Thứ sáu, 22/11/2024 | 01:50
RSS

Phát hiện 5 tạ bánh phở chứa Fomol - chất diệt khuẩn trong thức ăn gia súc

Thứ năm, 19/01/2017, 11:55 (GMT+7)

Mới đây, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện một cơ sở sản xuất bánh phở dùng chất cấm để bảo quản bánh phở được lâu hơn. Đây cũng là nguyên nhân vì sao hầu hết bánh phở trên thị trường để lâu đều không bị hỏng.

Công an tỉnh Hà Nam cho biết, sáng ngày 18/1, Đội Cảnh sát Kinh tế, Công an thành phố Phủ Lý (Hà Nam) bất ngờ tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất bánh phở của ông Vũ Mạnh Hùng (SN 1952) trú tại số 10, tổ 2, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Phủ Lý - Theo Dân Trí.

Tại đây, lực lượng chức năng xác nhận mẫu bánh phở do cơ sở nhà ông Hùng sản xuất có chứa formol - chất cấm dùng trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Tại hiện trường, Cơ quan Công an đã tiến hành tạm giữ gần 500kg bánh phở, 6 thùng và can dung dịch hóa chất dùng để sử dụng trong sản xuất bánh phở và một số tang vật có liên quan.

Phát hiện cơ sở sản xuất bánh phở không đảm bảo chất lượng tại Hà Nam (Ảnh internet)

Theo lời khai của ông Hùng, để bảo quản bánh phở được lâu hơn, cơ sở sản xuất của ông đã sử dụng chất formol để bảo quản. Cơ sở của gia đình ông Hùng hoạt động từ 2h sáng đến 8h và sản xuất được khoảng 600kg bánh phở. Số bánh phở trên bán cho các tiểu thương trên địa bàn Hà Nam và các tỉnh lân cận. Hiện cơ quan Công an đang tiếp tục điều tra làm rõ.

Hầu hết những mấu bánh phở đều được phát hiện chứa chất cấm fomal gây ảnh hưởng sức khỏe (Ảnh internet)

Vnexpress đưa tin từ các chuyên gia, người thường xuyên tiếp xúc với formol trong bánh phở nhiều nguy cơ mắc ung thư mũi, họng, phổi.

Tổ chức Y tế thế giới liệt kê formaldehyde vào loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người. Một số thí nghiệm trên động vật cho thấy, formol làm chết 50% động vật thí nghiệm với liều lượng từ 260mg – 800mg trên mỗi kg cơ thể.

Những điều chưa biết về Formol?

Formol là chất cấm không được sử dụng trong chế biến thực phẩm dù với bất cứ liều lượng nào. Ở Mỹ, đến năm 1986, FDA mới cho phép dùng formol làm chất diệt khuẩn trong chế biến thức ăn gia súc.

Theo Trung tâm An toàn Thực phẩm Hồng Kông, những thực phẩm chứa lượng lớn formol có thể gây đau bụng, nôn mửa, hôn mê, đau thận và có thể tử vong. Mức formol an toàn để nạp vào cơ thể là 0.15mg mỗi ngày.

Cơ thể con người nếu tiếp xúc với formol trong thời gian dài thì dù làm lượng cao hay thấp cũng gây tác hại rất lớn. Tác động của formol đối với hệ tiêu hóa là gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, Viêm loét dạ dày viêm đại tràng.

Mặt khác, formol còn làm chậm quá trình trao đổi chất, làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Phụ nữ có thai bị nhiễm formol có thể bị ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

 

An Bình (t/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Các chiêu thức mạo danh trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Để người dùng tránh “sập bẫy”, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) mới đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.