Thứ sáu, 22/11/2024 | 05:26
RSS

Hoa mắt chóng mặt là bệnh gì? Khắc phục như thế nào?

Thứ năm, 09/02/2023, 15:55 (GMT+7)

Hoa mắt chóng mặt là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ thần kinh, tim mạch, rối loạn về tâm lý, suy nhược cơ thể... Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ tình trạng mà mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp điều trị và phòng ngừa thích hợp.

I. Hoa mắt chóng mặt là bệnh gì?

Hoa mắt và chóng mặt thực chất không phải là tên gọi của 1 triệu chứng.

Hoa mắt là cảm giác xây xẩm mặt mày, tối sầm mắt khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng hoặc từ nằm sang ngồi. Tình trạng này sẽ giảm dần khi người bệnh nằm yên nghỉ ngơi. Trong một số trường hợp, người bệnh thậm chí còn có cảm giác buồn nôn, khó chịu hoặc thậm chí là bất tỉnh.

Chóng mặt là cảm giác bản thân hoặc mọi thứ trước mắt xoay tròn, chuyển động theo nhiều hướng, xuất hiện khi người bệnh xoay đầu hoặc thay đổi tư thế đột ngột, có thể dẫn đến mất thăng bằng, khó khăn trong việc di chuyển, té ngã, buồn nôn, ói mửa.

chứng hoa mắt chóng mặt

2 tình trạng bệnh lý này có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, với các mức độ khác nhau. Có những cơn hoa mắt chóng mặt chỉ diễn ra trong vài giây đến vài phút, nhưng cũng có trường hợp nặng, thường đi kèm với các dấu hiệu bất thường như đau đầu, nôn liên tục, đi không vững, nói không rõ tiếng, khả năng nghe giảm sút, tê liệt cơ mặt, cánh tay...

Khi xuất hiện những biểu hiện nghiêm trọng kể trên, người bệnh cần lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

II. Nguyên nhân gây ra hoa mắt chóng mặt

Có rất nhiều tác nhân dẫn đến tình trạng hoa mắt chóng mặt.

1. Nguyên nhân gây ra hoa mắt

Triệu chứng hoa mắt xuất hiện có thể bắt nguồn từ:

  • Tình trạng thiếu máu: suy giảm lượng máu lên não do thiếu sắt, vitamin, Xuất huyết tiêu hóa mất máu do vết thương hở, thiếu máu trong kỳ kinh nguyệt, một số bệnh về xương tủy...
  • Các bệnh lý của tim: một số bệnh điển hình như rối loạn nhịp tim, hẹp van động mạch chủ, hở van tim, suy van tim, xơ cứng/xơ vữa động mạch...
  • Các bệnh lý mạch máu: viêm mạch máu, xơ vữa mạch máu.
  • Tình trạng mất nước do sốt, nôn mửa, tiêu chảy gây tụt huyết áp.
  • Sử dụng quá nhiều rượu, bia, chất kích thích, chất gây nghiện tạo nên ảo giác hoa mắt, khó chịu.
  • Các rối loạn và tổn thương tâm lý do trạng thái stress, lo âu kéo dài trong cuộc sống gây ra chứng biếng ăn, suy nhược cơ thể và khiến người bệnh luôn trong trạng thái hoa mắt, mệt mỏi.
  • Tác dụng phụ của một số loại dược phẩm, phản ứng của thuốc với thực phẩm khi đưa vào cơ thể.

2. Nguyên nhân gây ra chóng mặt

Sự bất thường trong hoạt động của hệ thống tiền đình ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát thăng bằng cũng như nhận biết tư thế của đầu trong không gian sẽ dẫn đến hiện tượng chóng mặt. Cảm giác này thường xuất hiện khi người bệnh gặp phải các tình trạng bệnh lý như:

2.1. Rối loạn tiền đình

Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới chóng mặt. Tiền đình là hệ thống giúp cơ thể cảm nhận thăng bằng. Chính vì thế, khi chức năng hệ tiền đình bị rối loạn gây chóng mặt, quay cuồng, choáng váng, có cảm giác tự quay kèm theo, mất thăng bằng, đứng không vững, té ngã.

Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình, nhưng nguyên nhân chính là do thiếu máu lên não, cụ thể hơn là thiếu máu lên hệ tiền đình. Khi lưu lượng máu lên não suy giảm, hệ thống tiền đình không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất dẫn tới bị rối loạn, gây ra hàng loạt các triệu chứng trong đó nổi bật nhất là chóng mặt.

2.2. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV)

Benign Paroxysmal Positional Vertigo, hay còn được gọi là Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính xảy ra khi các tinh thể canxi cacbonat ở xoang nặng rơi vào ống bán khuyên sau ở tai trong trong quá trình di chuyển đầu, kích thích các dây thần kinh tiền đình gửi tín hiệu sai đến não, tạo nên cảm giác quay cuồng, chóng mặt. Tình trạng này xuất hiện khi bệnh nhân đột ngột thay đổi vị trí của đầu như cúi xuống, ngẩng lên, hoặc ngồi dậy, nằm xuống. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính chỉ biểu hiện thoáng qua trong vài giây và không cần can thiệp y tế nhưng có khả năng tái phát nhiều lần, gây nên sự bất tiện không nhỏ trong cuộc sống và công việc của người bệnh.

2.3. Viêm tai trong

Các trường hợp nhiễm trùng tai giữa thường bị gây ra bởi vi khuẩn, virus dẫn đến viêm nhiễm vùng mũi họng. Viêm mũi xoang mủ, u vòm họng dẫn đến tắc vòi nhĩ, cúm, cảm lạnh, dị tật mũi họng bẩm sinh, thay đổi khí hậu đột ngột, môi trường ô nhiễm không khí cao... cũng có thể dẫn đến viêm tai giữa. Người bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình như đau tai, giảm khả năng nghe, ù tai, chóng mặt, sưng sau tai, sốt, khó ngủ, chán ăn.

nguyên nhân hoa mắt chóng mặt

2.4. Bệnh Meniere

Meniere là tình trạng rối loạn thính lực do tăng dịch và ion nội mô bất thường ở tai trong. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, phổ biến hơn cả là độ tuổi từ 20 - 50, ít gặp ở tuổi già và không phân biệt giới tính. Sự rối loạn tai trong gây nên chứng chóng mặt, ù tai, nghe kém, thậm chí là mất thính giác. Các cơn chóng mặt trong Meniere thường xảy ra đột ngột và có thể kéo dài từ 1 - 6 tiếng, thường đi kèm buồn nôn, nôn mửa, vã mồ hôi, tiêu chảy, đi đứng loạng choạng, khó giữ thăng bằng.

2.5. Đau nửa đầu tiền đình

Chóng mặt là một trong những triệu chứng dễ nhận biết nhất của chứng đau nửa đầu tiền đình. Các cơn đau thường diễn ra trong khoảng 4 - 72 giờ, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau một bên đầu và thay đổi sang bên đối diện khi chuyển sang cơn đau tiếp theo, đau theo nhịp đập của tim, có thể kèm theo hoa mắt, buồn nôn, ói mửa, ù tai, cơ thể khó thăng bằng, choáng váng, nhạy cảm với tiếng ồn, mùi vị, ánh sáng. Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có cồn, rối loạn nội tiết tố, căng thẳng tâm lý, tiền sử chấn thương ở đầu, rối loạn giấc ngủ và thay đổi thời tiết được cho là những tác nhân phổ biến gây nên bệnh đau nửa đầu tiền đình.

2.6. Stress

Bên cạnh những bệnh lý liên quan đến tai trong và hệ thống thần kinh trung ương, tình trạng chóng mặt ở một số trường hợp có thể xuất phát từ căng thẳng thần kinh. Nhân viên văn phòng, những người sống ở đô thị được xếp vào nhóm đối tượng dễ rơi vào trạng thái tâm lý này nhất.

Khi bị stress, cơ thể sẽ tự động sinh ra phản ứng tự vệ bằng cách tiết ra một lượng lớn hoocmon Cortisol ở tuyến thượng thận để cân bằng tâm trạng, kiểm soát lo âu và giảm cảm giác sợ hãi, căng thẳng. Khi tình trạng căng thẳng kéo dài, nhu cầu Cortisol lớn, năng lượng từ chất béo phải cung cấp liên tục, gây nên chứng tăng huyết áp, tăng nhịp tim, rối loạn tuần hoàn máu, dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe như nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, trầm cảm, các bệnh tim mạch, tiêu hóa, giảm khả năng ghi nhớ và tập trung, khó ngủ...

2.7. Huyết áp thấp

Huyết áp thấp xảy ra khi huyết áp đo được ở tâm thu dưới 90mmHg, huyết áp đo được tâm trương dưới 60mmHg khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi. Áp lực đẩy máu đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não, trở nên chậm và yếu, người bị huyết áp thấp sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, thấy mọi vật trước mắt như xoay tròn, không thể kiểm soát thăng bằng khi thay đổi tư thế đột ngột.

Bên cạnh đó, máu lưu thông kém cũng dẫn đến tình trạng mệt mỏi, khó ngủ, chán ăn, suy giảm trí nhớ và thị lực, thậm chí là ngất xỉu, sức khỏe giảm sút.

2.8. U não

U não là sự xuất hiện và tăng trưởng của các tế bào bất thường trong não. Khối u gây tăng áp lực nội sọ sẽ mang đến những cơn đau đầu dữ dội, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, đi đứng loạng choạng, luôn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, suy giảm khả năng nghe - nói - nhìn, vận động kém...

Ngoài ra, một số tác nhân khác cũng có thể dẫn đến tình trạng hoa mắt chóng mặt như: chóng mặt sinh lý khi đi tàu xe, ngửa cổ quá lâu, các bệnh về mắt, viêm dây thần kinh tiền đình, chấn thương ở đầu, đột quỵ, ung thư di căn...

III. Bị hoa mắt chóng mặt phải làm sao?

1. Nghỉ ngơi, thư giãn

Khi những cơn hoa mắt chóng mặt xuất hiện, cách tốt nhất là bạn nên lập tức tạm dừng mọi hoạt động, ngồi hoặc nằm xuống để nghỉ ngơi một lúc. Chọn cho mình một môi trường yên tĩnh, thoáng mát, không sử dụng điện thoại hoặc đọc sách trong quá trình nghỉ để cơ thể và tâm trí được thư giãn hoàn toàn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng hình thức xoa bóp, bấm huyệt ở cổ tay, bàn chân và một số bài tập như Brandt-Daroff, Epley, Gufoni, Semont để tự xử lý nhanh chóng cảm giác hoa mắt chóng mặt tại nhà.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có hiệu nghiệm với những cơn chóng mặt, hoa mắt nhẹ.

hoa mắt chóng mặt phải làm sao

2. Sử dụng thuốc đặc trị

Nếu tình trạng hoa mắt chóng mặt kéo dài, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc, bạn nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó đánh giá mức độ và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Đối với các trường hợp hoa mắt chóng mặt khiến người bệnh cảm thấy rất khó khăn trong việc thay đổi tư thế, không thể tự ngồi dậy, đi lại, buồn nôn hoặc nôn mửa dữ dội, nhãn cầu rung giật mạnh thì việc điều trị bằng thuốc sẽ cho phản ứng tích cực hơn. Nhóm thuốc kháng histamin, nhóm thuốc kháng cholinergic và đặc biệt là thuốc có dẫn xuất của leucin được chứng minh là có khả năng chấm dứt tình trạng hoa mắt chóng mặt một cách nhanh chóng.

Đặc biệt, vì nguyên nhân chính gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt chính là do thiếu máu tới hệ tiền đình, gây rối loạn tiền đình nên một trong những cách khắc phục an toàn, tác động tới đúng căn nguyên gây bệnh chính là sử dụng các sản phẩm Đông y, có thành phần từ thiên nhiên để hỗ trợ tăng cường máu lên não, giảm rối loạn tiền đình, chóng mặt, hoa mắt và không gây hại cho các cơ quan khác trong cơ thể.

Tuy nhiên, Đông y muốn đem lại hiệu quả không phải là Đông y thông thường, mà phải là Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 mới đem lại hiệu quả thực sự, bởi:

  • Ngự Y Mật Phương: bài thuốc bí truyền trị chóng mặt hiệu nghiệm nhất, là “Quốc bảo” y học cung đình chỉ dành để chữa trị cho bậc vua chúa thời xưa, được các Ngự y trong Thái y viện nghiên cứu.
  • Đông Y Thế Hệ 2: Sản xuất trên dây chuyền hiện đại chuẩn GMP-WHO, đem lại hiệu quả khác biệt so với Đông y thông thường, có thể cạnh tranh với Tây y trong nhiều trường hợp lại an toàn, không gây tác dụng phụ.

Thực tế rất nhiều trường hợp hoa mắt chóng mặt kéo dài, đã uống nhiều loại vẫn không đỡ, khi dùng Viên chóng mặt Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 chỉ sau 2 - 5 ngày đã thấy giảm hẳn.

IV. Những lưu ý để phòng tránh chứng hoa mắt chóng mặt

Để ngăn ngừa triệu chứng hoa mắt chóng mặt xảy ra, bạn nên thực hiện một số giải pháp như sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Bổ sung nhiều trái cây tươi, rau xanh, hạn chế tối đa thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, muối, đường, tránh xa đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá, uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
  • Hạn chế thay đổi tư thế đột ngột: Khi chuyển tư thế từ nằm sang ngồi hoặc đứng dậy, bạn nên giữ đầu cố định, không cúi xuống hoặc xoay chuyển qua lại, thực hiện một cách từ từ, chậm rãi.
  • Tập thể dục thường xuyên: Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức bền cho cơ thể, nâng cao sức khỏe thể chất là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa hoa mắt, chóng mặt.
  • Giữ tâm trạng vui vẻ, nghỉ ngơi điều độ, tránh để bản thân lo lắng, căng thẳng quá độ

Hoa mắt chóng mặt không phải là tình trạng bệnh lý hiếm gặp. Tuy không gây ra những ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng bạn tuyệt đối không nên chủ quan bỏ qua mà hãy tìm hiểu kỹ lưỡng nguyên nhân gây bệnh và nhanh chóng xử lý để tự bảo vệ sức khỏe, tránh những hệ lụy không mong muốn.

thông tin tư vấn

DS. Lương Hưng
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại