Thứ bảy, 18/01/2025 | 20:06
RSS

Toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Thứ bảy, 17/06/2023, 11:29 (GMT+7)

​​​​​​​Một loạt triệu chứng gồm toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy đó là những bệnh gì? Cần khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

I - Toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn do nguyên nhân gì?

“Chùm” dấu hiệu toát mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn có thể là nguyên nhân do một trong số các tình trạng sau:

1. Tụt huyết áp

Huyết áp thấp hơn bình thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lưu thông máu. Khi đó, người bệnh sẽ có các triệu chứng như như toát mồ hôi, người ớn lạnh. Ngoài ra, còn có các dấu hiệu đi kèm: mờ mắt, buồn nôn, mệt mỏi, mất ý thức, buồn ngủ, chóng mặt, mất tỉnh táo…

2. Cường giáp

Cường giáp là tình trạng khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Trong đó, tiết nhiều mồ hôi, chóng mặt, tim đập nhanh hoặc không, mệt mỏi, khó ngủ, sụt cân… đều là những triệu chứng điển hình của bệnh. 

3. Sốc nhiệt

Tình trạng này xảy ra khi cơ thể bị quá nóng, gây ra kiệt sức. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do người bệnh tiếp xúc với nhiệt quá lâu hoặc vận động quá sức trong thời tiết nóng bức.

Đổ mồ hôi nhiều và chóng mặt đều là dấu hiệu của tình trạng sốc nhiệt. Các triệu chứng khác cần chú ý bao gồm da cảm thấy lạnh hoặc sần sùi, người xanh xao, cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi, chuột rút cơ bắp, đau đầu, mạch nhanh và yếu, buồn nôn, nôn mửa, ngất xỉu…

nguyên nhân toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn

4. Bệnh về tim

Các cơn đau tim xảy ra khi dòng máu đến tim bị tắc nghẽn với triệu chứng điển hình nhất là đau ngực . Tuy nhiên, mồ hôi lạnh và chóng mặt cũng có thể xảy ra. Các dấu hiệu khác của cơn đau tim như khó thở, buồn nôn, nôn mửa, đau hoặc khó chịu ở các vùng khác như hàm, cổ, lưng, cánh tay…

5. Rối loạn tiền đình

Tiền đình là một cơ quan thần kinh nằm sau ốc tai hai bên, đóng vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể. Chính vì thế, khi hệ tiền đình bị rối loạn sẽ gây ra các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn…

6. Chứng bốc hỏa

Cơn bốc hỏa là hiện tượng thân nhiệt tăng đột ngột, trong thời gian ngắn. Chúng là một trong những bệnh lý phổ biến của phụ nữ thời kỳ mãn kinh, nguyên nhân là do giảm lượng  hormone estrogen.

Trong cơn bốc hỏa, sự gia tăng nhiệt độ cơ thể dẫn đến đỏ bừng và đổ mồ hôi. Khi đó, nhịp tim của người bệnh sẽ tăng lên, có thể dẫn đến cảm giác chóng mặt.

7. Chứng Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV)

Đây là một tình trạng ảnh hưởng đến tai trong. Những người bị BPPV trải qua cảm giác chóng mặt nghiêm trọng khi họ thay đổi tư thế của đầu. Bên cạnh đó, một số người bị BPPV cũng có thể đổ mồ hôi khi phải chịu đựng cảm giác chóng mặt, kèm theo các triệu chứng buồn nôn, ói mửa, người mệt mỏi, xanh xao…

8. Stress, căng thẳng

Tâm lý căng thẳng, lo lắng quá mức cũng có thể dẫn đến chóng mặt, buồn nôn, vã mồ hôi. Lý do là bởi tình trạng này khiến não và các cơ quan không được cung cấp đủ oxy để hoạt động.

II - Phải làm sao khi bị toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn?

Người bệnh có thể áp dụng các phương pháp sau giúp đẩy lùi nhanh tình trạng toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn:

1. Uống nước gừng mật ong

Uống một ly trà gừng mật ong là một trong những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp giảm căng thẳng, đẩy lùi tình trạng của bệnh.

toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn phải làm sao

2. Xoa bóp nhẹ nhàng

Để các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn biến mất, người bệnh hãy dùng ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng hai bên thái dương.

3. Nhanh chóng nghỉ ngơi

Khi bị toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn, người bệnh không nên tiếp tục làm việc mà nên nhanh chóng nghỉ ngơi, có thể đi ngủ hoặc nghỉ ngơi thư giãn bằng cách nghe nhạc, ngồi thiền…

III - Lưu ý để tránh hiện tượng toát mồ hôi lạnh chóng mặt buồn nôn

Để điều trị hiệu quả và ngăn ngừa chứng chóng mặt, buồn nôn và đổ mồ hôi. Điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân và sau đó điều trị từ đúng nguyên nhân. Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không đem lại hiệu quả, tốt nhất người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán chính xác cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Ngoài ra, người bệnh nên áp dụng một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều như:

  • Tập thể dục mỗi ngày.
  • Nghỉ ngơi sau mỗi ngày làm việc để phục hồi sức khỏe
  • Áp dụng chế độ ăn lành mạnh, bổ dưỡng. 
  • Suy nghĩ lạc quan, tinh thần lạc quan.
  • Không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.

thông tin tư vấn

DS. Thúy Quỳnh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại