Thứ năm, 25/04/2024 | 13:08
RSS

Nổi mề đay xông lá gì nhanh khỏi?

Thứ tư, 01/03/2023, 14:18 (GMT+7)

Xông lá là một trong những phương pháp chữa bệnh dân gian cổ truyền được áp dụng rất phổ biến. Đặc biệt đối với những người bị chứng nổi mề đay, việc xông lá sẽ giúp loại bỏ nhanh chóng cảm giác khó chịu do bệnh gây ra và không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nổi mề đay xông lá gì tốt và an toàn?

Tác dụng của xông lá trị mề đay

Mề đay là một dạng bệnh lý dị ứng thường gặp trong đời sống hàng ngày. Tuy không có khả năng truyền nhiễm và ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng các triệu chứng điển hình của loại bệnh này như nổi mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy lại khiến cho người bệnh có cảm giác vô cùng khó chịu, mất tự tin và ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt đời thường. Nếu không xử lý kịp thời, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây khó khăn cho việc điều trị. 

Xông hơi bằng thảo dược thiên nhiên là một liệu pháp giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giải độc hiệu quả cho cơ thể. Đối với những bệnh nhân bị nổi mề đay, xông hơi sẽ thúc đẩy quá trình bài tiết độc tố qua tuyến mồ hôi trên da và giảm nhanh chóng cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Đồng thời, hơi nóng từ lá xông còn mang lại sự thư giãn, thoải mái và xua tan căng thẳng, mệt mỏi vô cùng tốt. 

Nổi mề đay xông lá gì?

Nổi mề đay xông lá gì tốt nhất? Dưới đây là 4 loại thảo dược thường dùng trong các công thức xông hơi trị mề đay

1. Xông hơi trị nổi mề đay bằng lá khế giảm nhanh triệu chứng bệnh

Nổi mề đay xông lá gì

Lá khế có thành phần giàu vitamin C, các loại khoáng chất như kẽm, sắt, magie và chất chống oxy hóa flavonoid có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây dị ứng trên da, kích thích quá trình phục hồi các tế bào hư tổn. Chính vì thế, đối với những trường hợp nổi mề đay thể nhẹ, chưa có dấu hiệu bội nhiễm, bạn có thể sử dụng phương pháp xông hơi bằng lá khế để giảm nhẹ triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng, hiệu quả. 

Cách thực hiện như sau: 

  • Lấy một nắm lá khế đem rửa sạch, bỏ và nồi, đổ nước xâm xấp mặt lá.
  • Đun sôi với lửa vừa trong 3 - 5 phút.
  • Mở nắp vung cho hơi nóng tỏa ra, dùng chăn phủ kín người và nồi nước lá.
  • Xông đến khi hết hơi nóng thì tận dụng nước lá khế để tắm.

Nếu không có lá khế tươi, bạn có thể thay thế bằng các bài thuốc đông y có thành phần chứa lá khế đều cho tác dụng tương đương. Sử dụng liên tục trong 5 - 10 ngày sẽ thấy các triệu chứng mề đay thuyên giảm rõ rệt. 

2. Nổi mề đay xông lá kinh giới

Nổi mề đay xông lá gì? kinh giới

Lá kinh giới cũng là một loại thảo dược thiên nhiên được nhiều người áp dụng để điều trị các vấn đề về da liễu như dị ứng, nổi mề đay, rôm sảy. Trong thành phần của loại lá này có chứa d-menthol và menthol racemic - các hoạt chất có khả năng tiêm viêm, làm dịu da, giúp loại bỏ nhanh chóng cảm giác nóng rát, sưng viêm, phù nề, ngứa ngáy trên da. Bên cạnh chườm đắp, sắc uống trực tiếp hoặc chế biến thành món ăn, bạn có thể chữa mề đay bằng cách xông hơi nước lá kinh giới. 

Cách thực hiện như sau: 

  • Kinh giới chọn lá tươi, rửa sạch, vò nhẹ và cho vào nồi.
  • Đổ 2- 3 lít nước vào nồi, đun sôi trong 10 phút.
  • Đổ nước ra chậu, dùng chăn trùm kín người để hơi nóng phả lên toàn thân.
  • Khi nước nguội, pha thêm một chút muối và dùng để tắm.
  • Thực hiện phương pháp này 2 - 3 lần/tuần.

Lưu ý: Không nên sử dụng lá kinh giới cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. 

3. Nấu nước lá ngải cứu xông hơi trị mề đay

Nổi mề đay xông lá gì? Ngải cứu

Nổi mề đay xông lá gì? Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tinh dầu của ngải cứu chứa nhiều hợp chất có tác dụng chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn vô cùng tốt. Người bệnh có thể dùng lá ngải cứu giã nhuyễn, đắp trực tiếp lên vùng da bị mẩn ngứa, sưng viêm hoặc xông hơi từ nước lá đun sôi đều cho hiệu quả điều trị đáng ngạc nhiên. 

Cách thực hiện như sau: 

  • Lá ngải cứu rửa sạch, bỏ vào nồi.
  • Đổ 2 lít nước, đun sôi với lửa nhỏ trong 20 phút để phần tinh dầu hòa lẫn hoàn toàn với nước.
  • Lấy khăn hoặc chăn trùm kín người, mở nắp nồi để hơi nóng tỏa ra toàn thân.
  • Xông trong 10 - 15 phút hoặc đến khi nguội nước.

Lưu ý: Không áp dụng phương pháp này với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và người cao tuổi, người mắc bệnh vảy nến, da có mụn mủ, mụn trứng cá. 

4. Xông hơi lá đơn đỏ trị mề đay

nổi mề đay xông lá gì? Lá đỏ

Nếu bạn chưa biết nổi mề đay xông lá gì để thanh nhiệt, giảm ngứa, tiêu viêm thì hãy thử áp dụng phương pháp xông hơi bằng lá đơn đỏ. Loại lá này chứa hàm lượng cao các hợp chất hóa học như flavonoid, tannin, saponin, anthranoid... với hoạt tính sát khuẩn, giảm sưng viêm và làm chậm quá trình lan rộng mề đay trên da, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi các tế bào da bị tổn thương do bệnh. Việc xông hơi và tắm nước lá đơn đỏ sẽ giúp các dưỡng chất thẩm thấu trực tiếp vào da, rút ngắn thời gian điều trị và cho hiệu quả cao nhất. 

Cách thực hiện như sau: 

  • Lá đơn đỏ tươi rửa sạch, vò nát và cho vào nồi.
  • Đun sôi trong 15 phút cùng 2 lít nước và một chút muối hạt.
  • Tận dụng hơi nóng bốc lên để xông toàn thân.
  • Khi nước đã nguội, dùng để tắm hoặc vệ sinh phần da bị nổi mề đay.

Những lưu ý khi trị mề đay bằng xông hơi

Khi áp dụng phương pháp xông hơi bằng những loại lá trên để trị chứng nổi mề đay, người bệnh nên lưu ý một số điều như sau: 

  • Chọn lá tươi, rửa sạch và ngâm muối loãng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, nấm mốc và dư chất bảo vệ thực vật.
  • Không tùy ý kết hợp với các loại thảo dược thiên nhiên khác để tránh gây kích ứng trên da, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Giữ khoảng cách an toàn giữa da và nước lá xông để tránh làm bỏng, cay mắt. Mặc quần áo mỏng và trùm chăn kín người để tạo điều kiện cho dưỡng chất thẩm thấu tốt nhất, tránh lãng phí hơi nóng. 
  • Tốc độ điều trị bệnh của phương pháp này thường chậm hơn so với dùng thuốc Tây y. Người bệnh nên kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định và theo dõi chuyển biến để có phương án điều chỉnh cho phù hợp. 
  • Nếu có dấu hiệu phản ứng với hơi nước, lập tức ngưng sử dụng

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn giải quyết được thắc mắc: Nổi mề đay xông lá gì để nhanh chóng giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu của bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả của các bài thuốc xông hơi phụ thuộc và tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người. Tốt nhất chỉ nên áp dụng với những trường hợp nổi mề đay dạng nhẹ, chưa lan rộng. Nếu bệnh có dấu hiệu chuyển biến xấu, người bệnh cần lập tức đến các cơ sở y tế uy tín để được khám chữa và chăm sóc sức khỏe kịp thời. 

thông tin tư vấn

DS. Nguyễn Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại