Thứ năm, 25/04/2024 | 11:02
RSS

Cúi đầu xuống bị chóng mặt: Nguyên nhân & Cách xử lý

Thứ năm, 23/02/2023, 17:32 (GMT+7)

Hiện tượng ​​chóng mặt khi cúi đầu xuống là tình trạng sức khỏe không hiếm gặp ở cả người trẻ tuổi và người già. Có người bị dai dẳng triền miên trở thành nỗi ám ảnh nhiều năm liền. Vậy làm thế nào để vượt qua tình trạng này một cách nhẹ nhàng? Đâu là những nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời, triệt để? 

1. Nguyên nhân cúi đầu xuống bị chóng mặt

Nhiều người lại cố gắng dùng đủ mọi phương pháp để điều trị chóng mặt, đau đầu với suy nghĩ "có bệnh thì vái tứ phương" nhưng vẫn không dứt điểm được, thậm chí ngày càng nặng hơn.

Vậy đâu là những nguyên nhân thực sự dẫn đến chóng mặt khi cúi đầu xuống, chúng ta cần phải biết được tường tận để có cách điều trị phù hợp.

1.1/ Hệ tiền đình yếu

Tiền đình có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể khi thực hiện các chuyển động, khi hệ thống này kém ổn định sinh ra chứng rối loạn tiền đình trung ương với các triệu chứng khó chịu: hoa mắt, chóng mặt, loạng choạng, buồn nôn, ù tai…

Ít ai biết rằng 80% nguyên nhân thực sự dẫn đến chứng rối loạn tiền đình là do thiếu máu não. Cụ thể là máu không được vận chuyển đầy đủ đến hệ tiền đình khiến cho cơ quan này hoạt động kém ổn định, sinh ra chứng rối loạn tiền đình với các triệu chứng: chóng mặt, đau nửa đầu, choáng váng, buồn nôn…

cúi đầu bị chóng mặt do tiền đình yếu

1.2/ Mất nước

Nước có vai trò quan trọng, duy trì hoạt động trơn tru của các cơ quan trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu nước các cơ quan không thể thực hiện mọi chức năng bình thường, bao gồm cả não cũng vậy. Điều này khiến cho hệ tiền đình cũng sẽ hoạt động kém hiệu quả dẫn đến chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi.

Đặc biệt dân văn phòng, vận động viên… cần bổ sung nước liên tục để ngăn ngừa hình thành chứng chóng mặt.

1.3/ Lượng đường trong máu thấp

Tình trạng này còn được gọi với cái tên quen thuộc khác là hạ đường huyết. Do đường cung cấp năng lượng cho cơ thể nên khi nồng độ đường trong máu thấp, người bệnh sẽ cảm thấy: mệt mỏi, chóng mặt, bủn rủn chân tay, đau đầu, vã mồ hôi… Nếu không biết cách xử lý kịp thời có thể dẫn đến té ngã, tai nạn…

1.4/ Huyết áp thấp

Khi não không được bơm đủ lượng máu, oxy, dinh dưỡng thiết yếu nên hoạt động bị giảm sinh ra chóng mặt, quay cuồng. Đặc biệt người cao tuổi, bị bệnh mạn tính khi do huyết áp thấp cần hết sức lưu ý.

chóng mặt khi cúi đầu do huyết áp thấp

1.5/ Máu lưu thông kém

Lưu thông máu kém có thể dẫn đến giảm lưu lượng máu lên não, ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Máu không được lưu thông gây ứ tắc, huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu. Người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải những cơn hoa mắt, chóng mặt, đau đầu…

1.6/ Thiếu máu

Người mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, thậm chí té xỉu… là một trong những dấu hiệu rõ nét của chứng thiếu máu.

Điều này được giải thích như sau: khi lượng hồng cầu thấp, việc vận chuyển oxy tới các cơ quan trong cơ thể gặp khó khăn, trong đó bao gồm cả não bộ. Tình trạng này ảnh hưởng tiêu cực đến não khiến não hoạt động kém hiệu quả gây nên hiện tượng chóng mặt, mệt mỏi.

1.7/ Hàm lượng carbon dioxide thấp

Khi hàm lượng carbon dioxide trong máu thấp sẽ gây ra một số triệu chứng khó chịu như: chóng mặt, khó thở, buồn nôn…

1.8/ Vấn đề về tai trong

Tai là thành phần quan trọng trong hệ thống cân bằng của cơ thể. Bộ phận này chứa dịch lỏng giúp cơ thể giữ thăng bằng, xác định được vị trí, tư thế trong không gian. Tất cả mọi thông tin này sẽ thông qua hệ thần kinh chuyển tới não.

Giữ vai trò quan trọng vậy nên khi dịch trong tai bị ảnh hưởng các dây thần kinh tiền đình dẫn đến tình trạng mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng, chóng mặt mà bạn đã gặp phải.

cúi xuống chóng mặt do vấn đề tai

1.9/ Suy giáp

Các bệnh lý về tuyến giáp thường đi kèm với rối loạn hệ thần kinh thực vật. Suy giáp khiến tuyến giáp sản xuất không đủ một số hormon ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh thực vật. Vì vậy mà có tới gần 70% người mắc bệnh tuyến giáp bị chóng mặt kèm theo nôn và buồn nôn, vã mồ hôi. Sau đó người bệnh mệt mỏi, uể oải cả ngày.

1.10/ Tác dụng phụ của thuốc

Đôi khi dùng thuốc xong, nhiều người bị chóng mặt, buồn nôn. Đặc biệt là các loại thuốc: thuốc giảm đau, thuốc huyết áp, an thần, lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm và một số loại thuốc kháng sinh khác.

II - Bị chóng mặt khi cúi xuống phải làm sao?

Việc điều trị chóng mặt sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ tùy từng trường hợp. Nếu tình trạng cúi đầu xuống bị chóng mặt xảy ra không thường xuyên và chỉ là thoáng qua, bạn nên áp dụng những lời khuyên sau:

  • Nằm xuống ít phút và nhắm mắt nghỉ ngơi.
  • Hít vào sâu, thở ra chậm rãi, nhẹ nhàng trong vòng vài phút
  • Nên hạn chế cà phê, đồ uống có cồn, thuốc lá để tránh các triệu chứng chóng mặt nặng hơn.
 

hiện tượng cúi xuống chóng mặt phải điều trị ra sao

Một số người có thể giảm chóng mặt, buồn nôn bằng cách uống trà gừng, nước đường, nước chanh, nước mật ong… như một chất bổ sung để giảm nhẹ các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn…

Để khắc phục hiệu quả chóng mặt khi cúi đầu xuống chúng ta cần xác định được nguyên nhân gây nên. Từ đó kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục tương ứng với từng nguyên nhân. Cụ thể như sau:

1. Hệ thống tiền đình yếu

Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng chóng mặt khi cúi đầu xuống. Vì vậy muốn trị dứt điểm chóng mặt cần phải tác động tới hệ tiền đình. Hệ tiền đình là một bộ phận của trung ương thần kinh, được nuôi dưỡng và hoạt động nhờ được "tưới" máu liên tục. Nếu như lượng máu cung cấp cho cơ quan này không đủ hoặc chất lượng kém, hệ tiền đình sẽ phải chịu ảnh hưởng. Vậy nên, cơ chế hiệu quả nhất để khôi phục hệ tiền đình khoẻ mạnh là phải bổ huyết, hoạt huyết trực tiếp đến cơ quan này. Các sản phẩm hoạt huyết thông thường hầu hết có tác dụng không rõ rệt, chỉ có viên chóng mặt Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 mới có hiệu quả vượt trội, khác biệt hoàn toàn:

  • Bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường mạnh mẽ máu lên não, giúp hệ thống tiền đình hoạt động ổn định trở lại, giảm nhanh các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt.
  • Thực tế đã có rất nhiều người bị rối loạn tiền đình, bị chóng mặt nặng phải đi cấp cứu, dùng đủ mọi phương pháp không đỡ nhưng khi dùng sản phẩm với liều tăng cường thì cảm nhận hiệu quả rõ rệt sau 2 - 5 ngày.
  • Dùng đúng và đủ liệu trình hiệu quả dài lâu, hạn chế tái phát.
  • Nguồn dược liệu đầu vào được lựa chọn kỹ càng, quá trình kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu chọn giống, trồng trọt, bảo quản… nên người dùng hoàn toàn an tâm khi sử dụng.

2. Huyết áp thấp

Khi huyết áp thấp khiến chúng ta xây xẩm, choáng váng. Bạn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường bổ sung rau củ quả, trái cây, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt…

Ngoài ra trong chế độ ăn uống hằng ngày cần tăng lượng muối có tác dụng tăng huyết áp và uống nhiều nước để trữ nước cho cơ thể.

3. Hạ đường huyết

Để phòng ngừa hạ đường huyết gây chóng mặt, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc:

  • Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, khoa học: Ăn đúng giờ, không để cơ thể bị đói lâu, nên ăn thêm các bữa phụ trong ngày. Tăng cường các loại chất xơ từ rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, protein, chất béo lành mạnh… Cắt giảm đồ uống có cồn, cafein… gây ra lượng đường trong máu thấp.
  • Luôn mang theo kẹo/ đồ ngọt bên người khi bị hạ đường huyết gây chóng mặt có dùng ngay để khôi phục nhanh lượng đường trong máu.
  • Nên thực hiện kiểm tra đường huyết đều đặn là cách giúp kiểm soát lượng đường trong máu luôn được duy trì ở mức ổn định.

4. Thiếu máu

Thiếu máu, thiếu sắt khá phổ biến, một số nguyên nhân liên quan đến tình trạng này bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng, bệnh mạn tính, giai đoạn mang bầu, nhiễm trùng.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần bổ sung thực phẩm ngăn ngừa thiếu máu: thịt, hải sản, trứng, rau xanh đậm, các loại hạt, quả, mật ong…

Một số đồ uống gây cản trở sự hấp thụ sắt vào cơ thể như trà, cà phê cần phải hạn chế.

5. Máu lưu thông kém

Máu lưu thông kém, nhất là máu lên não kém cần phải khắc phục kịp thời càng sớm càng tốt, ngăn ngừa những hệ lụy cho sức khỏe: hoa mắt, chóng mặt; tê bì chân tay, thị lực kém, mất ngủ, đau sống lưng.

Áp dụng một số biện pháp hữu ích sau sẽ giúp các bạn cải thiện được tình trạng này:

  • Tập thể dục đều đặn: việc rèn luyện thể chất hằng ngày giúp máu lưu thông tốt, gia tăng lượng máu và oxy lên não. Thực hiện các hoạt động vừa sức, nhẹ nhàng như: leo cầu thang bộ, đi bộ, tập yoga…
  • Chế độ ăn uống hợp lý: tăng cường ăn các loại cá, rau xanh, quả mọng, trứng, thịt bò, hải sản sẽ rất tốt cho não. Hạn chế các chất kích thích, nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn…
  • Thiết lập và duy trì lối sống lành mạnh: biết cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Tránh ôm đồm nhiều công việc dẫn đến quá tải, đầu óc căng thẳng không tốt cho não.
tập thể dục khắc phục cúi đầu bị chóng mặt

6. Suy giáp

Tình trạng chóng mặt ở người suy giáp rất phổ biến. Bệnh có thể điều trị bằng thuốc theo phác đồ của bác sĩ chúng ta cần kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng khoa học. Cụ thể chúng ta cần bổ sung những thực phẩm giàu iot, giàu kẽm như rong biển, hải sản, thịt bò, thịt gà, trứng, các loại đậu… 

7. Các vấn đề về tai trong

Viêm tai trong cũng như các bệnh lý về tai thì cần điều trị triệt để tránh tình trạng nhiễm trùng hay chấn thương để lại các di chứng để lại trên hệ thần kinh. Lưu ý không nên tự ý dùng thuốc để tránh gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe

8. Tác dụng phụ của thuốc

Khi bạn nhận thấy các cơn chóng mặt có liên quan đến một số loại thuốc đang dùng thì cần ngưng thuốc các biểu hiện chóng mặt sẽ hết. Hoặc bác sĩ sẽ cắt giảm liều lượng thuốc, kê đơn thuốc bổ sung hoặc thay thế cho bạn loại thuốc mới.

thông tin tư vấn

DS. Nguyễn Huyền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại