Nổi mề đay (hay có tên gọi khác là bệnh mề đay) là tình trạng phù trung bì (có thể là cấp tính hoặc mạn tính) do phản ứng mao mạch ở da. Hiện tượng này có thể do người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như:
Nổi mề đay do rất nhiều tác nhân gây ra
Theo quan niệm của dân gian, người bị nổi mề đay cần kiêng nước, không được tắm để tránh làm cho tình trạng bệnh tiến triển xấu đi. Tuy nhiên, quan điểm này không hoàn toàn đúng. Người bị nổi mề đay vẫn có thể tắm bình thường và cần tắm để làm sạch lỗ chân lông, giúp cho bụi bẩn hoặc tế bào chết, dầu thừa không tích tụ ở lỗ chân lông.
Nếu tế bào da không được vệ sinh sạch sẽ tạo cơ hội cho mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút, nấm) tấn công và khiến tình trạng mề đay nặng nề hơn, thậm chí nhiễm trùng da. Viêm nhiễm trên da có thể nặng hơn nếu không được làm sạch đầy đủ vào những ngày hè, khi mà cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn.
Do đó, người bệnh nổi mề đay cần được tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tăng cường quá trình phục hồi bệnh, giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Bị nổi mề đay không cần kiêng nước nên có thể tắm như bình thường
Theo các chuyên gia, người bị nổi mề đay không nên tắm nước quá nóng hoặc nước quá lạnh, bởi nếu nước nóng hoặc nước lạnh sẽ gây phản ứng kích ứng hoặc làm tổn thương da ngày càng trầm trọng hơn, khiến cho vết mề đay, nổi ban nặng nề hơn.
Do vậy, bị nổi mề đay chỉ nên dùng nước có nhiệt độ phù hợp với cơ thể như nước ấm. Nước ấm có thể làm giãn nở tốt lỗ chân lông, nhờ đó tạo điều kiện cho quá trình rửa trôi bụi bẩn, hóa chất hoặc tác nhân gây nổi mề đay tích tụ tại lỗ chân lông.
Chính vì thế, tắm bằng nước ấm là một trong những biện pháp quan trọng để cải thiện tình trạng nổi mề đay nhanh chóng.
Chỉ nên tắm rửa bằng nước ấm khi bị mề đay dị ứng
Tuy nhiên, có một số trường hợp có thể bị nổi mề đay sau khi tắm xong. Và hiện tượng này có thể do một số nguyên nhân như:
Nhiệt độ của nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm cho tế bào da bị kích ứng, nổi mẩn đỏ hay nổi mề đay. Tình trạng thường diễn ra ở những người có làn da quá nhạy cảm hoặc sức đề kháng của da giảm sút.
Nổi mề đay sau khi tắm có thể do bị dị ứng với sữa tắm, đây là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch của cơ thể khi tiếp xúc với hóa chất có trong sữa tắm.
Nổi mề đay do dị ứng với sữa tắm có thể xảy ra ngay cả khi bạn đã sử dụng loại sữa tắm đó nhiều lần trước đó hoặc dùng một loại sữa tắm mới.
Người bị dị ứng với nước có thể xuất hiện tình trạng nổi mề đay, các nốt mề đay hiện lên da có thể có màu đỏ hoặc màu da, chúng nổi lên rất rõ trên da. Phản ứng nổi mề đay này có thể xảy ra khi người bệnh uống nước hoặc tiếp xúc với nước.
Hiện nguyên nhân vẫn chưa được xác định rõ, các nhà nghiên cứu đang đưa ra 2 giả thuyết đó là người bệnh bị dị ứng với chất hòa tan có trong nước hoặc một chất trên bề mặt da tương tác với nước và gây nổi mề đay.
Tắm xong bị mề đay có thể do nguồn nước
Dưới đây là một số cách tắm dành cho người bị nổi mề đay như sau:
Trong quá trình tắm, bạn nên lựa chọn sản phẩm sữa tắm hoặc xà phòng có thành phần dịu nhẹ, an toàn với làn da (chẳng hạn như các nguyên liệu chiết xuất từ thiên nhiên) để tránh cho da không bị kích ứng.
Không nên sử dụng sản phẩm làm sạch da chứa chất tẩy rửa quá mạnh vì có thể làm bào mòn da, làm da mỏng đi và dễ bị tổn thương hơn.
Nhiều người bị nổi mề đay có xu hướng gãi hoặc chà xát thật mạnh khi tắm để làm giảm bớt cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nếu dùng lực quá mạnh để chà xát có thể để lại nhiều tổn thương trên da, làm tăng phản ứng viêm trên da và càng gây ngứa hơn.
Do vậy, trong quá trình tắm thì bạn nên lau rửa nhẹ nhàng, tránh tác động quá mạnh lên bề mặt da nhé.
Việc tắm quá lâu có thể làm khô da, làm da mất đi độ ẩm tự nhiên và khiến cho da yếu đi, dễ bị tổn thương. Do vậy, người bị nổi mề đay không nên tắm quá lâu, mỗi ngày nên tắm 1 lần, mỗi lần khoảng 5-10 phút.
Hạn chế tắm quá lâu
Sau khi tắm xong, người bệnh nên lựa chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát. Lý do là bởi mặc quần áo bó sát sẽ làm cho da “bí hơi”, khó thoát được mồ hôi và làm cho tình trạng nổi mề đay sẽ ngày càng nặng nề hơn.
Ngoài ra, mặc quần áo bó sát cơ thể cũng làm tăng ma sát giữa làn da và quần áo, khiến cho tổn thương trên da nghiêm trọng hơn, khó hồi phục hơn.
Trong quá trình chữa trị nổi mề đay, bạn có thể vệ sinh cơ thể, tắm táp bằng một số loại nước tắm rất tốt sau:
Bạn có thể dùng một số loại lá để tắm nhằm giảm triệu chứng nổi mề đay như: lá khế, lá kinh giới, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu.
Việc tắm các loại lá tự nhiên này có thể mang tới nhiều tác dụng như: giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, làm sạch vùng da, hỗ trợ kháng khuẩn và bảo vệ vùng da bị nổi mề đay.
Sử dụng nước muối để tắm cũng là biện pháp phổ biến để khắc phục tình trạng bệnh lý này. Nước muối có tính sát khuẩn mạnh, chống viêm giúp làm giảm triệu chứng ở người bị nổi mề đay.
Bên cạnh đó, nước muối cũng có thể làm sạch da, có thể loại bỏ bụi bẩn hoặc những hóa chất tồn đọng lâu ngày trên da.
Bạn có thể sử dụng muối để tắm như sau:
Mỗi tuần bạn có thể tắm bằng nước muối khoảng 2-3 lần. Kiên trì áp dụng trong 2-3 tháng, bạn sẽ cải thiện được triệu chứng nổi mề đay.
Thêm một chút muối vào nước tắm để loại bỏ vi khuẩn, giảm mẩn ngứa trên da
Như đã đề cập, tắm nước ấm sẽ giúp lỗ chân lông giãn nở, nhờ đó có thể giúp loại bỏ dễ dàng chất bẩn, dầu thừa hoặc tế bào chết trên da. Việc tắm bằng nước ấm lại không quá gây hại cho da như tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng.
Do vậy, cho dù dùng loại nước tắm nào thì bạn cũng nên tắm bằng nước ấm vừa phải để vệ sinh da được tốt hơn và tránh làm tổn thương cho da nhé.
Việc vệ sinh cơ thể khi bị nổi mề đay là rất quan trọng, có thể giúp người bệnh phục hồi và chữa lành tổn thương trên da. Hãy tắm rửa đúng cách theo những thông tin mà bài viết đã chia sẻ, chắc chắn tình trạng nổi mề đay sẽ được cải thiện và giúp làn da của bạn ngày càng khỏe mạnh hơn.