Thứ bảy, 04/05/2024 | 17:27
RSS

Nổi mề đay sưng môi có nguy hiểm không? Cách xử lý nhanh

Thứ ba, 17/10/2023, 06:21 (GMT+7)

Ngứa ngáy khó chịu, sưng phù môi, thậm chí là đau căng tức môi là những cảm giác khó chịu mà người bị mề đay sưng môi đang hàng ngày phải gánh chịu. Nếu như cũng đang ở trong tình cảnh trên, thì bạn đừng bỏ qua bài viết này. Hãy cùng tìm hiểu ngay về nguyên nhân, cách điều trị mề đay sưng môi qua bài viết dưới đây.

I - Nổi mề đay sưng môi là gì?

Nổi mề đay sưng môi là hiện tượng nổi mề đay có liên quan đến phù mạch. Tình trạng này thường xảy ra ở lớp hạ bì (các trường hợp nổi mề khác thường ở vị trí trung bì hoặc thượng bì).

Bệnh lý này thường làm cho đôi môi của người bệnh cảm thấy căng tức, ngứa ngáy, đau nhức và thậm chí các triệu chứng sưng còn có thể lan rộng ra khắp cả mặt.

Mề đay sưng môi thường làm người bệnh thiếu tự tin về ngoại hình, gây ra nhiều hệ lụy tới sức khỏe và thậm chí là đe dọa tới tính mạng.

II - Các triệu chứng khi bị mề đay sưng môi

Người mắc bệnh mề đay sưng môi thường có triệu chứng như:

  • Phù môi: Người bệnh thường bị sưng phù môi, có thể ở môi trên, môi dưới hoặc là cả 2 môi. Khi sờ vào môi thấy như kiểu bị sưng cục lên, môi căng tức cảm giác rất khó chịu.
  • Ngứa môi, môi sưng đỏ: Triệu chứng điển hình là môi cảm giác rất bị ngứa ngáy, sưng đỏ tấy lên, lúc nào cũng như muốn được gãi môi cho bớt ngứa.
  • Tình trạng sưng viêm, nổi mẩn ngứa lan rộng ra nhiều bộ phận khác như: Toàn bộ mặt, mí mắt, bộ phận sinh dục, hệ thống ruột hoặc thanh quản…

Những triệu chứng nhận biết hiện tượng mề đay sưng môi

III - Nguyên nhân gây nổi mề đay sưng môi

Nguyên nhân gây nổi mề đay và sưng ở môi có thể xuất phát từ các yếu tố như sau:

1. Suy giảm chức năng thải độc ở phủ tạng

Các cơ quan có chức năng thải độc trong cơ thể bao gồm: gan, thận, ruột, da, hệ bạch huyết. Chúng đảm nhận nhiệm vụ thải độc cũng như loại bỏ chất cặn bã tích tụ trong cơ thể.

Khi chức năng của các cơ quan này bị suy giảm sẽ làm cho khả năng thải độc của cơ thể kém đi, độc tố sẽ dần tích lũy tại nhiều bộ phận và cơ quan trong đó có da, môi. Điều này làm tăng nguy cơ nổi mề đay sưng môi ở người bệnh.

Ngoài ra, khi cơ thể không được thải độc lâu ngày cũng sẽ kéo theo sức khỏe tổng thể cũng bị suy giảm, dẫn đến tác nhân gây nổi mề đay (vi khuẩn, vi rút) có cơ hội tấn công và gây bệnh.

Chính vì vậy, việc tăng cường chức năng thải độc của các cơ quan, bộ phận đóng vai trò then chốt, giúp khắc phục tình trạng nổi mề đay sưng môi và hỗ trợ làn da khỏe mạnh.

Gan thận hoạt động kém có thể gây nôi rmề đay ở môi

2. Dị ứng với đồ ăn

Sưng môi nổi mề đay do dị ứng thức ăn thường gặp ở người nhạy cảm với một số loại thực phẩm (như hải sản, tôm, trứng, thịt bò, thịt gà…). Sau khi ăn, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu dị ứng, mà hay gặp nhất chính là vết mề đay ở môi, mặt mũi.

3. Dị ứng với thuốc

Một số người bệnh có cơ địa không hạp thuốc, hoặc gặp phải tác dụng phụ của thuốc gây nổi mề đay với biểu hiện sưng phù môi, nổi mẩn khắp da mặt, ngứa quanh môi…

Một số thuốc hay gây ra tình trạng dị ứng nổi mề đay là: kháng sinh, chống viêm không steroid, vacxin…

4. Dị ứng thời tiết

Với những người nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết sức khỏe yếu dễ bị nổi mề đay khi trời lạnh hoặc trời nóng. Khi đó, người bệnh thường có các biểu hiện như: ngứa ngáy khắp cơ thể, đặc biệt là vùng da mỏng như môi, khiến môi sưng phù, nổi mẩn đỏ khắp mặt…

5. Dị ứng với thành phần Mỹ phẩm

Theo các chuyên gia, việc lạm dụng sử dụng các loại mỹ phẩm cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Chẳng hạn như sử dụng một số loại son không đảm bảo chất lượng, son giả cũng có thể khiến môi của bạn bị sưng đỏ viêm, hoặc sử dụng phấn cũng phù hợp với làn da cũng khiến gương mặt ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.

Dị ứng mỹ phẩm gây mề đay sưng phù môi

6. Mắc bệnh tự miễn

Mề đay sưng môi có thể là do mắc bệnh tự miễn, điển hình như bệnh viêm gan tự miễn, lupus ban đỏ. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch bị rối loạn và tấn công nhầm tới tế bào da và nhiều bộ phận khác của cơ thể. Hậu quả người mắc bệnh có thể gặp biến chứng làm cho sức khỏe tổng thể suy giảm.

7. Bệnh Crohn

Nổi mề đay và sưng phù môi có thể xuất phát từ nguyên nhân mắc bệnh Crohn. Đây là bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, gây viêm loét niêm mạc bên trong của ruột non và đại tràng.

Bệnh Crohn có thể làm tổn thương đến bất kỳ vị trí nào trong hệ thống tiêu hóa, từ miệng đến trực tràng - hậu môn. Thậm chí, người bệnh còn có thể gặp phải biến chứng sưng ống dẫn bạch huyết ở môi, làm tăng nguy cơ nổi mề đay sưng môi.

Mắc bệnh crohn gây nguy cơ sưng môi

IV - Nổi mề đay sưng môi có nguy hiểm không?

Hiện tượng nổi mề đay và bị sưng ở môi thường không quá nguy hiểm, và hoàn toàn có thể chữa được khi người bệnh áp dụng đúng các phương pháp điều trị.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong một vài trường hợp nổi mề đay sưng tấy môi có thể là dấu hiệu cảnh báo của phản ứng sốc phản vệ. Khi đó, tình trạng này sẽ đặc biệt nguy hiểm, có thể khiến cho người bệnh bị tụt huyết áp, suy hô hấp và thậm chí có thể tử vong.

Do vậy, cần đưa người bệnh tới bệnh viện cấp cứu kịp thời khi có kèm theo các dấu hiệu như sau:

  • Khó thở, da xanh tái nhợt.
  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Phù ở cổ họng, phù lưỡi.

V - Nổi mề đay sưng môi phải xử lý như thế nào?

Sưng môi, nổi mề đay ngứa ngáy làm cho người bệnh cảm thấy bứt rứt khó chịu, hãy tham khảo một số biện pháp xử lý như sau:

1. Cách khắc phục giảm sưng môi do nổi mề đay nhanh chóng

Đối với các trường hợp nổi mề đay sưng môi ở mức độ từ nhẹ đến vừa, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục ngay tại nhà như sau:

  • Chườm lạnh: Để giảm đau, căng tức vùng môi, bạn có thể dùng một chiếc khăn mềm bọc một viên đá nhỏ và chườm lên môi. Mỗi tuần chườm lạnh 2-3 lần, mỗi lần chườm trong khoảng 5-10 phút.
  • Thoa gel nha đam: Trong lô hội có chứa nhiều hợp chất (axit folic, glycoprotein, axit cinnamic…) có tác dụng làm giảm viêm, hạn chế sưng phù. Bạn có thể dùng phần gel lô hội và thoa lên vùng môi đang bị sưng. Sau đó rửa lại môi bằng nước ấm.
  • Sử dụng bột yến mạch: Đây cũng là nguyên liệu tốt để khắc phục tình trạng nổi mề đay, sưng môi. Bột yến mạch có khả năng cân bằng độ ẩm trên da, làm dịu cơn ngứa và chống viêm. Bạn có thể lấy 1 thìa bột yến mạch, pha vào với chút nước ấm. Dùng hỗn hợp này để thoa lên môi trong khoảng 5-10 phút, rửa sạch lại với nước.
  • Uống nước rau má: Loại rau này có khả năng giải độc tốt, tăng cường đào thải tác nhân gây mề đay, chống sưng viêm môi. Khi xuất hiện triệu chứng sưng tấy môi cùng nổi mề đay, bạn có thể dùng rau má để xay nhuyễn, lấy nước rau má uống để thải độc.

Xử lý hiện tượng mề đay sưng môi tại nhà nhanh chóng

2. Điều trị bằng thuốc Tây y

Khi bị nổi mề đay sưng phù môi, ngoài cách xử lý tại nhà thì người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để phát hiện nguyên nhân và điều trị tích cực. Thông thường, các bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc để làm giảm tình trạng này như sau:

  • Thuốc kháng histamin: Ức chế sự hình thành và phát triển hợp chất histamin, đây là một trong những yếu tố chính gây nên tình trạng nổi mề đay, nổi mẩn đỏ, sưng phù ở môi hoặc các cơ quan khác.
  • Thuốc chống viêm corticoid: Đây là loại thuốc có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giảm triệu chứng sưng phù môi, nổi mề đay.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Được dùng để thay thế thuốc chống viêm corticoid trong trường hợp người bệnh sử dụng Corticoid không có hiệu quả. Cần đặc biệt lưu ý rằng loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm tới sức khỏe, nên thận trọng khi sử dụng.

Trị mề đay sưng môi bằng thuốc chống dị ứng, mẩn ngứa

Việc sử dụng thuốc Tây trong điều trị nổi mề đay sưng môi có thể cho hiệu quả nhanh chóng, nhưng tác dụng chỉ là tạm thời. Nếu dừng thuốc Tây, bệnh vẫn có thể tái phát được trở lại, ngoài ra loại thuốc này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho cơ thể.

3. Sử dụng thuốc Đông y

Đông Y là giải pháp được đánh giá cao nhất trong việc điều trị cho các trường hợp nổi mề đay (kèm theo sưng môi). Đặc biệt phương pháp Đông Y có thể tăng cường chức năng thải độc của nhiều bộ phận hay cơ quan trong cơ thể, nhờ đó mà loại bỏ được các tác nhân gây dị ứng nổi mề đay ra khỏi cơ thể.

Hơn thế nữa, đây còn là giải pháp hiệu quả nhất trong việc nâng cao thể trạng, tăng cường hàng rào bảo vệ da và nhờ đó ngăn ngừa mề đay sưng môi tái phát trở lại.

Tuy nhiên, không phải sản phẩm Đông Y nào có thể làm được điều này. Chỉ có Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất mới có cơ chế tác dụng toàn diện, đem lại hiệu quả vượt trội và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Viên uống Giải Độc Ngự Y Mật Phương - sản phẩm chuẩn Đông Y Thế Hệ 2 có tác dụng tăng cường chức năng thải độc của các bộ phận hoặc cơ quan trong cơ thể, giúp đào thải chất độc hoặc tác nhân gây nổi mề đay tích tụ trong cơ thể hoặc ở môi. Đặc biệt, sản phẩm còn đưa độc tố ra ngoài cơ thể theo con đường tự nhiên, không có tác động xâm lấn nên rất an toàn cho sức khỏe.

Khi độc tố hoặc các tác nhân gây mề đay được đưa ra khỏi cơ thể, tình trạng sưng môi sẽ được đẩy lùi và giảm thiểu sự tái phát. Đây chính là lợi ích quý báu mà Viên Giải Độc Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 đem lại cho người bệnh.

VI - Phải làm sao để hạn chế tình trạng nổi mề đay sưng môi?

Để phòng ngừa và hạn chế hiện tượng này, bạn nên áp dụng các biện pháp như sau:

  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây ra nổi mề đay dị ứng sưng môi như: bụi bẩn, hóa chất, nguồn nước bị ô nhiễm…
  • Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị hoặc sản phẩm hỗ trợ cải thiện bệnh, cần tránh tiêu thụ các loại thực phẩm không lành mạnh (đồ ăn cay nóng, rượu bia, cà phê) hoặc hải sản.
  • Nên uống đầy đủ nước, có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây hoặc sữa để dễ dàng loại bỏ độc tố ra khỏi da.
  • Nên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ để đem lại hiệu quả cao nhất và giảm được tác hại của việc dùng thuốc không đúng cách.

Mề đay sưng môi không quá đáng sợ nếu bạn phát hiện chính xác nguyên nhân, áp dụng biện pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết đã giúp cho bạn có góc nhìn chi tiết hơn về tình trạng này. Mong bạn sớm thoát khỏi nổi mề đay sưng môi và có được làn da khỏe mạnh.

DS. Lương Hưng
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại