Thứ ba, 15/10/2024 | 21:30
RSS

Chóng mặt uống trà đường được không?

Thứ tư, 01/03/2023, 06:37 (GMT+7)

Chóng mặt là tình trạng khó chịu mà nhiều người trải qua. Nó khiến bạn dễ bị ngã, gặp chấn thương vì thấy mọi thứ mờ ảo, xoay tròn xung quanh. Trong số những phương pháp dân gian được nhiều người mách bảo nhau để kiểm soát hiệu quả tình trạng này là Chóng mặt uống trà đường được không?

I - Chóng mặt uống trà đường được không?

Trước tiên muốn trả lời chính xác được câu hỏi này bạn cần hiểu rõ về chóng mặt. Đây là trạng thái cơ thể bị mất thăng bằng, người bệnh có cảm giác bản thân bị mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng, mọi thứ xung quanh đều xô chéo, mờ ảo. Nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị té ngã.

Nguyên nhân gây ra chóng mặt rất đa dạng:

  • Thiếu máu lên não, cụ thể là thiếu máu đến bộ phận tiền đình
  • Lượng đường trong máu thấp
  • Huyết áp thấp
  • Có các vấn đề về tai trong
  • Người bị bệnh suy giáp
  • Tác dụng phụ của thuốc.

chóng mặt uống trà đường được không

Theo các chuyên gia, việc chóng mặt uống trà đường được không còn phải căn cứ vào nguyên nhân gây ra chóng mặt. Chẳng hạn như nếu bị quay cuồng, hoa mắt, chóng mặt do tụt huyết áp thì dùng trà đường sẽ cải thiện được nhanh chóng.

Trong trà đường có lượng đường không chỉ cung cấp thêm năng lượng cho người nhanh chóng lại sức mà còn tác động trực tiếp đến trạng thái tăng/ giảm huyết áp, giúp ổn định huyết áp. Từ đó người bị chóng mặt sẽ cảm thấy dễ chịu mau chóng, không còn có cảm giác chóng mặt, bồng bềnh, lâng lâng

II - Một số đồ uống trị chóng mặt thay thế trà đường

Ngoài trà đường ra thì một số đồ uống khác cũng có thể giúp bạn đối phó với những cơn chóng mặt một cách nhanh chóng, hiệu quả. Các bạn có thể tham khảo một số loại đồ uống sau, nguyên liệu dễ kiếm tìm, rẻ tiền mà cách thực hiện cũng nhanh chóng. 

1. Trà gừng

Theo y học dân gian, củ gừng có đặc tính ấm, khả năng kích thích lưu thông máu lên não tốt. Từ đó giảm đáng kể hoa mắt, chóng mặt… Vì vậy người bị rối loạn tiền đình có thể dùng đến trà gừng hoặc nếu không có trà gừng thì chúng ta có thể dự trữ sẵn kẹo gừng tiện lợi, nhanh chóng mỗi khi cơn chóng mặt ập đến. 

Để làm tách trà gừng khá đơn giản: Mỗi ngày nạo lấy 2 - 3 thìa gừng tươi, hãm với nước sôi trong khoảng từ 8 - 10 phút rồi thêm mật ong. Chúng ta nên uống ấm cho dễ uống cũng như để trà phát huy tác dụng tốt hơn.

uống trà gừng chữa chóng mặt thay trà đường

2. Nước chanh

Một thức uống khá quen thuộc và đơn giản nhưng ít ai biết rằng nó lại giúp cắt cơn chóng mặt vô cùng công hiệu. 

Trong quả chanh có hàm lượng vitamin C tự nhiên dồi dào giúp bạn tỉnh táo, khỏe khoắn. 

Có thể pha nước cốt chanh với đường để thưởng thức hằng ngày. Kiên trì dùng đều đặn trong vòng 1 - 2 tháng các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt sẽ giảm đi đáng kể. 

3. Nước lọc

70% cơ thể là nước - đây là thành phần quan trọng giúp duy trì cơ thể khỏe, nhiều năng lượng. Vì vậy khi bị thiếu nước, mất nước người sẽ trở nên mệt mỏi kèm theo chóng mặt, ù tai…  Bạn cần bổ sung đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày, với những người vận động nhiều thì cần uống nước nhiều hơn.

Khi bị chóng mặt do cơ thể thiếu nước ở mức nhẹ hay trung bình, chúng ta có thể khắc phục bằng cách bổ sung đủ nước hay các thức uống khác giúp phòng ngừa cũng như kiểm soát hiệu quả cơn chóng mặt.

uống nước lọc thay trà đường chữa chóng mặt

4. Mật ong pha nước

Trong mật ong có chứa nhiều chất dinh dưỡng (sắt, canxi, photpho, magie, vitamin B, C…) rất tốt để cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể. Bạn có thể dùng mật ong pha với nước chanh hoặc là dấm táo để chữa chóng mặt cũng rất tốt. 

Cách làm cũng khá đơn giản: chúng ta chỉ cần hoà mật ong với nước ấm tuỳ theo khẩu vị (có thể thêm chanh) rồi thưởng thức.

III - Tại sao tôi uống trà đường xong bị chóng mặt?

Mặc dù trà có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe ngăn ngừa bệnh tật như kiểm soát tốt triệu chứng chóng mặt. Song có người sau khi uống trà xong lại bị chóng mặt. Đây là thắc mắc của không ít người. Điều này có thể lý giải là do caffein trong trà chất kích thích hệ thần kinh trung ương gây ra những phản ứng không tốt như: tăng nhịp tim, khó chịu ở hệ tiêu hóa, lưu thông máu nhanh… 

Nhất là khi uống trà trong lúc đói, các thành phần trong trà có thể đẩy nhanh làm giảm đi lượng đường trong máu dẫn tới hạ đường huyết khiến cơ thể xuất hiện các triệu chứng hồi hộp, chóng mặt, hoa mắt, chân tay yếu ớt… 

Khi gặp trường hợp bị “say” trà như này, cách đơn giản nhất là bạn ăn chút đồ ăn ngọt, nghỉ ngơi một chút, hít thở sâu, tĩnh tâm, mọi cảm giác khó chịu sẽ được đẩy lùi. 

Tuy nhiên căn nguyên chủ yếu gây chóng mặt là do thiếu máu não, cụ thể là thiếu máu đến hệ tiền đình. Khi tiền đình “không khỏe mạnh” chức năng giữ thăng bằng của cơ thể không được tốt. Từ đó sẽ thường xuyên sinh ra các biểu hiện khiến cơ thể khó chịu: chóng mặt, choáng váng…

Như vậy muốn chấm dứt chóng mặt thì cần có cách tác động trực tiếp vào nguyên nhân gốc rễ này. Còn việc “cứu cánh” bằng các thức uống chỉ có tác dụng bổ trợ mà thôi.

vì sao uống trà gừng bị chóng mặt

Một trong những phương pháp chữa chóng mặt hiệu quả hiện nay được nhiều người ưa chuộng là đi theo y học cổ truyền. Song nếu chỉ dùng Đông y truyền thống thì hiệu quả chưa thực sự vượt trội bởi chỉ dùng khi bệnh mới chớm, ở thể nhẹ. Mặt khác trên thị trường bây giờ có rất nhiều loại "thuốc Đông y ba đời" không rõ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ khiến nhiều người bệnh lao đao "tiền mất tật mang". 

Thay vì dùng Đông y truyền thống hay lạm dụng tân dược thì đây chính là phương pháp an toàn, hiệu quả được nhiều người ưa chuộng và tin tưởng. Viên chóng mặt Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 với cơ thể hoạt huyết, bổ huyết mạnh mẽ, tăng cường, bổ sung máu lên não, lên hệ thống tiền đình cho hiệu quả vượt trội, hạn chế chóng mặt tái phát. Người bệnh sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt sau 2 - 5 ngày dùng. 

Chúng ta cần tuân thủ đúng và đủ liệu trình để phát huy hiệu quả cao nhất. Tuyệt đối tránh bỏ dở giữa chừng vừa ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như việc chữa trị. 

Trên đây là một số thông tin giải đáp cho thắc mắc “chóng mặt uống trà đường được không”. Người bệnh khi gặp phải các cơn chóng mặt không được chủ quan mà cần tiến hành thăm khám cẩn thận và có phương án khắc phục kịp thời, hiệu quả, tránh những tác động xấu đến sức khỏe.

thông tin tư vấn

DS. Phương Thảo
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại