Rất nhiều người lầm tưởng rằng, choáng váng và chóng mặt là tên gọi cho cùng một trạng thái bệnh lý. Trên thực tế, đây là 2 triệu chứng hoàn toàn khác nhau và cảnh báo cho những tình trạng bệnh lý khác biệt.
Chóng mặt là cảm giác mọi thứ xung quanh như đang chuyển động xoay tròn trong không gian hoặc quanh bản thân người bệnh. Mức độ chóng mặt sẽ tăng lên khi người bệnh quay đầu cổ về một hướng nhất định, kèm theo nhức đầu, buồn nôn, ói mửa, giật nhãn cầu, ù tai.
Nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn tiền đình, chấn thương đầu, viêm dây thần kinh tiền đình, ứ nước nội dịch vô căn hoặc các vấn đề về não như u não, đột quỵ. Những cơn chóng mặt có thể xảy ra bất ngờ, kéo dài từ vài phút đến vài giờ đồng hồ, tự động biến mất mà không cần can thiệp điều trị.
Choáng váng là cảm giác lâng lâng, quay cuồng, mất khả năng giữ thăng bằng, đứng không vững, mắt mờ, dễ té xỉu. Người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể trở nên nặng nề hơn, sức lực suy yếu, khó di chuyển. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do thiếu máu, hạ huyết áp, hạ đường huyết, rối loạn nhịp tim, mất nước, giảm tuần hoàn máu lên não, thiếu oxy não, suy nhược thần kinh...
Việc phân biệt rõ ràng giữa 2 loại triệu chứng này sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, phù hợp với từng thể trạng bệnh khác nhau.
Như đã đề cập ở trên, choáng váng là biểu hiện cho nhiều tình trạng bệnh lý riêng biệt từ nhẹ tới nặng. Đối với những trường hợp choáng nhẹ thường gặp ở người trẻ tuổi do suy nhược cơ thể trong thời gian dài, ức chế thần kinh, căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, sợ hãi, kích động hoặc đói, không kèm theo các hiện tượng khác như buồn nôn, nôn mửa nặng ngực thì không cần thiết phải can thiệp cấp cứu khẩn cấp.
Các trường hợp choáng váng cần cấp cứu ngay lập tức bao gồm:
Để khắc phục kịp thời tình trạng choáng váng cho các bệnh nhân, cần loại bỏ trực tiếp nguyên nhân gây ra triệu chứng. Cho bệnh nhân nằm nghỉ trong vài phút, tháo bớt khuy áo, nới rộng cà vạt và những chỗ quần áo bó chặt vào người. Giữ cho môi trường xung quanh được thoáng khí, duy trì nhiệt độ vừa phải, tránh quá nóng hoặc quá lạnh. Tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu choáng váng do đói, có thể cho bệnh nhân ăn thức ăn có đường uống nước đường, nước điện giải hoặc truyền qua đường tĩnh mạch.
Với trường hợp nặng cần nhập viện để thực hiện các xét nghiệm về thần kinh, tim mạch, xét nghiệm máu và làm điện tâm đồ để chẩn đoán nguyên nhân chính xác gây bệnh.
Để phòng ngừa và giảm thiểu tần suất xuất hiện hiện tượng choáng váng, bạn hãy thực hiện một số điều sau:
Choáng váng là hiện tượng phổ biến và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và thể trạng sức khỏe khác nhau. Nếu hiện tượng choáng váng diễn ra liên tục, thời gian choáng váng kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc thậm chí còn xuất hiện thêm các triệu chứng như đau đầu, nặng ngực, khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn thì hãy ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.