Chủ nhật, 19/01/2025 | 05:51
RSS

Top 6 cách chữa nổi mề đay đơn giản, an toàn tại nhà

Chủ nhật, 25/06/2023, 06:36 (GMT+7)

Tình trạng nổi mề đay không có gì đáng nguy hiểm, nó là một dạng tình trạng dị ứng, có dấu hiệu nổi mẩn trên vùng da trên toàn bộ cơ thể. Có nhiều cách để giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ, tuy nhiên, cùng tham khảo 6 cách chữa nổi mề đay đơn giản dưới đây nhé!

 

chữa nổi mề đay tại nhà

I. Vì sao bị nổi mề đay?

Khi mao mạch trên da, bị kích ứng với các thành phần dị ứng sẽ làm kích thích vùng da dẫn tới tình trạng phù cấp hoặc phù mãn tính, khi chạm vào các vị trí này cảm nhận thấy độ sần rõ ràng.

Tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và không quá hiếm gặp, mề đay không nguy hiểm nhưng đem lại nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và nó được phân làm 2 loại khác nhau:

  • Mề đay mạn tính: Bệnh xuất hiện nhiều lần, cụ thể thì có thể tái phát 2 lần một tuần và kéo dài nhiều tuần liên tiếp.
  • Mề đay cấp tính: Triệu chứng mề đay xuất hiện dưới 24h đầu và tình trạng kéo dài ngắn hơn so với mề đay mạn tính.

Yếu tố dẫn tới nổi mề đay khá phức tạp, do đó thông thường người bệnh muốn biết được nguyên nhân chính xác thì nên tới các cơ sở y tế thăm khám để xác định rõ nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình khiến cơ thể nổi mề đay:

  • Dị ứng với đồ ăn, hải sản.
  • Da bị kích ứng khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
  • Dị ứng với Mỹ phẩm, hóa chất.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Người mắc bệnh lý liên quan đến gan, thận, lupus ban đỏ…
  • Bị các loại côn trùng đốt.
  • Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

II. Hướng dẫn cách chữa nổi mề đay tại nhà 

Để cải thiện tình trạng nổi mề đay gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau.

1. Tránh xa các yếu tố nguy cơ

Nếu mề đay là do các thành phần gây dị ứng thì biện pháp hiệu quả nhất là tránh xa các yếu tố có nguy cơ gây bệnh cao, cụ thể như cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu, côn trùng, đồ ăn, vi khuẩn… 

Do đó, khi cơ thể hạn chế tiếp xúc với các yếu tố trên thì tình trạng sẽ được giảm dần và biến mất trong vài giờ. Nếu trong thời gian các triệu chứng mề đay vẫn chưa thuyên giảm mà vẫn tiếp xúc với các thành phần dị ứng thì sẽ dẫn tới tình trạng nghiêm trọng như khó thở, sưng tấy nhiều hơn…

2. Vệ sinh da với dung dịch chống ngứa

Mề đay gây ngứa ngáy gây gãi nhiều, điều này sẽ khiến da dẻ bị bong tróc, gãi mạnh có thể dẫn tới chảy xước da, chảy máu. Để giảm ngứa, người bệnh có thể sử dụng dung dịch để cải thiện như bột yến mạch, baking soda… Phương pháp này sử dụng tại nhà dễ dàng áp dụng để chữa nổi mề đay hiệu quả, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

3. Chườm lạnh trị nổi mề đay

Đây là biện pháp mà nhiều người sử dụng vì khi chườm lạnh vào các vị trí nổi mẩn sẽ giúp tình trạng ngứa da, dị ứng được dễ chịu hơn, từ đó người bệnh sẽ giảm việc gãi ngứa.

Khi chườm lạnh người bệnh nên dùng túi vải để đựng đá, chườm trong khoảng 10 phút để tránh gây bỏng lạnh.

Chườm lạnh trị nổi mề đay

4. Giảm mề đay với nha đam

Trong nha đam chứa nhiều hàm lượng Vitamin E giúp hỗ trợ làn da khỏe mạnh và cũng là loại cây trị được tình trạng nổi mề đay, giảm cơn ngứa ngáy hiệu quả.

Không chỉ riêng nổi mề đay mới dùng được nha đam mà với tình trạng viêm da, dị ứng da… người bệnh cũng có thể dùng cây này để điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sử dụng nha đam có thể dẫn tới dị ứng cho một số cơ địa có da nhạy cảm, do đó, trước khi bôi lên mảng lớn khu vực nổi mề đay thì nên thử nghiệm ở vùng da nhỏ trước.

5. Trị nổi mề đay bằng bài thuốc dân gian từ nghệ

Người bị nổi mề đay có thể sử dụng nghệ tươi hoặc bột nghệ. Đối với nghệ tươi, giã lấy nước cốt sau đó bôi lên vị trí da bị nổi mẩn, bôi vài lần một ngày. Còn đối với bột nghệ, hãy lấy một thìa bột nghệ và hòa tan với nước, cùng ít mật ong sau đó tạo thành hỗn hợp bôi lên da.

6. Sử dụng thuốc kháng histamin chữa nổi mề đay

Một số loại thuốc có tác dụng giảm ngứa hiệu quả mà người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mua.

  • Thuốc bôi ngoài da Calamine: Giúp làm mát, dịu da, có thể bôi trực tiếp lên vùng da nổi mề đay.
  • Thuốc Benadryl: Thuốc uống với tác dụng giảm ngứa, khắc phục được tình trạng nổi mề đay nhanh chóng và các triệu chứng kèm theo. Tuy nhiên, sản phẩm có tác dụng phụ gây buồn ngủ.
  • Thuốc kháng histamin khác: Với tác dụng giảm mẩn ngứa, ngăn tình trạng kéo dài nhiều giờ có thể cũng gây buồn ngủ nhưng ít hơn so với Benadryl.

Cùng với đó, người bệnh cần bổ sung thêm các loại vitamin và các dưỡng chất cần thiết khác để tình trạng nổi mề đay được dễ chịu hơn như dầu cá, quercetin, các loại vitamin C, D… Tuy nhiên, trước khi dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Mỗi người có một thể trạng khác nhau, nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau, từ đó thời gian phát bệnh và thời gian phục hồi cũng không giống nhau. Đối với những trường hợp dị ứng khi tiếp xúc phải những yếu tố gây nổi mề đay, người bệnh có thể không cần dùng thuốc và bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Tuy nhiên, nếu nổi mề đay là do bệnh lý liên quan đến gan, thận… khi chức năng của các bộ phận này bị suy giảm sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể. Do đó, để có thể khắc phục được tình trạng nổi mề đay do suy giảm chức năng của gan và các tạng phủ khác, người bệnh nên tìm kiếm các sản phẩm hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố ra bên ngoài.

Một trong những sản phẩm cải thiện được tình trạng nổi mề đay giúp tăng cường chức năng của tạng phụ, thanh lọc cơ thể với hiệu quả vượt trội phải nhắc tới Viên giải độc Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 (được coi là thuốc điều trị chủ đạo). Sản phẩm hỗ trợ cơ thể đào thải được độc tố qua gan, thận, ruột, da… từ đó giúp cơ thể trở về trạng thái ban đầu và ngăn ngừa bệnh tái phát nhiều lần.

Chính vì vậy, người bệnh nên tới các cơ sở uy tín để xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh, không thể tùy tiện điều trị vì nếu điều trị sai, bệnh sẽ không có dấu hiệu thuyên giảm mà có thể còn nặng hơn và khó phục hồi.

thông tin tư vấn

DS. Phương Thảo
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại