Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn ở trẻ là tình trạng khá phổ biến. Tuy đa phần các trường hợp đều không gây nguy hiểm nhưng không vì thế mà các bậc cha mẹ được chủ quan. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này mà cha mẹ cần lưu ý:
Vì tính cách hiếu động, hay chạy nhảy, trẻ nhỏ thường rất hay té ngã, gây ra những vết sưng, bầm tím vùng đầu, gây ra đau đầu, chóng mặt. Tình trạng này sẽ không có gì đáng lo ngại vì hầu hết các vết sưng trên đầu ở trẻ đều ở mức nhẹ. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị ngã, va đập mạnh, và ngoài bị đau đầu, buồn nôn, trẻ còn có dấu hiệu người mệt lừ đừ sau khi ngã, tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ đi thăm khám, chiếu chụp càng sớm càng tốt.
Nếu trẻ bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn sau khi ăn thì rất có thể nguyên nhân chính là do trẻ đã bị ngộ độc thực phẩm. Trẻ thường có sở thích ăn các món ăn như xúc xích, thịt xông khói… những loại đồ ăn này có thể gây ra đau đầu vì chứa thành phần các chất phụ gia và chất bảo quản. Ngoài ra, các loại đồ uống trẻ thường hay uống như soda, nước tăng lực… cũng có thể gây ra tình trạng nhức đầu. Chính vì thế, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm này.
Đau nửa đầu với những dấu hiệu điển hình như đau nhói hoặc đau âm ỉ, đau nặng hơn khi vận động, người mệt mỏi, da nhợt nhạt, buồn nôn, đau bụng, nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng. Đây là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó có trẻ em.
Khi bị cảm lạnh, cảm cúm, trẻ cũng có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, người mệt mỏi, kèm theo các dấu hiệu như:
Một số vấn đề nghiêm trọng trong não gây ra đau đầu, chóng mặt ở trẻ phải kể đến như:
Trẻ em cũng có những nỗi lo lắng, bận tâm như học tập thi cử, bạn bè… khiến trẻ bị căng thẳng, stress, gây ra đau đầu, chóng mặt, thậm chí nhiều trường hợp còn dẫn tới rối loạn lo âu, trầm cảm. Chính vì vậy, trong trường hợp này, các bậc cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện, quan tâm tới trẻ nhiều hơn.
Trong các trường hợp trẻ bị chóng mặt, buồn nôn do chấn thương (va đập mạnh), do ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là do có vấn đề trong não, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám và có các phương pháp điều trị kịp thời.
Khi trẻ có các dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, trước hết cha mẹ nên để trẻ nằm nghỉ ngơi trong phòng tối yên tĩnh. Bên cạnh đó, có thể cho trẻ ăn nhẹ, uống nước lọc hoặc nước trái cây để có thể phần nào giúp giảm bớt tình trạng này.
Cụ thể hơn, khi trẻ bị đau đầu, cha mẹ nên:
Khi trẻ bị chóng mặt, buồn nôn, cha mẹ nên:
Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc giảm đau như Ibuprofen, Acetaminophen, Paracetamol. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như gây kích ứng hệ tiêu hóa, ảnh hưởng xấu tới gan.
Nếu cơn đau đầu, chóng mặt của trẻ không thuyên giảm, thậm chí còn còn trở nên trầm trọng hơn, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế.
Cụ thể, với các tình trạng chóng mặt cần được thăm khám như:
Đối với tình trạng đau đầu, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu như đau đầu:
Có thể thấy, tình trạng trẻ em bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không đem lại hiệu quả, cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.