Thứ sáu, 26/04/2024 | 15:58
RSS

Người bị suy nhược cơ thể nên ăn gì và không nên ăn gì?

Thứ ba, 14/03/2023, 16:25 (GMT+7)

Suy nhược cơ thể là tình trạng cơ thể bị mất sức, mệt mỏi, suy kiệt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nên người bị suy nhược cơ thể nên ăn gì và không nên ăn gì để phục hồi nhanh chóng?

Đối với những bệnh nhân suy nhược cơ thể, chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình điều trị, giúp tăng cường sức đề kháng và phục hồi cơ thể vốn đã suy nhược kéo dài.

Vậy người bị suy nhược cơ thể nên ăn gì và không nên ăn gì? Hãy cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu những thông tin chính xác nhất.

1. Các biểu hiện của người bị suy nhược cơ thể

suy-nhuoc-co-the

Suy nhược cơ thể là một hội chứng rối loạn phức tạp với các triệu chứng thường diễn biến âm thầm trong thời gian dài cho đến khi biểu hiện rầm rộ thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, cơ thể lúc này đã vô cùng suy kiệt, sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng.

Sau đây là những biểu hiện điển hình của suy nhược cơ thể:

  • Cảm giác mệt mỏi, uể oải kéo dài từ 6 tháng trở lên. Cơ thể suy kiệt nhanh chóng, không thể làm được những việc nhỏ trong sinh hoạt thường ngày.
  • Đau đầu, đau nhức cơ thể thường xuyên mà không rõ nguyên nhân.
  • Suy giảm sức đề kháng, rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, sốt virus và khi mắc rất lâu khỏi bệnh.
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ triền miên khiến người lúc nào cũng mệt mỏi, thiếu sức sống, rất dễ cáu bẳn, nóng giận…
  • Thiếu máu, da xanh xao, nhợt nhạt.
  • Hoa mắt, chóng mặt, người nôn nao.

Các triệu chứng kể trên tương đối giống với một số bệnh mạn tính. như thiếu máu não, suy nhược thần kinh. Vì vậy cần chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh để điều trị đúng cách, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.

2. Người bị suy nhược cơ thể nên ăn gì tốt?

Một số nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống dành cho người bị suy nhược cơ thể có thể kể đến bao gồm:

2.1. Rau củ quả

suy-nhuoc-co-the-nen-an-gi

Các loại rau cung cấp vitamin và chất xơ tốt cho người bị suy nhược (đặc biệt là các món Salad)

Các loại rau củ quả nhìn chung sở hữu hàm lượng vitamin và chất xơ cao, có khả năng hấp thu tốt hơn nhiều so với các loại vitamin tổng hợp.

Việc bổ sung rau củ quả đủ hàm lượng trong chế độ ăn hằng ngày sẽ giúp người suy nhược nâng cao sức đề kháng, cải thiện tiêu hóa... dần khôi phục sức khỏe.

2.2. Các loại sữa

Sữa là thực phẩm không thể thiếu đối với những người suy nhược cơ thể. Hàm lượng protein cao trong sữa cung cấp nguồn chất đạm tự nhiên, dễ hấp thu, đảm bảo đầy đủ năng lượng cho hoạt động trong ngày của cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi, uể oải của người bệnh.

2.3. Các loại ngũ cốc

Mỗi ngày, cơ thể người cần được cung cấp từ 350g – 400g tinh bột mới đảm bảo được năng lượng cần thiết trong hoạt động mỗi ngày. Các loại hạt ngũ cốc như: óc chó, hạnh nhân, gạo, ngô, khoai,…với hàm lượng tinh bột cao luôn là thành phần chính không thể thiếu trong thực đơn ăn uống hằng ngày.

2.4 Các loại cá

Cá là nhóm thực phẩm rất giàu hàm lượng protein, hơn thế nữa protein của cá rất dễ hấp thụ, tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch.

Trong cá cũng chứa rất nhiều vitamin thiết yếu như vitamin A,B,D, các loại acid béo như DHA, omega-6,9 và các loại vi chất cần thiết như P, Mg, Zn..., đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho nhu cầu của cơ thể mỗi ngày, giúp cải thiện nhanh chóng thể trạng của người bệnh suy nhược.

suy-nhuoc-co-the-an-ca

Ngoài việc sử dụng các loại thực phẩm, người suy nhược cơ thể cần chú ý đến:

  • Uống đủ nước từ 2 - 2,5 lít mỗi ngày
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress kéo dài, trong quá trình làm việc không nên ngồi lâu một chỗ mà nên vận động thường xuyên.
  • Giấc ngủ rất quan trọng giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Chúng ta nên ngủ đúng giờ và sâu giấc, tránh thức khuya. Tốt nhất là nên đi ngủ từ 10 giờ, muộn nhất là 11 giờ và ngủ đủ từ 6 - 8 tiếng mỗi ngày.
  • Tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe, thoải mái tinh thần: đi bộ, dưỡng sinh, yoga, thiền….
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần hoặc khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kịp thời phát hiện và điều trị sớm, tránh tình trạng suy nhược tiến triển nặng thêm.

3. Người bị suy nhược cơ thể nên tránh ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm cần tăng cường bổ sung, người bị suy nhược cơ thể nên hạn chế những nhóm thực phẩm sau:

3.1. Thực phẩm chế biến sẵn

Thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, bánh mì, thịt hộp, bánh ngọt… rất ngon miệng lại được bày bán phổ biến, tiện lợi cho người dùng. Tuy nhiên nhóm thực phẩm này thường không có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất tạo năng lượng cho cơ thể.

Ngoài ra, thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất phụ gia, hương vị nhân tạo không lành mạnh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, gây ra nhiều bệnh tật làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Tốt nhất mọi người nên hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, nên dùng những sản phẩm tươi ngon từ địa phương hoặc thực phẩm hữu cơ an toàn để đảm bảo sức khỏe.

suy-nhuoc-co-the-khong-nen-an-gi

3.2. Đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ

Thực phẩm nhiều dầu mỡ gây hại đến các lợi khuẩn sống trong ruột, tăng số lượng vi khuẩn không lành mạnh dẫn đến béo phì hay các bệnh mạn tính làm suy giảm sức khỏe. Đặc biệt người lớn tuổi nên hạn chế đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn chua cay, đồ uống có ga. Ăn uống vừa phải, có chừng mực, không nên ăn quá no, có thể có bữa chính và một vài bữa phụ.

Chúng ta nên ăn nhiều đồ luộc, hấp; không nên ăn nhiều thức ăn chế biến bằng cách chiên xào. Bên cạnh đó, khi nấu ăn không nên dùng dầu ăn mới, không nên dùng dầu đã qua sử dụng.

3.3. Ăn quá nhiều đường

Nhiều nghiên cứu cho thấy đường tinh luyện không tốt cho sức khỏe vì chúng làm giảm khả năng tiêu diệt các mầm bệnh hơn nữa còn khiến các tế bào bạch cầu không hấp thụ được vitamin C làm hệ miễn dịch suy yếu.

Tốt nhất thay vì sử dụng thực phẩm chứa đường hóa học chúng ta nên dùng chất ngọt tự nhiên có trong hoa quả.

3.4. Bia rượu

Uống nhiều bia rượu tác động xấu tới phổi, ruột, gan đồng thời làm suy yếu các tế bào miễn dịch, nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra uống rượu bia còn dẫn đến các chứng rối loạn tâm thần, cảm xúc tâm lý hành vi. Từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan tiêu hóa, tim mạch… dẫn tới suy giảm sức khỏe, chán ăn sụt cân.

Mặc dù chế độ ăn uống khoa học lành mạnh giúp hỗ trợ phục hồi và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể nhưng đây chỉ là biện pháp mang tính chất hỗ trợ giúp hỗ trợ phục hồi và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Nhưng đây chỉ là biện pháp mang tính chất hỗ trợ không giải quyết được tận gốc nguyên nhân gây suy nhược cơ thể. Vì vậy người bệnh cần một giải pháp thực sự hiệu quả.

suy-nhuoc-co-the-khong-an-gi

4. Suy nhược cơ thể nên uống thuốc gì?

4.1. Các bài thuốc Đông Y

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân thực sự dẫn đến suy nhược cơ thể là do cơ địa. Đây chính là yếu tố then chốt quyết định xem bạn có bị bệnh hay không. Chúng ta thường thấy rất nhiều người ăn uống đầy đủ, làm việc nghỉ ngơi điều độ nhưng lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Còn ngược lại nhiều người ăn uống thiếu thốn, lao động cực nhọc rất khỏe mạnh, ít đau ốm. Chính vì vậy mà muốn khỏi dứt điểm suy nhược cơ thể cần giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh.

Khác với thuốc Tây y thìĐông y truyền thốngtác động toàn diện vừa trị triệu chứng vừa điều trị nguyên nhân gốc rễ giúp bồi bổ các tạng phủ, dưỡng tâm an thần đồng thời thay đổi cơ địa trở về cơ địa khỏe mạnh như người bình thường, giảm nhanh mọi triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ…., hạn chế tối đa tái phát.

4.2. Các loại thuốc Tây Y

Thuốc Tây y thường bổ sung vitamin và khoáng chất thiếu hụt giúp cơ thể khỏe mạnh hơn chứ không đặc hiệu cho một bệnh cụ thể nào. Hơn nữa việc sử dụng thuốc thường không xem xét tới khả năng dung nạp của người bệnh, nhất là đối với những người lớn tuổi khả năng hấp thụ kém.

Mặt khác không phải ai cũng có thể sử dụng được thuốc tây, nhất là đối với phụ nữ mang thai, người già yếu có nhiều bệnh nền nguy hiểm không cẩn thận sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Tốt nhất mọi người cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế về tình trạng sức khỏe của bản thân trước khi sử dụng.

thông tin tư vấn

DS. Hiền Nguyễn
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại