Thứ bảy, 18/01/2025 | 20:09
RSS

Suy nhược thần kinh - Nguyên nhân, Dấu hiệu và Điều trị!

Thứ sáu, 17/02/2023, 16:38 (GMT+7)

Tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị, thuốc, chế độ ăn uống, theo dõi và phòng chống bệnh suy nhược thần kinh trong bài viết dưới đây.

Suy nhược thần kinh có nhiều tên gọi khác nhau như chứng loạn thần kinh tim, suy nhược mạn tính, suy nhược thần kinh nguyên phát, suy nhược thần kinh bán cấp…

Theo thống kê từ các chuyên gia đầu ngành, suy nhược thần kinh là trạng thái loạn thần phổ biến nhất, chiếm 60-70% số lượt khám bệnh tại các khoa thần kinh và tâm thần.

Suy nhược thần kinh thường xảy ra ở độ tuổi từ 18 - 45 tuổi, nếu không được can thiệp sớm dễ gây hậu quả tâm lý nặng nề cho người bệnh.

1. Suy nhược thần kinh là gì?

Suy nhược thần kinh là hội chứng thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng, do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ não gây ra. Căn bệnh này khá phổ biến hiện nay, nguyên nhân được xác định do các vấn đề về tâm lý, stress, căng thẳng kéo dài trong cuộc sống hay môi trường làm việc có sự biến đổi…

dau-hieu-suy-nhuoc-than-kinh

Suy nhược thần kinh thường xảy ra nhiều ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Các triệu chứng phổ biến có thể thấy là: mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, trí nhớ kém, suy giảm khả năng làm việc… Bên cạnh đó, cũng có một số triệu chứng khác như: tức ngực, thở nông, mặt đỏ bừng mặt tái nhợt, chóng mặt, ù tai…

Thực trạng hiện nay cho thấy, tỷ lệ người bệnh mắc suy nhược thần kinh ngày càng cao, đây có thể được coi là hậu quả của nhịp sống hối hả, công nghiệp hóa mang lại.

2. Những triệu chứng của suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh là tình trạng bệnh lý nhiều người mắc phải. Để nhận biết suy nhược thần kinh có thể thông qua những dấu hiệu dưới đây:

  • Hội chứng kích thích suy nhược: Với triệu chứng này, người bệnh dễ bị kích thích bởi tiếng ồn. Dù là những âm thanh nhỏ hoặc những tiếng động hàng ngày cũng gây ảnh hưởng đến thần kinh người bệnh. Về lâu dài, triệu chứng bệnh có thể thay thế bằng triệu chứng suy nhược khác như: nhanh chóng mệt mỏi, mệt mỏi kéo dài trên 3 tháng, thời gian đầu nghỉ ngơi có thể giảm cảm giác mệt mỏi, nhưng sau đó nghỉ ngơi cũng không giảm triệu chứng…
  • Nhức đầu: Người bệnh có triệu chứng nhức đầu sẽ thường xuyên cảm thấy đau âm ỉ những vùng như: trán, đỉnh đầu hay thái dương. Triệu chứng và mức độ đau khác nhau do cơ địa từng người tuy nhiên nếu nặng, bệnh nhân có thể thấy đau suốt ngày hoặc nhiều giờ liên tiếp. Nhức đầu âm ỉ sẽ tăng lên khi bệnh nhân thấy xúc động, mệt mỏi và giảm khi bệnh nhân thấy thoải mái, thư thái và ngủ tốt.
  • Mất ngủ: Mất ngủ là trạng thái giấc ngủ không sâu, hay mộng mị, nằm mãi không ngủ được, trằn trọc chập chờn trong khi ngủ, ban ngày buồn ngủ, nhưng lên giường lại ko ngủ được... Người bệnh gặp các vấn đề về mất ngủ sẽ thấy mệt mỏi rã rời, uể oải, toàn thân nặng nề đặc biệt là tay chân. 
  • Triệu chứng thần kinh và tâm thần: Rối loạn cảm giác, giác quan, hoa mắt chóng mặt, mờ mắt, run tay chân, run lưỡi… rối loạn cảm xúc, cảm xúc không ổn định, dễ xúc động, khí sắc trầm, khả năng tập trung chú ý kém, giảm sút trí nhớ…
  • Rối loạn thực vật nội tạng đa dạng: Người bệnh có triệu chứng này thường mạch không ổn định khi chậm khi nhanh, huyết áp dao động với chiều hướng hạ nhiều hơn. Ngoài ra sẽ có thêm các hiện tượng khác như: tức ngực, đau vùng tim, thân nhiệt tăng hoặc giảm, tăng tiết mồ hôi, liệt dương, rối loạn vòng kinh...

uy-nhuoc-than-kinh

Các triệu chứng khác:
  • Đau mỏi cột sống, mỏi cổ, đau thắt lưng
  • Nhức cơ
  • Rối loạn cảm giác
  • Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt…
  • Cảm giác buồn nôn
  • Chán ăn
  • Chướng bụng, đầy hơi
  • Táo bón…

3. Nguyên nhân của suy nhược thần kinh

Theo các nghiên cứu, các chuyên gia thần kinh đã xác định nguyên nhân của bệnh suy nhược thần kinh là do các vấn đề về tâm lý, tình trạng stress, sự căng thẳng kéo dài trong cuộc sống hay môi trường làm việc có những biến đổi, do nhiều yếu tố tác động liên tục và thường xuyên.

Bệnh thường sẽ xuất hiện từ từ sau một thời gian sang chấn tâm lý và biểu hiện rõ hơn khi gặp các nhân tố thúc đẩy như: Cơ địa thần kinh yếu, lao động trí óc quá mức, quá mệt mỏi, cuộc sống quá căng thẳng, nơi sống và nơi làm việc có nhiều nhân tố kích thích, tiếng ồn, điều kiện làm việc phức tạp, những bệnh viêm nhiễm mạn tính (viêm xoang, viêm túi mật, Viêm loét dạ dày), nghiện rượu, thiếu ngủ dài ngày, kiệt sức, thiếu dinh dưỡng.

4. Những phương pháp phòng ngừa và điều trị suy nhược thần kinh

4.1. Chế độ ăn và lối sống

Nguyên nhân dẫn đến Suy nhược cũng có sự tác động từ các yếu tố về lối sống, thói quen sinh hoạt…chính vì vậy thay đổi lối sống và chế độ ăn uống cũng là phương pháp giảm thiểu bệnh:

  • Bệnh nhân nên có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng các nhóm chất, bổ sung nhiều rau củ và trái cây.
  • Bổ sung đủ lượng vitamin (C, B1, B2…) vì chúng giúp đẩy nhanh hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, làm cơ thể khỏe mạnh chống lại mệt mỏi.
  • Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như: ma túy, bia rượu, thuốc lá…
  • Tập luyện thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Đặc biệt là các bộ môn nhẹ nhàng như Yoga hoặc thiền, đây là 2 bộ môn giúp cân bằng lại trạng thái tâm lý và tinh thần.
  • Có kế hoạch khoa học trong công việc, có thể chia nhỏ công việc để tránh bị quá tải hoặc cảm thấy áp lực.
  • Tránh căng thẳng cả về mặt thể chất và cảm xúc. Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và tham gia các hoạt động mà bạn yêu thích.

4.2. Uống men vi sinh

Sử dụng men vi sinh là một liệu pháp mới và được đánh giá cao về mặt hiệu quả cũng như độ an toàn trong việc ngăn ngừa và cải thiện tâm trạng, trầm cảm… Một số chủng vi khuẩn đường ruột nhất định có tác động tích cực đến tâm trạng và hành vi ở người, đặc biệt là hai chủng lợi khuẩn Bifidobacteria, Lactobacillus. Những chủng lợi khuẩn này có tác dụng đến chức năng não bộ được gọi là spychobiotics, hay “probiotics tâm trạng”. 

Việc sử dụng men vi sinh là một lựa chọn hữu ích đối với người thường xuyên phải đối mặt với vấn đề stress, lo âu dẫn tới suy nhược thần kinh không chỉ bởi hiệu quả mà còn vì tính an toàn. Men vi sinh có thể sử dụng thường xuyên dài ngày mà không cần lo lắng đến các tác động phụ đến sức khỏe

4.3. Sử dụng thuốc hoặc các sản phẩm hỗ trợ sức khoẻ

Xét đến nguyên nhân gây bệnh mà nhiều trường hợp bệnh nhân được tư vấn sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể giúp ích trong điều trị suy nhược thần kinh. Ngoài ra còn các loại thuốc để giảm triệu chứng như thuốc giảm đau, thuốc điều hòa nhịp tim, thuốc chống loạn thần, thuốc ngủ…cũng được sử dụng tùy từng trường hợp cụ thể.

Bên cạnh đó, các sản phẩm Đông Y hỗ trợ bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, phòng ngừa và làm giảm thiểu năng tuần hoàn não…cũng đang được nhiều chuyên gia tư vấn cho các bệnh nhân suy nhược thần kinh. 

Điển hình nhất, sản phẩm hoạt huyết Ngự y mật phương - Đông Y Thế Hệ 2, với phương pháp bào chế theo Ngự Y Mật Phương bí truyền quý hiếm nghìn năm, sản xuất tại dây chuyền nhà máy đông dược đạt tiêu chuẩn GMP-WHO chính là lựa chọn tối ưu có thể mang lại hiệu quả vượt trội thực sự cho những người bị suy nhược thần kinh, thiếu máu não.

thông tin tư vấn

DS. Hà Oanh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại