Cơ thể thiếu kẽm khiến sức đề kháng suy giảm
Ăn ít các thực phẩm chứa kẽm là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cơ thể thếu kẽm. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tiêu thụ đủ kẽm, vẫn có một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể, như mắc bệnh nội khoa. Ngoài ra, một số vấn đề y tế khác cũng làm tăng nguy cơ thiếu kẽm:
Các thói quen ăn uống có thể dẫn đến thiếu kẽm gồm:
Nghiện rượu làm giảm hấp thu kẽm
Chán ăn là một dấu hiệu cho thấy lượng kẽm trong cơ thể thấp. Các chuyên gia tin rằng kẽm ảnh hưởng đến sự thèm ăn vì nó ảnh hưởng đến ghrelin. Hormone này đôi khi được gọi là “hormone đói” kích thích sự thèm ăn, tăng lượng thức ăn và giúp cho quá trình lưu trữ chất béo.
Thiếu kẽm ở mức độ nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch. Một phân tích tổng hợp cho thấy bổ sung kẽm ngay từ đầu có thể làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh.
Kẽm điều khiển mức độ ghrelin và leptin, các hormone tạo cảm giác no trong cơ thể. Đó là lý do tại sao nồng độ kẽm thấp hơn mức lý tưởng có thể gây cảm giác chán ăn, kết quả là giảm cân.
Kẽm nguyên tố cần thiết cho quá trình đông máu, bảo vệ miễn dịch nơi bị thương và sửa chữa tế bào da để đưa nó trở lại bình thường. Kẽm cũng quang trọng đối với sự hình thành sẹo và tổng hợp protein và collagen. Do vậy, thiếu kẽm sẽ khiến vết thương lâu lành.
Rụng tóc là một dấu hiệu cực kỳ phổ biến khi cơ thể thiếu kẽm. Điều này là do kẽm đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và sửa chữa mô tóc. Nó cũng giúp giữ cho các tuyến dầu xung quanh nang lông hoạt động tốt.
Rụng tóc là một trong nhữn biểu hiện của cơ thể thiếu kẽm
Mặc dù thiếu kẽm có thể phòng ngừa và điều trị được, nhưng nếu không được điều trị, các biến chứng có thể xảy ra, thậm chí đe dọa tính mạng.
Để giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng, cần tuân theo kế hoạch điều trị mà bác sĩ chỉ định.
Các biến chứng của tình trạng thiếu kẽm bao gồm:
Tình trạng thiếu kẽm có thể dễ xảy ra hơn ở một số đối tượng. Trẻ sơ sinh bú mẹ và người lớn tuổi có nguy cơ cao nhất. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cũng có thể dễ dàng bị thiếu kẽm vì nhu cầu của họ tăng lên khi thai nhi phát triển. Những người nghiện rượu cũng có nguy cơ cao hơn do kém hấp thu. Những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm cũng có nguy cơ cao hơn.
Các bệnh mạn tính ảnh hưởng đến sự hấp thụ kẽm cũng là các yếu tố nguy cơ, bao gồm bệnh gan, bệnh Crohn và viêm da enteropathica, một chứng rối loạn di truyền hiếm gặp liên kết với kẽm, gây ra nhiều triệu chứng liên quan đến tình trạng thiếu kẽm như rụng tóc, viêm da và tiêu chảy.
Những người dùng thuốc ức chế bơm proton (PPI) để giảm axit trong dạ dày cũng có thể bị thiếu kẽm do thuốc cản trở sự hấp thu.
Trẻ em trên 7 tháng chỉ bú mẹ có nguy cơ bị thiếu kẽm
Thiếu kẽm là một tình trạng hoàn toàn có thể điều trị và phòng ngừa được. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu hụt, liều lượng kẽm có thể được chỉ định khác nhau. Hãy đảm bảo cung cấp đủ kẽm hàng ngày để duy trì các chức năng quan trọng và có hệ miễn dịch khỏe mạnh để chống lại bệnh tật.
Một số biện pháp giúp giảm nguy cơ thiếu kẽm:
Bổ sung viên uống chứa kẽm là giải pháp được nhiều người lựa chọn do chế độ ăn uống hàng ngày khó đảm bảo hàm lượng kẽm cần thiết. Hơn nữa, nhiều người mắc một số bệnh và các vấn đề sức khỏe có thể gây cản trở sự hấp thu kẽm từ chế độ ăn uống thông thường, nên bổ sung viên uống chứa kẽm hàm lượng cao sẽ giúp giảm nguy cơ này.
Khi bổ sung viên uống chứa kẽm cần lưu ý, các dạng muối kẽm khác nhau có độ hấp thu khác nhau, do đó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả bổ sung. Kẽm gluconate là một trong những dạng kẽm được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay do tính an toàn và sinh khả dụng cao.
Kẽm gluconate hay còn gọi là Zinc gluconate có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người có nguy cơ thiếu kẽm hoặc muốn bổ sung thêm kẽm để tăng sức đề kháng có thể tham khảo sử dụng.
Kẽm Gluconate Nhất Nhất- Bổ sung Kẽm - Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng NSX: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất |