Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:23
RSS

Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả

Thứ sáu, 17/02/2023, 16:37 (GMT+7)

Có phải nhiệt miệng rất khó khỏi hẳn, tái phát thường xuyên như nhiều người vẫn nghĩ? Thực tế trong khi chữa trị rất nhiều người đã mắc phải những sai lầm khiến bệnh “đeo bám” dai dẳng, mãi không khỏi. Vậy cùng tìm hiểu phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả trong bài viết dưới đây.

I.  Bệnh nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm gây ra các vết loét nhỏ, nông khoảng từ 1 - 2 mm; xuất hiện chủ yếu ở những mô mềm trong má, môi hoặc trên nướu/ lợi.

Người bị nhiệt miệng thường gặp phải tình trạng bị đau xót, khó chịu khi ăn uống, giao tiếp. Phiền phức nhất là khi đi ăn tiệc liên hoan và những hoạt động tập thể khác khó từ chối tham gia càng khiến cho những vết loét trở nên nặng hơn, ăn không ngon miệng. Tại sao bị nhiệt miệng liên tục

II. Tại sao bị nhiệt miệng liên tục?

Nhiệt miệng khó khỏi dứt điểm, bị dai dẳng trong thời gian dài xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể từ chính những thói quen trong ăn uống, sinh hoạt thường ngày hay cách chữa trị không đúng. Dưới đây là những nguyên nhân điển hình khiến nhiệt miệng thường xuyên tái lại tạo nên vòng xoắn bệnh lý. 

1. Không tích cực chữa sớm

Nhiều người thờ ơ xem đây là bệnh vặt, không có gì đáng lo ngại. Họ cố gắng chịu đựng chục ngày, thậm chí là lâu hơn để nhiệt miệng tự hết. Song chính tâm lý chủ quan đó lại khiến bệnh nặng thêm. 

Việc chữa muộn khiến nhiệt miệng khó khỏi dứt điểm, nguy cơ cao dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm. 

2. Điều trị sai cách do hiểu sai nguyên nhân 

Phần đa mọi người đều cho rằng nghĩ rằng khi bị nhiệt miệng chúng ta nên tăng cường bổ sung các món ăn thanh nhiệt, mát gan… sẽ cải thiện đáng kể. Song nếu chỉ chữa theo hướng này thì chưa thực sự chính xác và chưa đủ bởi có nhiều nguyên nhân gây nên nhiệt miệng. 

Nếu chỉ ăn uống đồ mát thôi mà không tìm được giải pháp điều trị đúng bệnh sẽ khó khỏi dứt điểm. 

Tự ý dùng thuốc gây nhiệt miệng liên tục

3. Tự ý dùng thuốc

Nhiều người bệnh với tâm lý sốt sắng muốn thoát nhanh khỏi các vết loét khó chịu nên tự ý tìm hiểu và mua thuốc dùng hoặc chữa theo các mẹo dân gian truyền miệng. Nhiều khi không được dược sĩ tư vấn, thuốc cũng không rõ nguồn gốc. Kết quả là khiến bệnh không những không được chữa khỏi mà còn bị thêm nhiều tác dụng phụ khác nữa. 

4. Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, cơ thể thiếu vitamin 

Cơ thể bị thiếu hụt vitamin cũng khiến cho nhiệt miệng thường xuyên tái phát. Nhất là vitamin B12, vitamin C, sắt, kẽm, axit folic. Bạn nên tăng cường bổ sung vitamin cho cơ thể, ăn uống cân đối nhiều nhóm dưỡng chất để miễn dịch được khỏe, bệnh sẽ nhanh khỏi hơn. 

5. Thường xuyên ăn đồ ăn cay, nóng 

Rất nhiều người “nghiện” đồ ăn chiên, xào, nướng, cay nóng vì ngon miệng, hợp khẩu vị. Nhưng khi ăn thường xuyên lại càng khiến các vết loét miệng trầm trọng hơn, khó khỏi hẳn. Dùng đồ ăn cay nóng thường xuyên - nhiệt miệng mãi không khỏi

6. Chăm sóc răng miệng sai cách

Việc chải răng quá mạnh gây nên những vết trầy xước ở niêm mạc miệng vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây nên các vết loét miệng. 

Việc lựa chọn các sản phẩm chăm sóc răng miệng, chữa hôi miệng cũng ảnh hưởng không nhỏ. Có rất nhiều kem đánh răng, nước súc miệng mà trong thành phần của nó có chứa các chất gây nhiệt miệng ví dụ như Sodium lauryl sulfate dẫn đến nhiệt miệng tái phát, không thể chữa trị dứt điểm. 

Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như: sự thay đổi nội tiết tố trong kỳ kinh, căng thẳng, stress; yếu tố di truyền hay các bệnh lý răng miệng… cũng tác nhân góp phần làm cho nhiệt miệng diễn ra thường xuyên. 

III. Phương pháp phòng ngừa và điều trị nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng có xu hướng tái đi tái lại, song vẫn có những cách đơn giản, hiệu quả làm giảm tần suất mắc phải. Một số biện pháp đơn giản, hiệu quả bao gồm:

  • Hạn chế những loại đồ ăn cay, nóng; ăn nhiều những món ăn, thực phẩm có tính mát, thanh nhiệt như: ngó sen, mướp đắng, rau diếp cá, bí đao, rau má, bột sắn… 
  • Hạn chế hoặc cai thuốc lá, không nên uống đồ uống có cồn, rượu bia.
  • Không nên ngủ muộn hay thức quá khuya, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý giúp gan và các bộ phận khác có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, không để cơ thể thiếu hụt vitamin. 
  • Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt.
  • Giảm căng thẳng, áp lực bằng các môn yoga, thiền định. 

Bổ sung dinh dưỡng, vitamin đầy đủ giúp điều trị nhiệt miệng

IV. Một số câu hỏi thường gặp khác về nhiệt miệng

1. Nhiệt miệng có gây sốt không?

Nhiệt miệng mức độ nhẹ thường không gây sốt cũng như nổi hạch ở các vùng lân cận. Song nếu chuyển thành viêm cấp tính thì có trường hợp bị nóng sốt. Đặc biệt là khi chúng ta không cẩn thận chăm sóc thì vết loét ngày càng nhiễm trùng nặng hơn. 

Nhiệt miệng lành tính và có thể tự khỏi được nhưng nếu bệnh tái diễn liên tục và quay vòng trở thành một chu kỳ tuần hoàn thì cần thận trọng hơn.

2. Nhiệt miệng có lây không?

Theo các chuyên gia, các vết loét nhiệt miệng thường không lây lan. Trừ trường hợp nhiệt miệng do virus Herpes gây ra có thể lây lan thông qua những tiếp xúc trực tiếp như hôn, dùng chung các đồ ăn uống, dụng cụ vệ sinh răng miệng cá nhân. 

3. Chữa nhiệt miệng bằng kem đánh răng được không?

Thông thường vị the mát trong kem đánh răng giúp người dùng cảm thấy dễ chịu hơn, giảm cám giác đau xót sau khi chấm nhẹ lên các vết loét. 

Song trên thực tế, giải pháp này chỉ giúp làm giảm nhẹ đi cơn đau xót tạm thời. Một điều đáng lưu tâm hơn là nếu dùng nhiều, hàm lượng tạo bọt trong kem đánh răng nhiều quá mức ảnh hưởng đến vùng da nhạy cảm niêm mạc miệng khiến các vết loét to hơn và lâu lành hơn. Ngoài việc lựa chọn cẩn thận kem đánh răng chúng ta cũng nên dùng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng để tránh vết loét nặng hơn. Chữa nhiệt miệng bằng kem đánh răng

4. Chữa nhiệt miệng bằng nha đam được không?

Nha đam có công dụng hữu ích trong việc làm giảm đau khá tốt nên lấy một ít gel  hòa cùng nước thoa nhẹ lên chỗ vết loét khoảng 3 - 5 lần/ ngày giúp mang lại hiệu quả. 

Song cũng cần hết sức lưu ý bởi cách chữa dân dã này có một số nhược điểm và lưu ý sau: 

  • Lựa nha đam tươi, không có hóa chất độc hại nên rửa sạch trước khi ngâm hoặc bôi. 
  • Nhựa vàng trong nha đam cần hết sức cẩn thận, có thể gây ra độc hại, dị ứng da, đau dạ dày, tiêu chảy… 
  • Áp dụng mẹo dân gian chữa nhiệt miệng cần phải kiên trì mới thấy tác dụng. Hiệu quả cách chữa trị cũng phụ thuộc vào cơ địa của từng người. 

5. Nóng gan gây nhiệt miệng không?

Chức năng gan suy giảm không thể đào thải hết độc tố. Lượng độc tố này tích tụ trong người sinh ra mụn nhọt, hình thành nên các nốt viêm loét nhiệt miệng… Khi gan khỏe mạnh thanh lọc cơ thể tốt, tiêu trừ độc tố thì nhiệt miệng cũng tự khắc thoái lui. 

Khi nhu cầu tăng cường chức năng gan ngày một tăng cao, con người ta bắt đầu đi tìm cho mình những loại thuốc, thực phẩm tốt cho gan. Việc sử dụng các loại sản phẩm thải độc gan, hạ men gan… cho tác dụng nhanh nhưng lại gây biến chứng, tác dụng phụ không mong muốn. 

Chính vì thế hiện nay bên cạnh những sản phẩm tân dược theo đơn kê của bác sĩ thì các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên được nhiều người dùng ưa chuộng, tin tưởng. 

Viên giải độc Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 - Nhất Nhất 9

Mang lại hiệu quả khác biệt so với Đông y truyền thống, Viên giải độc Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 giúp làm sạch, đào thải độc tố dư thừa ra ngoài qua gan, thận, ruột, da giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể, phục hồi và cải thiện lá gan khỏe mạnh, ngăn ngừa nhiệt miệng phát sinh và hạn chế tái phát liên tục. 

Hy vọng các bạn sẽ áp dụng những cách trên để ngăn ngừa nhiệt miệng dứt điểm, hiệu quả, tránh tái đi tái lại. Trong trường hợp nặng hơn và vết nhiệt khó lành, cần mau chóng đi thăm khám cẩn thận phát hiện chính xác nguyên nhân để có hướng điều trị đúng, phù hợp.

thông tin tư vấn

DS. Lương Hưng
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại