Chủ nhật, 05/05/2024 | 02:41
RSS

Cảm giác chán ăn buồn nôn - Nguyên nhân & cách chữa trị

Thứ năm, 12/10/2023, 06:27 (GMT+7)

Cảm giác chán ăn buồn nôn xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau gây nên tác động tiêu chực về sức khỏe và cuộc sống. Vậy hiện tượng buồn nôn chán ăn cảnh báo bệnh gì? Cần làm gì để vượt qua dấu hiện này trong thời gian ngắn. Các vấn đề băn khoăn của khách hàng sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây.

I - Tìm hiểu về cảm giác chán ăn buồn nôn

Chán ăn là cảm giác không muốn ăn, không có hứng thú với bất kỳ loại thực phẩm nào ngay cả nguyên liệu đã  từng yêu thích trước đó.

Buồn nôn là lúc nào bụng cũng nôn nao và luôn có cảm giác có thể nôn ra bất cứ lúc nào. Chán ăn buồn nôn là hiện tượng cơ thể không thoải mái, cứ nghĩ đến việc ăn uống sẽ sinh ra phản ứng bài xích nghiêm trọng.

Buồn nôn chán ăn xuất hiện ở bất cứ đối tượng, độ tuổi khác nhau khi cơ thể thiếu ngủ, làm việc lao lực hay mệt mỏi kéo dài. Tuy nhiên chứng ăn không ngon buồn nôn tiếp diễn dài ngày có thể báo hiệu sức khỏe gặp nguy hại. Nếu không được cải thiện nhanh dễ gây ra mối nguy hại đến tính mạng mọi người.

chán ăn buồn nôn là bệnh gì

Ăn không ngon, buồn nôn cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm

II - Triệu chứng, dấu hiệu chán ăn buồn nôn là gì?

Đa phần khi bị buồn nôn chán ăn, cơ thể sẽ có thêm các biểu hiện sau: sốt, đau đầu, hoa mắt, ợ hơi, cơ thể ủ rũ… Đó là lúc cơ thể cảm thấy thiếu năng lượng, vất vả khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Nếu hiện tượng chán ăn buồn nôn ở mức độ nặng, cơ thể sẽ xảy ra các dấu hiệu khác như: khó thở, đau ngực, đổ mồ hôi nhiều, thậm chí là ngất xỉu. Khi các triệu chứng này xuất hiện, rất có khả năng là dấu hiệu của bệnh lý nào đó, và lúc này điều người bệnh nên làm là đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.

Khi hiện tượng buồn nôn chán ăn đi kèm hiện tượng: sụt cân không rõ nguyên nhân trong một thời gian ngắn, da dẻ xanh xao, có xuất hiện máu lẫn dịch nôn, suy nghĩ tiêu cực, không tự chủ được cảm xúc… Người bệnh cần khẩn cấp đến các cơ sở y tế nhanh chóng để thực hiện các biện pháp kiểm tra, chẩn đoán để phát hiện kịp thời các bệnh lý nguy hiểm.

III - Nguyên nhân gây hiện tượng chán ăn buồn nôn

Để xác định rõ cảm giác chán ăn buồn nôn có thực sự nguy hiểm thì người bệnh cần tìm ra căn nguyên của triệu chứng. Dựa trên kết luận đó, bác sĩ sẽ tư vấn đến người bệnh hướng điều trị phù hợp nhất. Theo đó, chứng ăn không ngon miệng buồn nôn có thể do nhân tố sau:

1. Hội chứng suy nhược cơ thể

Khi cơ thể bị suy nhược, việc vận động thường ngày trở thành 1 vấn đề lớn. Cùng với đó, cảm giác ngon miệng lúc trước cũng không nữa, kể cả khi đó là thực phẩm bạn thích ăn lúc trước.

Suy nhược cơ thể là vấn đề nghiêm trọng vì lúc này cơ thể lại không được hấp thụ dưỡng chất từ thực phẩm sẽ khiến cơ thể trở nên kiệt quệ. Ngoài ra, triệu chứng chán ăn ăn vào buồn nôn khiến người bệnh gặp ám ảnh tâm lý mỗi khi ăn. Việc này kéo dài khiến thể trạng cơ thể bị suy kiệt và tinh thần bị tác động lớn.

2. Phụ nữ khi mang thai

Ba tháng đầu thai kỳ, nữ giới có xu hướng chán ăn hoặc mỗi khi ăn gì đều cảm thấy buồn nôn. Tình trạng này được gọi là nghén bởi lúc này hàm lượng beta HCG gia tăng đáng kể.

Đây là phản ứng bình thường của thai phụ khi mới mang bầu và sẽ chấm dứt tùy thuộc vào cơ địa. Một số phụ nữ mang thai ngoài hiện tượng chán ăn buồn nôn còn đi kèm chứng ói mửa, da xanh xao, tinh thần thiếu sức sống.

Tuy nhiên người bệnh cần kiểm tra chính xác đó là phản ứng mang thai hay triệu chứng của bệnh lý. Vì vậy phụ nữ nên căn cứ vào thời gian hành kinh hoặc mua que thử thai kiểm tra để có kết luận chính xác.

chán ăn buồn nôn do mang thai

Người ốm nghén có triệu chứng buồn nôn, ăn không ngon miệng

3. Bị chán ăn buồn nôn do căng thẳng

Căng thẳng, áp lực trong một thời gian dài sẽ gây sức ép không nhỏ lên hệ thần kinh và tâm lý con người. Dễ hiểu khi đối tượng thường xuyên bị stress, áp lực kéo dài không có cảm giác đói bụng. Cơ thể dần quen và không còn cảm giác muốn ăn, dẫn đến hiện tượng chán ăn.

Hệ thần kinh bị áp lực, hệ tiêu hoá cũng bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Dạ dày tiết nhiều dịch acid hơn bình thường, khiến cơ thể dễ bị viêm hơn. Triệu chứng buồn nôn khiến bạn phải cảnh giác về các bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm dạ dày, loét tá tràng, xung huyết dạ dày…

4. Buồn nôn chán ăn sau phẫu thuật

Chán ăn buồn nôn còn là hiện tượng điển hình sau khi thực hiện tiểu phẫu hoặc đại phẫu lớn. Trước khi phẫu thuật, người bệnh được bác sĩ tiêm thuốc tê hoặc thuốc mê để hạn chế đau đớn khi thực hiện thủ thuật. Do đó sau thời gian phẫu thuật, cơ thể người bệnh cần nôn để bài trừ lượng thuốc trong cơ thể nên bạn không cần lo lắng.

5. Tác dụng phụ của thuốc

Các nhóm thuốc lợi tiểu, trầm cảm hay kháng sinh đều có thể gây ra hiện tượng buồn nôn hoặc chán ăn. Bên cạnh các dấu hiệu này, bệnh nhân còn có thể bị tiêu chảy, buồn ngủ, chóng mặt… Khi sử dụng thuốc và nhận thấy 1 trong các tác dụng phụ xuất hiện ở mức độ nguy hiểm, cần liên hệ với bác sĩ để được đổi sang loại thuốc khác.

dấu hiệu chán ăn buồn nôn

Người gặp tác dụng phụ của thuốc sẽ bị chán ăn ăn vào buồn nôn

5. Mắc một số bệnh lý

Người có cảm giác chán ăn buồn nôn còn được chẩn đoán mắc một trong các bệnh lý điển hình dưới đây:

Suy giáp

Tuyến giáp có chức năng chuyển hoá và tiến hành trao đổi dưỡng chất trong hệ thống cơ quan. Vì vậy ở những người bị suy tuyến giáp, thường cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi không muốn ăn.

Gặp bệnh về tuyến thượng thận

Khi tuyến thượng thận gặp vấn đề, hormone cortisone không được đáp ứng như bình thường. Người bệnh dễ dàng cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, vã mồ hôi… đặc biệt là cảm giác không muốn ăn, buồn nôn một cách khó hiểu.

Tuyến thượng thận mặc dù có kích thước nhỏ nhưng lại đảm nhiệm hoạt động trao đổi chất. Nếu cơ thể bị nhiễm trùng hoặc tác dụng từ các loại thuốc corticosteroid thì tuyến thượng thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hội chứng ruột kích thích

Người bị hội chứng ruột kích thích, ruột già sẽ co bóp bất thường và gây đau bụng, khiến người bệnh không muốn ăn, có ăn cũng sẽ muốn nôn ra. Hội chứng này có thể xảy ra khi có sự kích thích từ thần kinh, béo phì, người nghiện rượu bia hoặc thuốc lá…

buồn nôn chán ăn do ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích gây cảm giác chán ăn buồn nôn

7. Ngộ độc thực phẩm

Khi cơ thể bị ngộ độc thức ăn sẽ xảy ra biểu hiện tiêu biểu như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, bụng khó chịu… Vì trong đồ ăn kém chất lượng có các loại vi khuẩn, virus kích thích hệ tiêu hóa nghiêm trọng.

Lúc này người bệnh bổ sung nhiều nước để tránh mất nước sau khi nôn. Cùng với đó theo dõi tình trạng, nếu không thấy đỡ cần lập tức đến địa chỉ y tế uy tín để chữa bệnh nhanh chóng.

8. Chán ăn ăn vào buồn nôn do ung thư

Một số người bệnh ung thư xảy ra hiện tượng chán ăn buồn nôn, người mệt mỏi. Điều này là có sự xuất hiện của nhiễm trùng và bị tắc ruột, hay khi sử dụng các liệu pháp hoá trị - xạ trị cũng khiến cơ thể mệt mỏi dẫn đến cảm giác chán ăn.

Nhóm đối tượng này, cần lựa chọn thực phẩm chứa nhiều calo cũng như cắt nhỏ thức ăn. Cách ăn uống này giúp họ dễ nuốt cũng như hấp thụ dưỡng chất một cách tốt nhất.

9. Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh các nhân tố tác động trực tiếp đến hiện tượng chán ăn buồn nôn thì trạng thái còn chịu ảnh hưởng từ lý do sau:

  • Say tàu xe: Say xe khiến hệ thần kinh bị tác động, cơ thể cảm thấy khó chịu ở vùng bụng, đặc biệt là dạ dày. Biểu hiện hay gặp nhất ở người say tàu xe chính là cảm giác buồn nôn, choáng váng…
  • Trầm cảm sau sinh: Ngày càng nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng trầm cảm sau khi sinh em bé. Tâm lý thay đổi, không còn thiết tha làm gì, trong đó có ăn uống.
  • Cơ thể không dung nạp được một số thực phẩm: Khi đó cơ thể sinh ra phản ứng quá khích và muốn đào thải các thực phẩm đó ngay khi sử dụng.
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt: Các biểu hiện đau nhức vú, cáu kỉnh, chán ăn buồn nôn... xuất hiện trước 5 - 7 ngày hành kinh. Tình trạng này sẽ thuyên giảm và chấm dứt khi phụ nữ bước vào ngày hành kinh.
  • Cảm lạnh hoặc cảm cúm: Khi cơ thể bị cảm, tình trạng mệt mỏi là điều bình thường. Bên cạnh đó, bạn còn thấy buồn nôn, chán ăn, không muốn ăn gì và có cảm giác ăn vào sẽ nôn.
  • Tập luyện quá sức: Một số người cảm thấy buồn nôn sau khi vừa trải qua 1 bài tập luyện hay thực hiện chạy đường dài. ĐIều này là do cơ thể gắng sức trong quá trình luyện tập, phải điều động máu từ dạ dày đến các cơ quan khác khiến bản thân họ có cảm giác buồn nôn.

nguyên nhân chán ăn buồn nôn

Người mắc cảm lạnh hoặc cảm cúm sẽ có tình trạng chán ăn

IV - Người mệt mỏi chán ăn buồn nôn có ảnh hưởng gì không?

Mệt mỏi chán ăn buồn nôn gây ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất và sức khỏe tinh thần mỗi người. Ví dụ, khi buồn nôn, nôn cơ thể sẽ bị mất nước trong khi nước cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể.

Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi cơ thể gầy yếu, da nhợt nhạt, hệ thống cơ quan hoạt động kém khi bị thiếu nước. Ngoài ra, chán ăn khiến bạn không muốn thu nạp thực phẩm khiến cơ thể thiếu chất. 

Đặc biệt, nếu hiện tượng chán ăn buồn nôn diễn ra lâu sẽ gây hư hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Các cơ quan không được nhận đủ dưỡng chất rất dễ bị thiếu hụt năng lượng, hoạt động kém đi, ảnh hưởng đến chức năng vốn có. Lâu dần dẫn đến suy kiệt, ảnh hưởng tâm lý và suy miễn dịch.

V - Bí quyết khắc phục cảm giác ăn không ngon buồn nôn

Hiện tượng buồn nôn chán ăn tác động trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy người bệnh cần tìm biện pháp để cơ thể vượt qua giai đoạn nhạy cảm này. Dưới đây là một số hướng dẫn mà người bệnh có thể áp dụng:

1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Nhiều nghiên cứu cho rằng, việc hấp thụ nhiều rau xanh có tác dụng cải thiện cảm giác nhạt miệng, kích thích sự thèm ăn. Hàm lượng chất xơ trong rau xanh điều hoà nhu động ruột, giảm dịch acid dạ dày từ đó hạn chế các triệu chứng ợ hơi, buồn nôn, khó chịu vùng bụng.

Nếu bạn mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, có thể tìm hiểu các dược liệu kết hợp trong khẩu phần ăn thường ngày. Một số loại nước uống giúp giảm triệu chứng chán ăn buồn nôn hiệu quả như:

  • Uống trà gừng hoặc sử dụng gừng để giảm kích thích dạ dày.
  • Uống trà bạc hà hoặc nhai kẹo cao su để giảm cảm giác buồn nôn.
  • Ăn bữa ăn nhỏ và món ăn chế biến thanh đạm để tăng khẩu vị.

Bạn cũng cần hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường… Các thực phẩm này chỉ khiến tăng tiết dịch acid dạ dày và tăng cảm giác chán ăn, buồn nôn. Ngoài ra người bệnh nên tách nhỏ thành nhiều bữa ăn mỗi ngày và hạn chế nằm sau khi ăn.

uống trà bạc hà giảm chán ăn buồn nôn

Uống nước lá bạc hà giảm hiện tượng chán ăn mệt mỏi buồn nôn

2. Đảm bảo thói quen sinh hoạt khoa học

Bạn đã biết rằng, căng thẳng áp lực kéo dài có thể gây ra hiện tượng chán ăn buồn nôn. Vì vậy sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, dành thời gian thư giãn cho bản thân là điều cần thiết để cải thiện các triệu chứng này. Một số chế độ sinh hoạt mà người bệnh chán ăn ăn vào buồn nôn nên thực hiện như:

  • Tập luyện thể thao như chạy bộ, nhảy dây, đạp xe, yoga khoảng 15 - 30 phút/ ngày.
  • Điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi, người trưởng thành cần nghỉ ít nhất từ 7 tiếng trở lên.
  • Hạn chế thức khuya và sử dụng thiết bị thông minh với bức xạ gây hại đến sức khỏe.

chán ăn buồn nôn phải làm sao

Vận động phù hợp để duy trì thể trạng cơ thể

3. Điều trị dứt điểm các bệnh lý

Nếu chán ăn buồn nôn xảy ra nghiêm trọng, bạn đi khám và được chẩn đoán căn bệnh. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, người bệnh được bác sĩ kê đơn thuốc, theo dõi sức khỏe để nhanh hồi phục thể trạng. Mặt khác, người bệnh cần nghiêm túc thực hiện liệu trình điều trị của bác sĩ, để cơ thể nhanh ổn định.

4. Bồi bổ cơ thể bằng thuốc

Nếu hiện tượng chán ăn buồn nôn, mệt mỏi là dấu hiệu suy nhược cơ thể thì người bệnh cần cải thiện nhanh. Nếu nguyên căn bệnh không giải quyết dứt điểm dễ phát sinh nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe như: suy kiệt, miễn dịch kém.

Viên suy nhược Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 là sản phẩm được giới chuyên gia đánh giá cao. Viên uống giúp điều hoà cơ thể, bản thân người bệnh bắt đầu lấy lại được cảm giác thèm ăn, muốn ăn.

Cảm giác bụng khó chịu, nôn nao vùng cổ họng, muốn nôn được cải thiện nhanh chóng. Sản phẩm tác dụng tốt cho cả những người bẩm sinh thể chất yếu kém, hay ốm yếu, muốn bồi bổ để khỏe mạnh.

Chán ăn buồn nôn - hiện tượng bệnh lý ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Căn cú vào lý do khởi phát, người bệnh cần có biện pháp khắc phục phù hợp để hạn chế biến chứng nguy hiểm. Trong giai đoạn điều trị hãy kết hợp thói quen sinh hoạt khoa học và chế độ dinh dưỡng lành mạnh nhất.

DS. Lương Hưng
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại