Thứ bảy, 18/01/2025 | 07:12
RSS

Ăn tôm bị dị ứng nổi mề đay: Mẹo chữa tại nhà hiệu quả, an toàn

Thứ tư, 01/11/2023, 14:30 (GMT+7)

Ăn tôm bị dị ứng là hiện tượng khá phổ biến ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Trường hợp nhẹ có thể tự khỏi sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên cũng có các trường hợp nặng gây khó thở, tim đập nhanh, thậm chí là tử vong…

I - Dị ứng tôm là như thế nào?

Dị ứng tôm là hiện tượng hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với các chất có trong thịt hoặc vỏ tôm bằng cách biểu hiện hàng loạt các triệu chứng dị ứng như nổi mề đay, ngứa, sưng mẩn. Thông thường, người bị dị ứng tôm thường xuất hiện triệu chứng khoảng 1-2h sau khi ăn. Còn có các trường hợp chỉ cần ngửi phải mùi trong không khí hoặc hơi nước cũng có thể bị dị ứng, hiện tượng này phổ biến với những người làm trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Một số nghiên cứu đã cho thấy, thế giới có khoảng 2% dân số (tức là khoảng 6 triệu người) bị dị ứng với tôm cua, hải sản nói chung. Bất cứ ai cũng có thể bị dị ứng tôm, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn. Tuy nhiên có tới 60% trường hợp diễn ra ở người lớn. Các triệu chứng thường gặp phải khi dị ứng tôm có thể khác nhau do cơ địa của mỗi người. Người bị triệu chứng nhẹ thì ngứa ngáy cơ thể, tiêu chảy, phát ban, đau bụng, sưng mặt… Người bị nặng thì có thêm các triệu chứng như tụt huyết áp, khó thở, sốc phản vệ...

Định nghĩa về tình trạng dị ứng tôm

Cơ thể bị mẩn ngứa do dị ứng tôm

II - Nguyên nhân gây ra hiện tượng dị ứng tôm

Dị ứng tôm xảy ra khi hệ miễn dịch kích hoạt các kháng thể chống lại một loại protein có trong tôm là tropomyosin. Quá trình này khiến cơ thể giải phóng histamin nhằm mục đích tấn công tropomyosin sẽ gây ra các biểu hiện dị ứng. Loại protein này có trong hầu hết các loại tôm, từ nước ngọt, tôm tép cho tới tôm biển như loại càng xanh, tôm hùm. Thậm chí có người cũng bị dị ứng khi ăn các sản phẩm chế biến từ tôm như mắm tôm, đồ tôm đóng hộp…

Các triệu chứng có thể xảy ra khác nhau, tùy cơ địa từng người, không quá phân biệt người lớn hay trẻ con. Đặc biệt hiện tượng dị ứng còn xuất hiện kể cả khi bạn chỉ ngửi mùi tôm cua thông qua không khí hoặc hơi nước.

Nguyên nhân gây dị ứng tôm

Hệ miễn dịch phản ứng với protein trong tôm gây ra dị ứng

III - 6 Triệu chứng giúp nhận biết bị dị ứng tôm

1. Ngứa ngáy không ngừng

Ngứa là triệu chứng phổ biến khi bị dị ứng thức ăn nói chung và dị ứng tôm nói riêng. Cơn ngứa có thể lan rộng khắp người, hoặc tuỳ từng người mà cơn ngứa sẽ xuất hiện ở các vị trí khác nhau, thông thường là da, mắt, miệng.

2. Nổi mề đay

Nổi mề đay cũng là một triệu chứng điển hiện khi bị dị ứng tôm. Chúng xuất hiện với các nốt sần, ngứa và đỏ. Kích thước các nốt sần này thường không giống nhau, và trong suốt quá trình các vết mề đay có thể mờ dần hoặc lại xuất hiện trở lại.

Nhiều khi tình trạng nổi mề đay còn kèm theo ngứa ngáy, sưng tấy và đau rát khó chịu ở môi, mắt, họng.

Nổi mề đay do dị ứng tôm

Nổi mề đay mẩn ngứa do ăn tôm

3. Sưng phù

Ăn tôm mà bị dị ứng sẽ còn đi kèm với tình trạng sưng phù mặt, mắt hoặc miệng. Người bệnh còn có cảm giác nóng ran, sưng tấy ở từng khu vực xung quanh miệng như môi, lưỡi…

4. Khó thở, gặp vấn đề về hô hấp

Khi bị dị ứng nặng, bạn sẽ gặp một số vấn đề về hô hấp nghiêm trọng như thở khò khè, ho, hụt hơi, đặc biệt là khổ sở với các cơn khó thở. Thậm chí bạn cũng có thể cảm nhận được ngực của mình bị thắt chặt dai dẳng.

5. Chóng mặt hoặc ngất xỉu

Chóng mặt hay ngất xỉu cũng là 2 triệu chứng nghiêm trọng gây rủi ro trực tiếp đến sức khỏe người bệnh khi bị dị ứng tô, Nhiều khi bạn còn cảm thấy cơ thể lâng lâng, nhịp tim chậm đi hoặc mất ý thức.

IV - Hiện tượng dị ứng tôm sau khi ăn có nguy hiểm không?

Khi gặp phải các triệu chứng dị ứng tôm, nếu người bệnh xử lý kịp thời trước khi các triệu chứng nặng hơn thì sẽ không gây nguy hiểm. Một số người còn có thể tự khỏi bệnh nếu ngừng ăn.

Tuy nhiên, hiện tượng này còn có nguy cơ chuyển biến xấu gây ra tình trạng sốc phản vệ ở một số người. Sốc phản vệ là hệ lụy nghiêm trọng nhất khi cơ thể bị dị ứng với tôm hoặc bất cứ động vật có vỏ nào. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nếu không được xử lý ngay lập tức.

Cụ thể, trong quá trình sốc phản vệ việc thở sẽ trở nên cực kỳ khó khăn và các đường dẫn khí trở nên hẹp hơn, cản trở quá trình lưu thông không khí qua lại, huyết áp cũng giảm đáng kể khi bạn bị sốc phản vệ.

Các dấu hiệu khi bị sốc phản vệ như: mạch yếu nhưng nhanh, viêm da, buồn nôn, nôn mửa…

Dị ứng tôm có nguy hiểm không?

Sốc phản vệ gây khó thở, hạ huyết áp, co giật… thậm chí tử vong

V - Những cách trị dị ứng tôm nhanh chóng và hiệu quả

1. Xử lý dị ứng tôm ngay tại nhà bằng mẹo

Nếu bạn chưa biết phải làm sao khi phát hiện triệu chứng dị ứng tôm thì có thể tham khảo một số mẹo sau đây xử lý ngay tại nhà, nhằm giảm nhanh chóng các triệu chứng, ngăn bệnh nặng thêm:

  • Chườm đá: Nhiệt độ mát lạnh có thể làm dịu đi cơn ngứa, ngăn các nốt sưng tấy mề đay lan rộng hiệu quả. Người bệnh chỉ cần dùng một vài viên đá và xoa đều vào khu vực bị dị ứng trong vài phút. Đây là cách phù hợp với tình trạng bị dị ứng tôm nhẹ, khu vực bị dị ứng nhỏ.
  • Thoa nhựa nha đam: Trong gel của lô hội chứa các chất kháng viêm, giảm mẩn ngứa một cách tự nhiên. Đồng thời thoa nha đam lên khu vực bị dị ứng còn có thể giúp da được dưỡng ẩm, nhanh chóng phục hồi hơn.
  • Tắm nước pha bột yến mạch: Đây là mẹo trị dị ứng tôm rất phổ biến tại các nước phương Tây mà chúng ta có thể tham khảo. Với cách này, bạn cần dùng khoảng 1 cốc bột yến mạch keo, đổ vào bồn tắm và hòa tan với nước ấm. Sau đó ngâm rửa cơ thể trong khoảng 10 phút rồi tắm lại với nước ấm. Những người ăn tôm bị dị ứng toàn thân hoặc ở khu vực khó tiếp cận có thể thử cách này tại nhà.
  • Uống trà gừng: Chuẩn bị một vài lát gừng đem pha với nước nóng hoặc đun cùng tía tô lấy nước uống là cách giảm dị ứng tôm hiệu quả.
  • Sử dụng trà mật ong: 1 ly nước ấm mật ong có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại và giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, râm ran sau khi ăn tôm. Bởi trong mật ong có chất kháng viêm khá tốt, và khả năng khử trùng mạnh.

Cách trị dị ứng tôm tại nhà nhanh chóng

Trà mật ong hoặc trà gừng có thể làm giảm biểu hiện dị ứng

2. Sử dụng thuốc Tây y

Nếu đã áp dụng những mẹo chữa dị ứng mẩn ngứa trên nhưng không hiệu nghiệm, bạn nên dùng thuốc trị dị ứng, tránh để lâu sẽ khiến tình trạng nặng hơn.

  • Thuốc kháng histamin:

Thuốc kháng histamin hay còn gọi là chống dị ứng thường được sử dụng trong các trường hợp dị ứng do thời tiết, đồ ăn, phấn hoa, hay các bệnh lý dị ứng nhẹ khác. Kháng histamin thường được mua dự phòng và sử dụng ngay để giảm triệu chứng tức thời, tuy nhiên cũng không nên dùng quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Dị ứng tôm uống thuốc gì?

Thuốc kháng histamin thường được dùng trong trường hợp dị ứng hoặc nổi mề đay

  • Tiêm thuốc Epinephrine:

Epinephrine chỉ được sử dụng trong các trường hợp dị ứng nặng, xuất hiện sốc phản vệ. Đối với những người bị dị ứng động vật có vỏ (tôm), bác sĩ sẽ kê liều Epinephrine tiêm để xử lý tình trạng này.

Lưu ý rằng, chỉ sử dụng Epinephrine liều tiêm khi bạn xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Khó thở, ho, mạch yếu, tức cổ họng.
  • Có biểu hiện toàn thân như phát ban, sưng tấy nghiêm trọng, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

VI - Phải làm sao để phòng tránh tình trạng dị ứng tôm?

Để hạn chế phần nào tình trạng dị ứng tôm của bản thân, ngăn chặn các tình huống nguy hiểm và hơn hết là có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, bạn cần phải:

  • Hạn chế nạp các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, tôm cua, động vật có vỏ… Cũng như các thực phẩm bản thân bị dị ứng.
  • Nếu có tiền sử dị ứng, nên hạn chế tối đa trường hợp phải tiếp xúc với tôm, kể cả qua đường không khí.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, ưu tiên trang phục rộng rãi thoáng mát, tăng cường bổ sung nước và các loại vitamin khoáng chất bồi bổ cơ thể.
  • Đọc kỹ thành phần khi có ý định mua các loại thực phẩm từ tôm chế biến sẵn.

Chủ động phòng tránh khi ăn tôm bị dị ứng là điều bạn cần biết và cần phải làm để bảo vệ an toàn cho sức khỏe bản thân. Mặc dù chúng khiến bạn mất đi một món ăn ngon, đầy dinh dưỡng nhưng ít nhất là khiến bạn hạn chế tối đa khả năng gặp phải các tình huống đáng xấu hổ.

DS. Nguyễn Huyền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại