Thứ năm, 21/11/2024 | 20:39
RSS

Cặp vợ chồng tử vong vì thịt cóc - loại thực phẩm lợi một hại mười

Thứ sáu, 13/01/2017, 07:00 (GMT+7)

Sau khi sử dụng thịt cóc trong bữa cơm trưa, vợ chồng ông Cương, bà Diêm đã bất ngờ tử vong.

Chiều 12/1, ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Trưởng Công an xã Nghi Thạch (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) cho biết, vợ chồng ông Nguyễn Văn Cương (57 tuổi), bà Nguyễn Thị Hiên (56 tuổi) cùng trú xã Nghi Thạch) cùng tử vong trong chiều 11/1.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Đình Nhân, chủ tịch xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) xác nhận, trên địa bàn xã vừa có hai vợ chồng bị tử vong do ăn thịt cóc.

Theo đó, vào khoảng 12h30p, hai vợ chồng ông Cương và bà Diêm ăn thịt cóc, đến khoảng 14h30 phút, bà Dim có biểu hiện đau bụng, nôn mửa và đi tìm chồng để đưa đi bệnh viện khám thì tá hỏa phát hiện ông Cương đã tử vong. Đến khoảng 16h cùng ngày thì bà Diên bị tử vong.

Thịt cóc chứa nguy cơ ngộ độc cao bởi độc tố bufotoxin (Ảnh internet)

Nhận được tin báo, cơ quan chức năng có mặt tại hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ việc và xác định, hai nạn nhân tử vong do ăn thịt cóc.

Tri thức trực tuyến cho biết, ở một số con cóc còn chứa độc tố tetrodotoxin tăng thêm nguy hiểm khi cho trẻ ăn. Chưa kể, độc tố của thịt cóc không hề bị phân hủy ở nhiệt độ cao như nấu sôi, chiên xào.

Được biết, thịt cóc giàu đạm, kẽm. Tuy nhiên, nguy cơ ngộ độc cao bởi ở một số bộ phận của con cóc như gan, trứng, da, mủ, mắt, hạc thần kinh chứa rất nhiều độc tố bufotoxin, có thể gây tử vong trong thời gian rất ngắn. Đặc biệt, tỉ lệ gây tử vong ở thịt cóc rất cao và không kịp cứu chữa.

Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc cóc

Do hiểu biết chưa đầy đủ về cóc nên ăn cả gan và trứng cóc. Không biết cách chế biến để loại bỏ hết da, nội tạng cóc, làm cho độc tố dính vào thịt cóc.

Triệu chứng ngộ độc: 1 – 2 giờ sau khi ăn cóc thường có biếu hiện buồn nôn, nôn, đau và chướng bụng, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, sốc, ảo giác, đau đầu, có thể hưng phấn, tổn thương gan, thận và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do cóc, không ăn cóc và sản phẩm tự chế biến từ cóc.

Trong trường hợp vẫn ăn cóc cần chú ý

- Tuyệt đối không ăn trứng và gan cóc.

- Trong quá trình chế biến, tuyệt đối không để da cóc, nhựa cóc dính vào thịt cóc. Tránh làm vỡ trứng cóc, dính và sót trứng cóc trong thịt.

- Không sử dụng các sản phẩm “bột thịt cóc” không rõ nguồn gốc, không được kiểm định để chữa suy dinh dưỡng cho trẻ vì nguy cơ bị ngộ độc rất cao. Việc đa dạng thức ăn hằng ngày cho trẻ là rất quan trọng. Tuy nhiên, để an toàn, không nên cho trẻ ăn thịt hay các sản phẩm chế biến từ cóc mà hãy thay thế bằng những thực phẩm giàu đạm khác.

 

An Bình (t/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Các chiêu thức mạo danh trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Để người dùng tránh “sập bẫy”, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) mới đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.