Chủ nhật, 19/01/2025 | 06:20
RSS

TOP 6 cách trị mề đay bằng muối giảm ngay khó chịu

Chủ nhật, 26/02/2023, 08:30 (GMT+7)

Các nốt mề đay mẩn ngứa không chỉ gây ra cảm giác bứt rứt, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến người bệnh mất tự tin trong đời sống hàng ngày. Với đặc tính sát khuẩn mạnh, giảm ngứa và đặc biệt an toàn, lành tính, cùng tìm hiểu 6 cách trị mề đay bằng muối dưới đây.

cách trị mề đay bằng muối

I. Tác dụng của muối trong điều trị mề đay

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhờ hàm lượng các khoáng chất đa lượng và vitamin dồi dào trong thành phần, muối có khả năng làm sạch lỗ chân lông, trị mụn đầu đen, loại bỏ tế bào chết, khử mùi hôi cơ thể, làm săn chắc da và trị mụn rất tốt. Đặc tính kháng khuẩn, chống viêm của muối có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, giảm sưng, ngứa nhanh chóng và hỗ trợ khắc phục những tổn thương trên da do mề đay. Đối với những bệnh nhân có cơ địa da nhạy cảm, các triệu chứng nổi mề đay mới ở giai đoạn đầu, chưa diễn tiến nặng thì có thể áp dụng các cách trị mề đay bằng muối để tự xử lý bệnh tại nhà.

II. TOP 6 cách trị mề đay bằng muối giảm ngay các triệu chứng khó chịu

1. Trị mề đay bằng nước muối

Với những người bị nổi mề đay toàn thân, sử dụng nước muối loãng để tắm là cách đơn giản nhất để làm sạch các vùng da mẩn ngứa. Bạn chuẩn bị 2 thìa muối hạt pha với 2 - 3 lít nước sôi, đổ ra chậu tắm cho nguội bớt và khuấy nhẹ cho đến khi muối tan hết. Vệ sinh sạch sẽ cơ thể và ngâm vùng da bị mẩn ngứa trong nước muối trong khoảng 15 - 20 phút hoặc đến khi nước nguội hoàn toàn rồi tráng lại với nước sạch. Phương pháp này nên áp dụng hàng ngày cho đến khi các triệu chứng mề đay thuyên giảm và biến mất. 

Trị mề đay bằng nước muối

2. Kết hợp muối và ngải cứu trị mề đay

Tinh dầu trong ngải cứu chứa các hợp chất có tác dụng giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn rất tốt. Khi được kết hợp với muối, khả năng khắc phục tình trạng mề đay của loại nguyên liệu này sẽ tăng lên đáng kể. 

Cách trị mề đay bằng muối và ngải cứu: 

Cách 1: Lấy một nắm lá to ngải cứu, rửa sạch và cho vào nồi. Đổ nước ngập mặt lá, cho thêm một ít muối hột và đun sôi trong 10 phút. Pha thêm nước lạnh vừa đủ và dùng thay nước tắm. 

Cách 2: Chọn lá ngải cứu già, tốt nhất là lấy phần ngọn, đem rửa sạch, để ráo nước. Cho vào chảo rang cùng một chút muối hột cho đến khi lá héo lại thì bỏ vào một chiếc khăn mềm hoặc miếng vải sạch. Làm sạch vùng da bị nổi mề đay và chườm trực tiếp hỗn hợp ngải cứu rang muối lên. Thực hiện cho đến khi lá nguội. 

Kết hợp muối và ngải cứu trị mề đay

3. Chữa nổi mề đay bằng muối và lá mướp đắng

Phần thịt và lá của mướp đắng mang đến hiệu quả khá cao trong việc giảm các triệu chứng do mề đay, viêm da dị ứng và các bệnh da liễu khác. 

Đối với những trường hợp mề đay khởi điểm, chỉ khu trú ở một vài bộ phận trên cơ thể, bạn giã nát mướp đắng và đắp trực tiếp lên vùng da bị mẩn ngứa. Với lá mướp, bạn rửa sạch, giã nhuyễn, thêm chút muối và đắp lên da trong 20 - 30 phút, sau đó rửa lại với nước sạch, hoặc đun sôi với nước muối loãng trong 5 phút, pha thêm nước lạnh để tắm. Áp dụng 1 - 2 lần/ngày sẽ cho hiệu quả rõ rệt trong thời gian ngắn. 

muối và ngải cứu trị mề đay

4. Chườm muối nóng trị dứt ngứa nổi mề đay

Đối với những ca bệnh mề đay do ăn phải thức ăn có tính hàn hoặc bị nhiễm lạnh, cách trị mề đay bằng muối hiệu quả nhất là chườm trực tiếp muối nóng lên da. Bạn lấy 100g muối trắng rang nóng, cho vào khăn mềm hoặc vải sạch, để trong vài phút cho nguội bớt và đắp lên vùng da bị mề đay đã được vệ sinh trước đó. 

Chườm muối nóng trị dứt ngứa nổi mề đay

5. Trị mẩn ngứa mề đay với muối và lá trầu không

Lá trầu không có vị cay, tính ấm, chứa nhiều hoạt chất kháng viêm có khả năng sát khuẩn mạnh mẽ, giảm ngứa và ngăn ngừa sự lan rộng các vết phồng rộp, phù nề và phát ban do mề đay hoặc các bệnh viêm nhiễm khác trên da. Đồng thời, việc sử dụng lá trầu không kết hợp với muối còn góp phần thúc đẩy quá trình làm lành, tái tạo các tế bào biểu mô bị tổn thương. 

Bạn có thể áp dụng 2 cách trị mề đay bằng muối và lá trầu không dưới đây: 

  • Cách 1: Rửa sạch lá trầu không, ngâm với nước muối loãng trong 15 phút, vò nát và đắp trực tiếp lên vùng da bị ngứa trong 20 phút. Thực hiện 1 - 2 lần/ngày và duy trì trong 3 - 5 ngày liên tiếp. 
  • Cách 2: Giã nhuyễn lá trầu không, hãm với nước sôi có pha chút muối hột trong 10 - 15 phút, lọc lấy phần nước để tắm hoặc ngâm phần da bị mề đay. 

Trị mẩn ngứa mề đay với muối và lá trầu không

6. Kết hợp muối và lá kinh giới trị mẩn ngứa mề đay 

D-menthol, d-limonene, menthol racemic là những hoạt chất trong lá kinh giới có khả năng kháng khuẩn sâu trên da, hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị bệnh mề đay và cải thiện tổn thương do bệnh. 

Bạn lấy một nắm lá kinh giới rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng. Sau đó vò nhẹ, bỏ vào nồi đun cùng 3 - 4 lít nước trong 10 phút. Đổ nước lá ra chậu, pha thêm một thìa muối hột, để nguội và thực hiện vệ sinh với vùng da đang nổi mề đay. 

Kết hợp muối và lá kinh giới trị mẩn ngứa mề đay

III. Những lưu ý khi sử dụng muối trị mề đay

Muối là một nguyên liệu rất lành tính và an toàn cho da, tuy nhiên khi sử dụng để điều trị mề đay thì bạn cần chú ý những vấn đề sau: 

  • Việc tắm hoặc vệ sinh da với nước muối chỉ nên thực hiện 1 - 2 lần/ngày với lượng muối vừa phải để tránh làm khô da, có thể sử dụng kem dưỡng để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da mề đay trước khi ngâm hoặc đắp hỗn hợp muối và thảo dược.
  • Cách trị mề đay với muối chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu do mề đay gây ra chứ không thể điều trị tận gốc loại bệnh lý này. Nếu tình trạng mẩn ngứa, phát ban, phồng rộp trên da không thuyên giảm và có xu hướng lan rộng thêm, đi kèm khó thở, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, tụt huyết áp, bạn nên lập tức đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tránh xa các tác nhân gây mề đay.

Trên đây là 6 cách trị mề đay bằng muối và các nguyên liệu thiên nhiên quen thuộc mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà để cải thiện các triệu chứng của bệnh mề đay trên da. Hãy theo dõi tình trạng của da trong quá trình sử dụng để có hướng xử lý phù hợp nhất.

thông tin tư vấn

DS. Hồng Nhi
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại