Chủ nhật, 19/01/2025 | 06:04
RSS

Tổng quan về nổi mề đay và cách chữa trị

Thứ hai, 13/03/2023, 07:06 (GMT+7)

Nổi mề đay là một trong những bệnh lý da liễu vô cùng phổ biến ở Việt Nam. Nếu không được chữa trị dứt điểm, bệnh có thể chuyển sang mãn tính, gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy làm thế nào để kiểm soát và xử lý nhanh chóng, triệt để tình trạng này?

Nổi mề đay

I. Nổi mề đay là gì?  

Nổi mề đay là bệnh lý khá phổ biến hiện nay và có thể xảy ra ở mọi đối tượng, độ tuổi. Đây là một tình trạng dị ứng da, gây phù cấp tính hoặc mạn tính ở lớp trung bì. Nguyên nhân là do phản ứng của mao mạch trên da với các tác nhân khác nhau. 

Khi bị nổi mề đay, trên da sẽ xuất hiện những sẩn phù, là các cục u hoặc sẩn màu hồng ban hoặc trắng trên da, có kích thước to nhỏ khác nhau từ 1mm đến vài cm, hiện trên da từ 30 phút tới 36 giờ.

Nổi mề đay tuy là bệnh không quá nguy hiểm và không có khả năng lây nhiễm từ người sang người nhưng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt của người bệnh. Bệnh được chia thành 2 dạng chính bao gồm:

  • Mề đay cấp tính: Thời gian bệnh kéo dài khoảng 24 hoặc dưới 6 tuần.
  • Mề đay mạn tính: Thời gian bệnh kéo dài hơn 6 tuần và tái đi tái lại.

Nếu ở mức độ nhẹ, cấp tính, nổi mề đay có thể tự khỏi. Còn khi đã thành mạn tính, bệnh cần can thiệp điều trị chuyên khoa để được khắc phục hiệu quả. Đặc biệt, nhiều trường hợp bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong do bị sốc phản vệ.

II. Phân loại mề đay 

Nổi mề đay có thể được chia làm các dạng như sau:

1. Mề đay thông thường

Mề đay thông thường gồm mề đay cấp tính  và mề đay mạn tính. 

  • Mề đay cấp tính: Chiếm 70% trường hợp mề đay, thời gian xuất hiện các triệu chứng kéo dài trong 6 tuần. Nguyên nhân gây bệnh có thể do dị ứng thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc (điển hình là nhóm thuốc kháng sinh penicillin), triệu chứng của một số bệnh lý, nhiễm trùng cấp, dị ứng phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói độc, côn trùng đốt, dị ứng thời tiết rối loạn nội tiết tố...  
  • Mề đay mạn tính: Chiếm 30% trường hợp mề đay, thời gian mắc bệnh kéo dài từ 6 tuần trở lên, trong đó chỉ 20 - 30% ca bệnh có thể xác định được nguyên nhân chính xác. Một số tác nhân gây bệnh được ghi nhận bao gồm: nước, tiếp xúc với các dị nguyên, nhiệt độ, ánh sáng mặt trời cường độ mạnh, nổi mề đay do gan bị suy giảm chức năng, nhiễm trùng mãn tính, nhiễm ký sinh trùng, tuyến giáp có vấn đề...

Nổi mề đay mãn tính

2. Mề đay vật lý

Mề đay vật lý (physical urticaria) là dạng mề đay xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố vật lý và có biểu hiện kích ứng trên da. Các tác nhân gây nổi mề đay vật lý có thể là: 

  • Nhiệt độ: Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, lỗ chân lông tắc nghẽn cản trở mồ hôi tiết không thể thoát ra ngoài (mề đay cấp tiết cholin), tiếp xúc nhiệt tại chỗ. 
  • Kích thích cơ học: bệnh nhân bị mắc chứng da vẽ nổi, chịu áp lực lên một số vị trí gây sưng và đau, mề đay do rung động. 
  • Ánh nắng mặt trời: mề đay xuất hiện khi da phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cường độ cao trong suốt thời gian dài.

3. Nổi mề đay phù mạch

Khác với mề đay thông thường, mề đay phù mạch biểu hiện với các triệu chứng như các khối sưng, đỏ, căng và gây đau đớn ở vùng hạ bì, thường xuất hiện chủ yếu ở mắt và môi. Diễn biến nghiêm trọng có thể được ghi nhận do mề đay phù mạch là phù đường tiêu hóa và hô hấp, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao. 

Phù mạch mề đay có thể do: 

  • Dị ứng cấp tính: xuất hiện cùng mề đay sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như thức ăn, phấn hoa, thuốc cản quang chứa iod, côn trùng cắn... từ 1 - 2 giờ. 
  • Sử dụng thuốc: các loại thuốc ức chế men chuyển (ACE), nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). 
  • Phù mạch tự phát: thường không rõ nguyên nhân, các triệu chứng kéo dài dai dẳng, có xu hướng tái mắc lại nhiều lần.
  • Yếu tố di truyền: cơ thể bệnh nhân chứa ADN mang sẵn gen bệnh, các triệu chứng bùng phát khi tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh có sẵn trong môi trường. 
  • Thiếu hụt chất ức chế C1 (Thiếu hụt protein lành tính trong máu bất thường) do u lympho B hoặc bản thân người bệnh có các chất chống lại hoạt động của C1. 

Nổi mề đay phù mạch

4. Các dạng mề đay khác

Viêm mạch mề đay hoặc phát mề đay tiếp xúc do da phản ứng với các chất hóa học trong một số loại Mỹ phẩm, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu...

III. Các vị trí dễ nổi mề đay 

Những triệu chứng điển hình của mề đay như các nốt ban, mẩn đỏ hoặc trứng, mụn nước có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, trong đó một số bộ phận có tổ chức lỏng lẻo như môi, mí mắt, cơ quan sinh dục... sẽ có tình trạng mề đay phù mạch. Thậm chí hiện tượng phù mạch còn có thể xảy ra với ống thanh quản, ống tiêu hóa, gây nên tình trạng khó thở, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tim mạch, sốc phản vệ cho người bệnh. 

Khi bị nổi mề đay, bệnh nhân sẽ cảm thấy châm chích, bỏng rát hoặc ngứa ngáy vô cùng, càng gãi càng ngứa, các vết sần có xu hướng lan rộng hoặc xuất hiện nhiều hơn. 

IV. Những đối tượng nào dễ bị nổi mề đay và tại sao?  

Nổi mề đay có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn cả là những người thuộc các nhóm đối tượng sau: 

  • Trẻ em: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị nổi mề đay do hệ miễn dịch còn yếu, chưa phát triển hoàn thiện để bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh.
  • Phụ nữ mang thai: nổi mề đay xuất hiện ở 3 tháng đầu hoặc cuối trong thai kỳ, thường tập trung ở vùng bụng quanh rốn, sau đó lan ra cánh tay, mông, đùi, mặt. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thay đổi nội tiết tố, sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung cho cơ thể, tiêu thụ thực phẩm có yếu tố gây dị ứng... 
  • Phụ nữ sau sinh nở: nhiều chị em dễ gặp phải tình trạng nổi mề đay sau sinh 1 - 3 tháng, xuất hiện nhiều ở vùng da bụng, đùi, có thể lan ra khắp người. Hiện tượng này chủ yếu do sự rối loạn nội tiết tố khiến hệ miễn dịch suy giảm, không còn khả năng chống lại các tác nhân gây dị ứng, chế độ ăn uống, sinh hoạt thất thường, gan thiếu máu, tác dụng phụ của thuốc...
  • Người bị bệnh gan: Chức năng gan suy giảm, không còn khả năng chuyển hóa, đào thải chất độc ra ngoài cơ thể, dẫn đến tình trạng nóng gan nổi mề đay, đi kèm với phù mạch trên da. 

V. Các phương pháp điều trị nổi mề đay

1. Điều trị nổi mề đay không dùng thuốc

  • Hạn chế tiếp xúc với các nhân gây bệnh, không tiêu thụ thực phẩm, đồ uống hoặc chất kích thích có chứa thành phần gây dị ứng cho cơ thể
  • Không sử dụng các loại thuốc dễ làm nổi mề đay như thuốc ức chế men chuyển, nhóm thuốc NSAID, aspirin, morphine...
  • Bảo vệ làn da khi ra ngoài môi trường có ánh sáng mặt trời cường độ cao
  • Lựa chọn trang phục từ chất liệu cotton thoáng mát, kích thước vừa vặn với cơ thể
  • Tránh các hoạt động quá sức có thể gây đồ mồ hôi

2. Điều trị mề đay bằng thuốc

  • Thuốc kháng histamin: so với dòng kháng histamin thế hệ I, kháng histamin thế hệ II là những thuốc như levocetirizine, cetirizine, fexofenadine, desloratadine hoặc loratadin ít hoặc hoàn toàn không gây buồn ngủ, ít tác dụng phụ. 
  • Thuốc corticoid toàn thân: có thể sử dụng dưới dạng uống hoặc tiêm cho các trường hợp nổi mề đay nghiêm trọng, mề đay do viêm mạch, chèn ép, mề đay mãn tính và không có phản ứng tốt với thuốc kháng histamin. 
  • Một số loại thuốc điều trị nổi mề đay khác như: doxepin, leukotriene, dapson...
  • Đối với trường hợp cực kỳ nghiêm trọng, không đáp ứng tất cả những phương pháp trên: chỉ định thay huyết tương, truyền Immunoglobulin tĩnh mạch, dùng ức chế miễn dịch. 

Lưu ý: 

- Đối với phụ nữ mang thai: chống chỉ định sử dụng Hydroxyzine, có thể dùng cetirizine và loratadin (nhóm B) để hạn chế tối đa nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. 

- Đối với phụ nữ đang cho con bú: có thể dùng loratadin, cetirizine và chlorpheniramine, không dùng các loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin. 

- Đối với trẻ em: điều trị bằng thuốc kháng histamin. Trẻ từ 1 tuổi trở lên cho dùng desloratadine, cetirizine; trẻ từ 2 tuổi trở lên cho dùng levocetirizin, loratadin; trẻ từ 12 tuổi trở lên cho dùng mizolastine, acrivastine, rupatadine...; có thể dùng thuốc corticoid ngắn ngày cho ca mề đay do áp lực (3 - 5 ngày). Trong quá trình điều trị cần liên tục theo dõi phản ứng để có hướng điều chỉnh phác đồ thích hợp. 

Điều trị mề đay bằng thuốc

3. Điều trị nổi mề đay đơn giản tại nhà bằng phương pháp dân gian

Một số mẹo dân gian cực đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà để giảm bớt tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy như: 

  • Lá chè xanh tươi đun sôi với 2.5 - 3 lít nước trong 0 phút, thêm một ít muối, khuấy đều và dùng thay nước tắm hàng ngày.
  • Lá khế tươi, rửa sạc, vò nhẹ và đun sôi với 2 lít nước. Pha loãng với nước sạch để tắm hàng ngày
  • Lá nha đam tươi rửa sạch, gọt vỏ, lọc lấy phần gel trong suốt và thoa lên vùng da bị nổi mề đay. Massage nhẹ nhàng trong 10 - 15 phút và rửa lại với nước sạch. 
  • Lá kinh giới rửa sạch, ngâm muối, đun sôi với 1.5 lít nước và xông bằng hơi nóng cho vùng da bị mẩn ngứa trong 5 - 10 phút
  • Gừng tươi cắt lát, ngâm với nước tắm hoặc ép lấy nước cốt để thoa lên vùng da bị mề đay, sau đó rửa lại bằng nước sạch
  • Muối biển sao nóng, cho vào túi vải và chườm lên vùng da mẩn ngứa

4. Chữa nổi mề đay bằng phương pháp Đông y

Bạn có thể tham khảo một vài bài thuốc chữa mề đay bằng Đông y dưới đây: 

Chữa mề đay thể phong hàn: 

- Thương nhĩ, thương bổ: 16g mỗi loại

- Thục địa, cam thảo, cát cánh, trần bì, hoạt động, xuyên khung, đương quy: 12g mỗi loại

- Tế tân, bạch chỉ :10g mỗi loại

Đem sắc thuốc chia làm 3 lần uống mỗi ngày. 

Chữa mề đay thể phong nhiệt

- Bồ công anh, hạ khô thảo, thương nhĩ, cát căn, rau má, nam hoàng bá, kinh giới, thổ linh: 16g mỗi loại

- Kim ngân hoa, liên kiều, chi tử, hoàng cầm: 12g mỗi loại

Đem sắc thuốc chia làm 3 lần uống mỗi ngày.

Chữa mề đay thể thực tích

- Bạch tiễn bì:15g

- Kim ngân hoa: 12g

- Cúc hoa, tiêu mạch nha, tiêu tân lang, tiêu sơn trà, phục linh, xích thược, địa phu tử: 10g mỗi loại

- Sao chỉ xác: 6g

Đem sắc thuốc chia làm 3 lần uống mỗi ngày.

Chữa mề đay thể thấp nhiệt

- Ngân hoa, bồ công anh: 15g mỗi loại

- Linh bì, hoạt thạch, xích thược, hoàng cầm: 10g mỗi loại

- Sinh cam thảo, trần bì, hậu phác: 6g mỗi loại

- Hoắc hương: 6g

- Bội lan: 10g

Đem sắc thuốc uống mỗi ngày.

Điều trị nổi mề đay bằng phương pháp Đông Y

Ngoài ra, theo Đông y, nguyên nhân chính gây ra tình trạng mẩn ngứa, nổi mề đay là do chức năng tạng phủ kém, không thể thanh lọc hết các chất độc hại sinh ra từ thức ăn, nước uống, môi trường. Chức năng gan bị suy yếu khiến cho gan không làm tốt các chức năng giải độc, đào thải độc tố. Chính vì vậy, một trong những cách giúp khắc phục triệt để nổi mề đay là sử dụng các sản phẩm Đông y giúp cơ thể tăng cường chức năng thải độc.

Một trong những sản phẩm giúp giải độc hiệu quả vượt trội hiện nay phải kể đến như Viên giải độc Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2. Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại chuẩn GMP-WHO, duy nhất được bào chế theo bài thuốc giải độc “Quốc bảo” hiệu nghiệm nhất chỉ dành chữa cho vua chúa thời xưa, sản phẩm giúp làm sạch và loại bỏ các độc tố, chất có hại và dư thừa trong cơ thể đưa ra ngoài bằng cách kích thích gan thải độc tố ra ngoài, tăng cường đào thải qua gan. Từ đó đưa cơ thể hồi phục về trạng thái khỏe mạnh tự nhiên, hệ thống miễn dịch nâng cao, cơ thể tăng hấp thu dinh dưỡng, chống lão hóa, tươi trẻ lâu, ngăn ngừa bệnh tật.

Bên cạnh đó, khi xuất hiện các triệu chứng nổi mề đay, bạn cần xác định nguyên nhân chính xác gây bệnh và có các biện pháp xử lý thích hợp để hạn chế tối đa nguy cơ tổn hại đến sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đối với những trường hợp nổi mề đay kéo dài, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để điều trị triệt để, hiệu quả và tránh các biến chứng không mong muốn cho chính mình. 

thông tin tư vấn

DS. Lương Hưng
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại