Thứ ba, 30/04/2024 | 01:23
RSS

Tại sao bị nổi mề đay khi trời lạnh? Phải làm sao để khắc phục?

Thứ năm, 19/10/2023, 06:19 (GMT+7)

Thời điểm trời trở lạnh, nhiệt độ không khí giảm xuống là lúc rất nhiều người gặp phải tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa. Nhẹ thì tự hết sau một khoảng thời gian, nặng thì tình trạng sẽ lan rộng hơn, ngứa ngáy nhiều hơn. Vậy đâu là nguyên nhân khiến nổi mề đay khi trời lạnh? Làm thế nào để xử lý cũng như phòng tránh?

I - Nhận biết các triệu chứng nổi mề đay khi trời lạnh

Nổi mề đay khi trời lạnh là hiện tượng da bị mẩn ngứa, phát ban do tiếp xúc với kiểu thời tiết lạnh, nhiệt độ môi trường thấp. Tình trạng này hay xảy ra khi người bệnh đi ngoài trời lạnh, bơi hoặc tắm trong nước lạnh nhiều lần, ăn uống đồ lạnh, đắp một thứ gì đó lạnh lên làn da. Hoặc đơn thuần là nhạy cảm khi thời tiết chuyển lạnh cũnvg có thể bị nổi mề đay.

Ngoài ra có một số người mắc bệnh này do gen di truyền, tức là tiền sử gia đình có người bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết lạnh. Các triệu chứng mất nhiều thời gian hơn để xuất hiện (từ 20 phút đến 48 giờ sau khi tiếp xúc với tác nhân), có thể kéo dài đến vài ngày.

Các biểu hiện của bệnh lý nổi mề đay khi trời lạnh có thể xuất hiện đột ngột và dữ dội khi da tiếp xúc trực tiếp với điều kiện thời tiết lạnh. Các dấu hiệu điển hình của bệnh bao gồm:

  • Da có những vệt màu đỏ hồng, cảm thấy ngứa ngáy, da bị châm chích.
  • Trên da (đặc biệt ở chân tay) xuất hiện những nốt ban đỏ, nổi rõ trên bề mặt da.
  • Có thể xuất hiện tình trạng sưng phù ở bàn tay, bàn chân hoặc môi.
  • Một số triệu chứng nghiêm trọng khác như: nhịp tim đập nhanh, người bất tỉnh hoặc cảm thấy ớn lạnh.

Triệu chứng nổi mề đay do lạnh

II - Nguyên nhân khiến da bị nổi mề đay khi trời lạnh

Nổi mề đay do lạnh (phong chẩn khối thể phong hàn) theo Đông y là do cơ thể bị nhiễm phong hàn gió độc. Còn theo y học hiện đại giải thích, khi tiếp xúc với điều kiện môi trường lạnh, hệ miễn dịch của những người có cơ địa nhạy cảm cho rằng nhiệt độ lạnh là "dị nguyên" có thể gây hại đến cơ thể nên tăng tiết histamin trên da, gây ra hiện tượng nổi mề đay, phát ban mẩn đỏ.

Ngoài ra, cũng còn một số yếu tố hay tác nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Phủ tạng đào thải kém: Ở một số người có chức năng phủ tạng (gan, thận, da, hệ bạch huyết) kém, độc tố trong cơ thể không được đào thải ra ngoài. Nhất là vào những ngày trời lạnh, cơ thể ít vận động hoặc không cung cấp đủ nước khiến hệ phủ tạng hoạt động kém hiệu quả đi, có thể gây mẩn đỏ, dị ứng mề đay trên da.
  • Mắc các bệnh về virus: Khi cơ thể đã mắc nhiễm trùng có liên quan đến vi rút, vi khuẩn, nhất là qua đường hô hấp. Gặp điều kiện thời tiết lạnh giúp các tác nhân này phát triển, tấn công vào hệ miễn dịch. Và phản ứng tiết chất histamin của hệ miễn dịch sẽ gây ngứa da và các vết mề đay.
  • Da khô, mất độ ẩm: Thông thường, da sẽ tiết ra các axit hữu cơ qua tuyến mồ hôi, giúp da mềm, ẩm, bảo vệ da trước các tác nhân gây mề đay. Thời điểm trời lạnh giá, hanh khô mà người bệnh không cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ khiến hệ bài tiết hoạt động thiếu hiệu quả. Qua đó khiến da bị khô, nứt nẻ gây ngứa ngáy. Các tác nhân như vi khuẩn, nấm mốc qua đó cũng dễ dàng bám lại trên da gây phản ứng dị ứng nổi mề đay.

Lý giải nguyên nhân gây nổi mề đay mỗi khi tiếp xúc với thời tiết lạnh

III - Những đối tượng dễ gặp tình trạng nổi mề đay ngứa mỗi khi thời tiết lạnh

Nổi mề đay khi nhiệt độ thấp, thời tiết lạnh còn có nguy cơ cao gặp phải ở những đối tượng như sau:

  • Trẻ em: Do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị nổi mẩn đỏ, dị ứng mề đay khi trời chuyển lạnh.
  • Người mắc bệnh mạn tính: Viêm khớp dạng thấp, ung thư viêm gan, hiv, bệnh tuyến giáp… cũng khiến cho làn da nhạy cảm, giảm sức đề kháng cả da và tăng nguy cơ mắc bệnh nổi mề đay khi trời lạnh.
  • Phụ nữ đang mang thai: Đây là đối tượng có sức đề kháng yếu, cộng thêm với việc thay đổi nội tiết tố khiến cho tế bào da nhạy cảm hơn. Điều này tạo cơ hội cho nhiều loại vi rút, vi khuẩn phát triển vào mùa đông tấn công và gây kích ứng làn da của bà bầu.
  • Người mắc hội chứng autoinflammatory: Hay còn gọi là bệnh tự viêm, có đặc tính di truyền và gây ra bởi sự rối loạn một số gen nhất định. Người mắc phải hội chứng này có thể có biểu hiện phát ban, nổi mề đay, da bị sưng đỏ khi cơ thể phải tiếp xúc với trời lạnh.

Những đối tượng hay bị nổi mề đay do lạnh

IV - Cách chữa nổi mề đay khi trời lạnh hiệu quả

Với tình trạng nổi mề đay từ nhẹ đến vừa, bạn có thể xử lý ngay tại nhà thông qua cách sau:

  • Đắp khăn ướt lên vùng da bị nổi mề đay: Bạn có thể dùng một chiếc khăn mềm và nhúng vào nước ấm để đắp lên vùng da bị nổi mề đay sẽ giúp làm giảm ngứa, giảm sưng.
  • Dùng gừng: Loại nguyên liệu này có tính nóng, sinh nhiệt lớn nên có thể khắc phục tình trạng nổi mề đay khi trời lạnh. Bạn có thể xông hơi bằng gừng, hoặc thái gừng thành từng lát mỏng và đắp lên vùng da bị mề đay.
  • Tắm bằng bột yến mạch: Bạn có thể dùng bột yến mạch để vệ sinh cơ thể và làm giảm triệu chứng do mề đay. Hòa tan bột yến mạch vào nước tắm và ngâm mình vào nước tắm trong khoảng thời gian 15 phút. Sau đó, tắm lại bằng nước sạch.
  • Bổ sung các thực phẩm có lợi: Tạm thời ngưng ăn uống những thực phẩm có nguy cơ khiến tình trạng mề đay nặng hơn như hải sản, đậu phộng, bia rượu. Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C (cam quýt, bưởi, ổi) nhằm tăng cường sức đề kháng tổng thể.
  • Dùng các nguyên liệu tự nhiên: Bạn có thể tham khảo việc dùng các loại nguyên liệu sẵn có tự nhiên để xông, đắp hoặc dùng các loại lá tắm trị mề đay. Chẳng hạn như dùng lá khế chữa nổi mề đay bằng cách giã nát rồi đắp lên làn da.

Trời lạnh bị nổi mề đay phải làm sao?

V - Nổi mề đay do trời lạnh uống thuốc gì?

1. Tăng cường chức năng giải độc với thuốc Đông Y Thế Hệ 2

Chức năng phủ tạng yếu là một trong những yếu tố chính khiến cho các hợp chất trung gian hóa học (chúng được sinh ra trong quá trình da tiếp xúc với điều kiện môi trường lạnh) không được đào thải ra ngoài và gây ra hiện tượng nổi mề đay.

Khi đó, các hợp chất này sẽ tích tụ nhiều ở da, gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ trên da và làm cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy.

Tuy nhiên, việc điều trị hiện nay gặp nhiều khó khăn như: việc sử dụng thuốc tây y chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng, chỉ mang lại tác dụng nhất thời nhưng không tăng cường chức năng giải độc của tạng phủ nên có thể làm cho tình trạng nổi mề đay tái phát trở lại.

Chỉ có Đông y mới tác động vào căn nguyên của nổi mề đay do trời lạnh. Nhờ tác dụng nâng cao chức năng thải độc của tạng phủ của cơ thể (gan, thận, da, hệ bạch huyết), tình trạng nổi mề đay do thời tiết lạnh sẽ được đẩy lùi.

Tuy nhiên, không phải sản phẩm Đông y cũng đem lại tác dụng này. Trên thị trường hiện nay, sản phẩm giải độc thường tập trung vào tăng chức năng của gan, không tác động đến toàn bộ tạng phủ của cơ thể. Vì vậy, hiệu quả đem lại không cao và làm cho tình trạng bệnh dễ tái phát.

Sản phẩm Đông y tiêu biểu có hiệu quả vượt trội giúp thải độc, giải quyết tình trạng nổi mề đay khi lạnh đó chính là Viên giải độc Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 của Dược phẩm Nhất Nhất.

Viên giải độc Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 giúp cơ thể tăng cường đào thải chất độc qua thận, hệ bạch huyết và da theo cơ chế giải độc tự nhiên của cơ thể, không tác động xâm lấn. Nhờ đó, mà tình trạng bệnh nổi mề đay khi trời lạnh sẽ được cải thiện tối đa, không còn lo ngại tái phát

Sản phẩm bắt nguồn từ bài thuốc trong Ngự Y Mật Phương, được dành riêng để giải độc cho Vua Chúa, được kiểm chứng hiệu quả qua nhiều thập kỷ.

Do vậy, người bệnh nổi mề đay do trời lạnh hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn và sản phẩm.

Viên giải độc Ngự y mật phương 9

2. Dùng thuốc Tây y (dạng bôi hoặc dạng uống)

Các loại thuốc tân dược được chỉ định trong điều trị triệu chứng bệnh lý nổi mề đay do lạnh bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Ngăn chặn phản ứng dị ứng nổi mề đay do thời tiết lạnh, giảm nhẹ triệu chứng nổi mề đay. Ví dụ như: cetirizine, fexofenadine, loratadine…
  • Doxepin: Thuốc có thể làm giảm triệu chứng ngứa ngáy cho người nổi mề đay khi trời lạnh.
  • Cyproheptadine: Loại thuốc này có tác dụng tốt trong việc cải thiện triệu chứng nổi mề đay do lạnh. Cyproheptadine giúp làm giảm ngứa ngáy, chảy nước mũi, giảm phát ban da.

Trị nổi mề đay do trời lạnh bằng thuốc tây

VI - Làm thế nào để tránh bị nổi mề đay mỗi khi trời lạnh?

Nổi mề đay vào trời lạnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu như chúng ta áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Luôn mặc ấm khi đi ra ngoài: Tránh bị lạnh là giải pháp quan trọng hàng đầu để làm giảm nguy cơ nổi mề đay. Bạn nên mang đủ quần áo ấm, đeo tất, đội mũ len để tránh bị nhiễm lạnh.
  • Hạn chế ăn đồ lạnh: Đồ ăn lạnh cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay, do vậy bạn cần tránh những loại đồ ăn hoặc đồ uống như: kem, nước đá…
  • Không bơi trong nước lạnh: Trước khi bơi, bạn nên kiểm tra nhiệt độ của nước trước để hạn chế việc bơi và tiếp xúc với nước quá lạnh.

Những cách phòng tránh nổi mề đay khi trời lạnh

Đừng chủ quan khi bị mề đay do lạnh, tình trạng này có thể gây hại cho sức khỏe và khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Vì vậy, nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này thì đừng quên áp dụng những biện pháp mà bài viết đã chia sẻ nhé.

DS. Nguyễn Huyền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại