Thứ sáu, 29/03/2024 | 01:42
RSS

Bổ sung kẽm khi nào giúp tăng sức đề kháng trong đại dịch?

Thứ hai, 07/03/2022, 19:21 (GMT+7)

Với biến thể Omicron mới xuất hiện thì đại dịch Covid-19 đang lan mạnh ở nhiều tỉnh thành trên toàn quốc. Bổ sung kẽm khi nào và vào thời gian nào trong ngày sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng để đầy lùi dịch bệnh?

Bổ sung kẽm khi nào

Bổ sung kẽm khi nào là thắc mắc của nhiều người

Vai trò của kẽm trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể

Kẽm là vi khoáng thiết yếu trong cơ thể. Cơ thể không thể tự sản xuất và dự trữ kẽm nên cần bổ sung thông qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc qua thực phẩm bổ sung.

Kẽm rất cần thiết đối với nhiều quá trình trong cơ thể, bao gồm:

  • Chức năng miễn dịch
  • Quá trình phản ứng enzyme
  • Tổng hợp protein
  • Quá trình tổng hợp DNA
  • Làm lành vết thương
  • Quá trình tăng trưởng và phát triển. 

Trong tình hình dịch bệnh lan rộng như hiện nay thì việc duy trì được sức đề kháng khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể chống chịu lại các tác nhân gây hại tấn công từ bên ngoài. Hệ miễn dịch suy yếu thì rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công dẫn tới nhiễm bệnh.

Bổ sung kẽm khi nào

Kẽm có trong một số loại thực phẩm bổ sung mỗi ngày

Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng có thể dẫn tới giảm sản xuất kháng thể, giảm tiết lysozymes (một loại enzyme kháng khuẩn),... Bổ sung đầy đủ các loại vitamin (A,C,D, các vitamin nhóm B) và đặc biệt là kẽm sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.

Thực tế hiện nay kẽm đã được đưa vào phác đồ điều trị Covid-19 trên thế giớiViệt Nam thì Bộ Y tế cũng đưa kẽm vào nhóm thuốc hỗ trợ nâng cao sức khỏe tăng sức đề kháng trong Quyết định số 4109/QĐ-BYT về ban hành hướng dẫn tạm thời “Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm Covid-19 tại nhà”

Bổ sung kẽm khi nào đối với người nhiễm Covid-19?

Bổ sung kẽm khi nào

Người nhiễm Covid-19 nên bổ sung kẽm để tăng miễn dịch chống lại virus

Đối với người nhiễm Covid-19, kẽm giúp tăng hệ miễn dịch vì thế có thể giúp phòng và điều trị bệnh lý hô hấp nói chung, trong đó có bệnh Covid-19. Đặc biệt là ở người cao tuổi.

Nhiều phân tích cho biết kẽm giúp tế bào của cơ thể tránh nhiễm trùng. Những người bị thiếu kẽm có thể làm tăng các cytokine tiền viêm và giảm sản xuất kháng thể - một yếu tố quan trọng của quá trình miễn dịch.

Tuy nhiên, việc bổ sung kẽm khi nào với hàm lượng bao nhiêu là điều nhiều người thắc mắc. Cần chú ý không nên bổ sung liều quá khuyến nghị bởi dư thừa kẽm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Không nên bổ sung quá 40mg kẽm một ngày bởi có thể gây ra tình trạng khô miệng, buồn nôn, chán ăn và tiêu chảy.

Bổ sung kẽm khi nào

Nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thuốc và sử dụng kẽm theo khuyến cáo

Theo khuyến khi của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì nhu cầu kẽm của cơ thể sẽ tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể như:

  • Trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng tuổi: 2 mg/ngày
  • Trẻ sơ sinh 7 - 11 tháng tuổi: 3 mg/ngày
  • Trẻ em 1 - 3 tuổi: 3 mg/ngày
  • Trẻ em 4 - 8 tuổi: 5 mg/ngày
  • Trẻ em 9 - 13 tuổi: 8 mg/ngày
  • Nam 14 tuổi trở lên: 11 mg/ngày
  • Nữ 14 - 18 tuổi: 9 mg/ngày
  • Nữ 19 tuổi trở lên: 8 mg/ngày
  • Phụ nữ mang thai từ 18 tuổi trở lên: 11 - 12 mg/ngày
  • Phụ nữ đang cho con bú từ 18 tuổi trở lên: 12 - 13 mg/ngày

Đối với nhiễm Covid, nên phụ thuộc vào lứa tuổi để bổ sung lượng kẽm phù hợp.

Nên bổ sung kẽm vào thời gian nào trong ngày?

Bổ sung kẽm khi nào

Nên bổ sung kẽm trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ

Theo các chuyên gia, bổ sung kẽm sẽ được hấp thu tốt nhất khi uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Tuy nhiên, nếu bổ sung kẽm gây khó chịu cho dạ dày thì có thể uống kẽm trong bữa ăn.

Nếu bị lỡ một liều kẽm, hãy uống ngay càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời gian đang gần liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều bị quên và uống kẽm đúng theo liều lượng thông thường. Tuyệt đối không được tăng gấp đôi liều dùng khuyến cáo.

Việc quên không uống kẽm trong từ một hoặc nhiều ngày không có gì đáng lo ngại, bởi sẽ cần mất thời gian khá dài cơ thể mới ở mức thiếu kẽm nghiêm trọng. Tuy nhiên theo các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo thì nên bổ sung kẽm theo lịch trình đều đặn để tránh hiện tượng thiếu kẽm ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của cơ thể.

Chú ý không nên uống bổ sung kẽm cùng với đồng, sắt hoặc phốt pho trong cùng một lúc bởi có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của mỗi khoáng chất. Tốt nhát nên dùng các loại này cách nhau 2 giờ để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Bổ sung kẽm gluconate giúp tăng sức đề kháng đẩy lùi đại dịch

Trên thị trường có nhiều loại viên bổ sung kẽm, tuy nhiên quan trọng nhất là phải tìm được sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất tại các công ty dược uy tín. Tiêu biểu là sản phẩm ZinC Gluconate Nhất Nhất được sản xuất và phân phối bởi công ty Dược Phẩm Nhất Nhất.

Sản phẩm dưới dạng viên nén tiện dụng với phức hợp kẽm gluconate dễ hấp thu vào cơ thể. Bổ sung theo liều khuyến nghị để tăng cường chức năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị, giảm các triệu chứng mà Covid-19 gây ra.

ZinC Gluconate Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc toàn quốc.

Kẽm Gluconate Nhất Nhất

Bổ sung kẽm khi nào- Bổ sung Kẽm

- Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng

Sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

Số Giấy tiếp nhận đăng ký CBSP: 8/2021/ĐKSP

 

Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại