I. Nổi mề đay là dấu hiệu suy yếu gan?
Nổi mề đay thường được chia thành 2 loại là cấp tính và mạn tính tùy thuộc vào thời gian mắc. Và đây chính là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất liên quan đến tình trạng suy giảm chức năng thải độc gan.
Cụ thể, gan là một trong những bộ phận quan trọng với nhiệm vụ chính là giải độc, chống độc, bảo vệ cơ thể khỏi các độc tố. Tuy nhiên, khi cơ thể người tiếp nhận phải quá nhiều loại độc tố khác nhau, từ thực phẩm, từ môi trường… gây áp lực cho gan, chức năng gan suy giảm. Khi đó, các độc tố không được gan đào thải hết ra ngoài mà tồn động lại trong cơ thể, gây ra biểu hiện lâm sàng là chứng nổi mề đay.
II. Nguyên nhân nổi mề đay liên quan đến gan
Có rất nhiều nguyên nhân gây suy giảm chức năng gan, từ đó gây ra triệu chứng nổi mề đay. Trong đó, những nguyên nhân phổ biến nhất phải kể đến bao gồm:
- Dư thừa độc tố: Khi lượng độc tố trong cơ thể quá lớn khiến gan không thể loại bỏ được hết ra ngoài, gây ra nhiều triệu chứng, trong đó có nổi mề đay, gan sau một thời gian làm việc quá sức cũng dễ dẫn tới suy yếu, tổn thương.
- Môi trường bị ô nhiễm: Khi người bệnh phải tiếp xúc với không khí nhiều bụi mịn, thời tiết nắng nóng… cũng là yếu tố gây ra nổi mề đay.
- Sử dụng nhiều thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích: Gây ra một lượng độc tố lớn trong cơ thể, từ đó dễ dẫn tới tình trạng gan bị tổn thương do phải khử độc nhiều hơn, phát sinh ra dấu hiệu nổi mề đay.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Một chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, thiếu hụt nhiều vitamin và khoáng chất cũng khiến gan dễ bị suy yếu, gây ra nổi mề đay.
- Chế độ sinh hoạt không hợp lý: Tình trạng thức khuya, lao động quá sức cũng ảnh hưởng tới gan, khiến gan không thể thực hiện tốt nhiệm vụ giải độc của mình, sinh ra triệu chứng nổi mề đay.
- Môi trường làm việc nhiều áp lực: Khiến áp lực máu bị tăng cao, từ đó làm giảm lượng máu qua gan, khiến gan không thể duy trì được hoạt động như bình thường, lâu dần sinh ra tổn thương, suy giảm chức năng gan, gây ra nổi mề đay hoặc những bệnh lý khác về gan.
- Mắc các bệnh lý: Như xơ gan, viêm gan, viêm đường mật.
III. Cách xác định nổi mề đay nguyên nhân do gan
Để phân biệt nổi mề đay do gan hay do mắc các bệnh lý về da liễu khác, người bệnh cần lưu ý các triệu chứng đặc trưng của bệnh gồm:
- Xuất hiện các nốt mụn nhọt, mẩn đỏ trên da, nhất là ở gan bàn chân, lòng bàn tay.
- Lúc đầu, những nốt mẩn đỏ này chỉ xuất hiện ở khu vực nhỏ, nhưng sau đó lan rộng ra khắp các vùng da xung quanh. Nặng hơn, nó còn lan rộng thành các mảng hồng nhạt hoặc đỏ, sờ vào thấy cứng.
- Đi kèm với đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khắp cơ thể, có thể ngứa dữ dội hoặc ngứa râm ran như kiến bò. Cơn ngứa sẽ tăng thêm vào buổi tối, đêm gần sáng sau khi tắm nước ấm hoặc phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Nguy hiểm hơn, trong trường hợp gan bị yếu do tắc mật nặng, da sẽ còn xuất hiện tình trạng bị vàng.
- Bên cạnh những dấu hiệu rõ rệt trên da, người bệnh còn có những dấu hiệu toàn thân như cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, bị chảy máu chân răng…
Đa phần, tình trạng nổi mề đay do gan thường sẽ chỉ xuất hiện, kéo dài rồi thuyên giảm nhanh chóng sau vài tiếng, khi cơ thể tự điều chỉnh nhiệt độ trở lại. Sau đó, người bệnh sẽ không còn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy nữa.
IV. Các cách giảm nhanh mẩn ngứa nổi mề đay do gan
1. Xử lý tại nhà
Khi bị nổi mề đay do gan, để giảm tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ, người bệnh nên áp dụng một vài phương pháp sau:
- Chườm lạnh (có thể dùng túi nước đá hoặc túi chườm lạnh chuyên dụng) lên vùng da bị mẩn đỏ. Cách này sẽ giúp làm dịu bớt tình trạng ngứa ngáy, ngăn không cho mẩn đỏ lan rộng ra hơn.
- Tắm nước mát.
- Thường xuyên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, ưu tiên sử dụng các loại sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn, lành tính.
- Không sử dụng các sản phẩm dưỡng da chứa thành phần hóa chất dễ gây kích ứng.
- Khi bị ngứa ngáy, không nên gãi quá mạnh, gãi khi móng tay quá dài.
- Không nên mặc quần áo quá bó sát, thay vào đó nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.
- Lưu ý tuyệt đối tránh xa các yếu tố có thể làm tăng tình trạng nổi mề đay như bụi, lông chó mèo, phấn hoa…
- Để giảm kích ứng da, nên giữ không gian sống luôn thoáng đãng, sạch sẽ, có thể dùng thêm máy tạo độ ẩm.
- Cần kiêng gió hoàn toàn, hạn chế ra ngoài, nếu phải ra ngoài cần che chắn cẩn thận, nhất là những vùng bị nổi mề đay.
2. Điều trị bằng thuốc
Nếu tình trạng nổi mề đay xuất hiện liên tục, tái đi tái lại nhiều lần, người bệnh thường sẽ được chỉ định dùng thuốc, tùy theo từng cấp độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê những loại thuốc như:
- Trường hợp nhẹ: Sử dụng những loại thuốc kháng histamine giúp giảm ngứa như Loratadine, Certirizin, Acrivastin, Phenergan…
- Trường hợp nặng: Được chỉ định dùng những loại thuốc như Corticoid, Cholestyramine (Prevalite), Rifampicin (Rifadin), Naltrexone (Vivitrol), Sertraline (Zoloft)...
3. Sử dụng thảo dược giảm triệu chứng khó chịu mẩn ngứa do gan
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, nhiều người bệnh bị nổi mề đay do gan cũng áp dụng các phương pháp dân gian an toàn, dễ làm lại không tốn kém. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ đem lại hiệu quả trong các trường hợp người bệnh đã được điều trị khỏi bệnh, giúp da ổn định hơn cũng như phần nào ngăn chặn được nguy cơ tái phát.
Các phương pháp sử dụng thảo dược thiên nhiên phổ biến nhất phải kể đến như:
- Dùng gel nha đam: Nha đam đem gọt sạch phần vỏ xanh bên ngoài, rửa sạch mủ vàng, cạo lấy phần thịt trong rồi bôi trực tiếp lên phần da bị mẩn đỏ (lưu ý cần phải rửa sạch vùng da này trước khi bôi) rồi mát - xa nhẹ nhàng, để khoảng 20 phút trước khi rửa sạch lại với nước.
- Tắm bột yến mạch: Bạn có thể pha bột yến mạch vào bồn nước ấm rồi ngâm mình và tắm.
- Chườm lá ngải cứu: Rửa sạch lá ngải cứu (khoảng 1 nắm) rồi đem rang nóng với một chút muối hạt. Cho phần ngải cứu vừa rang vào 1 chiếc khăn mỏng rồi buộc chặt lại, chườm lên vùng da bị mề đay.
- Dùng mật ong: Rửa sạch vùng da thường bị mề đay rồi bôi 1 lớp bỏng mật ong lên, sau đó mát - xa nhẹ nhàng, để trong khoảng 15 phút trước khi rửa sạch lại với nước, nên kiên trì thực hiện mỗi ngày.
- Tắm lá thảo dược: Sử dụng những loại thảo dược phổ biến, dễ tìm như lá trầu không, lá chè xanh, lá kinh giới, lá tía tô… đem rửa sạch, đun với nước. Sau khi sôi, chắt lấy phần nước rồi pha thêm với nước lạnh để tắm.
4. Đông y chữa nổi mề đay do gan
So với việc sử dụng thuốc Tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hay dùng thảo dược tự nhiên chỉ hiệu quả với các trường hợp đã gần như khỏi bệnh. Nhiều người bệnh có xu hướng dùng Đông y - an toàn, không tác dụng phụ lại tập trung điều trị vào đúng căn nguyên gây bệnh. Cụ thể, Đông y chữa nổi mề đay do liên quan đến gan nóng với cơ chế giải độc tự nhiên, thanh lọc, đưa độc tố ra ngoài cơ thể, từ đó đẩy lùi triệu chứng mề đay hiệu quả và triệt để nhất.
Tuy nhiên, không phải cứ Đông y là đem lại hiệu quả. Trị trường hiện nay tràn lan các sản phẩm gắn mác Đông y không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều sản phẩm giải độc nhưng lại chỉ dừng lại ở giải độc gan. Như vậy có thể là đúng nhưng chưa đủ, bởi nếu cần giải độc, nên giải độc toàn thân chứ không chỉ ở gan.
Hiện nay, chỉ có sản phẩm Giải độc Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 đem lại hiệu quả thực sự khác biệt và toàn diện. Nhờ cơ chế giải độc toàn thân, không chỉ qua gan mà còn qua các bộ phận thận, ruột, phổi, da và hệ bạch huyết, kích thích cơ chế giải độc tự nhiên, từ đó khắc phục hiệu quả nhiều ca da xấu, sần sùi, xỉn màu, dị ứng, mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, mụn trứng cá, thường cho tác dụng rõ rệt chỉ sau 1 - 2 tuần sử dụng, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.