nhanh chóng. Mẹ bầu có thể uống nước trái cây không đường, nước chanh hoặc nước lọc để cải thiện tình trạng này, đồng thời tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.

2. Đồ ăn mẹ bầu nên tránh để giảm đắng miệng

Hiện tượng đắng miệng kéo dài không chỉ gây ra tổn thương sức khỏe mà khiến tinh thần phụ nữ bị tác động. Khi mẹ bầu bị đắng miệng nên tránh sử dụng những thực phẩm, đồ uống sau:

  • Gia vị hoặc rau có mùi hương mạnh: Ví dụ như tỏi, rau mùi, hành có thể gây ra cảm giác đắng miệng. Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng chúng trong quá trình mang thai để tình trạng đắng miệng không diễn biến nặng thêm.
  • Đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ: đa số các món ăn chế biến nhanh theo cách chiên, xào có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, tăng triệu chứng đắng miệng. Thay vào đó, mẹ nên chọn phương pháp chế biến món ăn tốt cho sức khỏe như: luộc, hấp, nấu canh.
  • Nước uống có thành phần cồn và cafein: Cà phê, trà, rượu là những loại đồ uống có thể làm gia tăng cảm giác đắng miệng. Đây là những loại đồ uống gây hại cho sức khỏe của mẹ, tác động đến sức khỏe của thai nhi.

đắng miệng khi mang thai không nên ăn gì

Mang thai bị đắng miệng nên tránh đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ

Đắng miệng khi mang thai có thể điều trị dứt điểm khi mẹ bầu tìm ra nguyên nhân hình thành. Vì vậy chúng tôi tin rằng những thông tin chia sẻ từ bài viết sẽ giúp mẹ bầu có nhiều kiến thức quan trọng trong giai đoạn mang thai. Căn cứ v ào đó xây dựng lối sống, thói quen ăn uống phù hợp để cơ thể mẹ và bé tránh suy nhược nghiêm trọng.

DS. Nguyễn Huyền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại