Thứ ba, 30/04/2024 | 16:55
RSS

Đi tìm thủ phạm gây mẩn ngứa nổi mề đay để điều trị đúng cách

Thứ sáu, 30/06/2023, 11:19 (GMT+7)

Có rất nhiều nguyên nhân gây mẩn ngứa nổi mề đay. Xác định được nguyên nhân sẽ giúp tìm ra biện pháp điều trị phù hợp, ngăn ngừa mề đay tái phát.

Mẩn ngứa nổi mề đay do rất nhiều nguyên nhân gây ra

Nổi mề đay ngứa là gì?

Nổi mề đay là những nốt mẩn ngứa trên da. Chúng thường có màu đỏ, hồng hoặc có màu trùng với màu da. 
 
Chúng có thể nhỏ và tròn, nhiều khi nổi sẩn cục, xuất hiện ở một vùng, nhưng cũng có thể lan rộng khắp cơ thể. 
 
Tình trạng nổi mẩn có thể kéo dài từ 30 phút đến vài ngày. 
 
Mẩn ngứa nổi mề đay có thể lan rộng khắp cơ thể

Mẩn ngứa nổi mề đay là bệnh gì?

Nổi mề đay mẩn ngứa thường do phản ứng dị ứng với đồ ăn, nước uống, thuốc, côn trùng cắn, phấn hoa, vẩy da động vật, thậm chí cả thời tiết  
 
Ngoài ra, căng thẳng, mặc quần áo chật, tập thể dục, đổ mồi hôi, trời nóng, lạnh… cũng có thể dẫn đến phát ban.
 
Khi bị dị ứng, cơ thể bắt đầu giải phóng histamin vào máu. Histamin là hóa chất mà cơ thể tạo ra để cố gắng tự bảo vệ mình khỏi nhiễm trùng và những “kẻ xâm nhập” bên ngoài. Thật không may, ở một số người, histamin có thể gây sưng, ngứa, phát ban. 

Những ai có nguy cơ bị mẩn ngứa nổi mề đay?

Những người có cơ địa dị ứng có nhiều khả năng bị nổi mề đay. Nếu đang dùng thuốc hoặc sức khỏe suy giảm, nguy cơ bị nổi mề đay sẽ cao hơn. Đây được gọi là nguyên nhân nội sinh. 
 
Còn nguyên nhân ngoại sinh thường là do ô nhiễm môi trường, dùng hóa chất hay vệ sinh kém…
 
Mẩn ngứa nổi mề đay có thể do sức đề kháng kém và cơ địa nhạy cảm

Các loại mẩn ngứa nổi mề đay phổ biến nhất

Mề đay dị ứng

Nguyên nhân phổ biến nhất của mề đay dị ứng là phản ứng dị ứng. Chúng có thể được gây ra bởi bất kỳ chất gây dị ứng nào như:
• Thực phẩm (điển hình là các loại hạt, sữa, tôm, cua, trứng)
• Vẩy da động vật
• Phấn hoa
• Bụi
• Côn trùng cắn hoặc đốt
• Thuốc (chủ yếu là thuốc kháng sinh, thuốc trị ung thư và ibuprofen)
 
Các trường hợp phát ban nhẹ do dị ứng thường được điều trị bằng thuốc dị ứng.
 
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Trong tình trạng này, phát ban thường đi kèm với khó thở, buồn nôn hoặc nôn, sưng và chóng mặt. Gọi cấp cứu ngay nếu bạn nghi ngờ bản thân hoặc người xung quanh bị sốc phản vệ. 

Nổi mề đay mãn tính

Nổi mề đay mãn tính thường không xác định được nguyên nhân. Mề đay có thể kéo dài từ 6 tuần đến vài tháng. 
 
Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng dạng phát ban này gây khó chịu và khó điều trị. 
 
Nổi mề đay kéo dài cũng có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe khác như: 
• Bệnh celiac
• Bệnh lupus
• Bệnh tiểu đường type 1
• Viêm khớp dạng thấp
• Bệnh tuyến giáp

Nổi mề đay do nhiệt độ

Đôi khi những thay đổi về nhiệt độ có thể gây phát ban ở những người nhạy cảm với những thay đổi đó. Mề đay do lạnh có thể xảy ra do tiếp xúc với nước hoặc không khí lạnh. Mề đay do nóng có thể xảy ra khi thời tiết nắng nóng, mồ hôi ra nhiều. 

Nổi mề đay do nhiễm trùng

Cả nhiễm virus và vi khuẩn đều có thể gây mẩn ngứa, nổi mề đay. Các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây phát ban phổ biến nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm họng liên cầu khuẩn. Viêm gan cũng là bệnh nhiễm trùng gây ngứa ngáy, nổi mề đay phổ biến.

Điều trị nổi mề đay ngứa trên da

Với những tình trạng nổi mẩn ngứa trầm trọng, tốt nhất là nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp. 
 
Với những tình trạng phát ban nhẹ có thể tự điều trị tại nhà bằng các biện pháp sau: 
• Dùng thuốc kháng histamin
• Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng 
• Tránh tắm nước nóng (vì có thể làm trầm trọng hơn tình trạng phát ban) 
• Nên tắm nước mát, nước ấm có pha bột yến mạch hoặc baking soda để làm giảm viêm 
• Dùng kem thảo dược để sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa 
 
Bôi kem thảo dược giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa da

Kem thảo dược – giải pháp an toàn cho người bị mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa

Kem thảo dược chiết xuất từ một số loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau như lá trầu không, lá đào, bạch chỉ, lá lấu, hoàng bá, xoan trà, trà xanh, lô hội… Kem giúp làm dịu, nhanh lành vết thương, hỗ trợ tái tạo da, giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt…
 
Chỉ cần bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.
 
Kem thảo dược có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. 
 

Kem Nhất Nhất

Công dụng:

 

Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.

Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.

Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.

Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.

Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt.

Cách dùng:

Mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, nấm ngứa, viêm da, giời leo (zona), vẩy nến, eczema, sưng tấy do côn trùng đốt: bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.

Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại