Mề đay là hiện tượng các nốt sần đỏ xuất hiện theo từng mảng, chi chít nhau, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy râm ran không ngừng… Các vết mẩn ngứa do bệnh nổi mề đay có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như lưng, trên mặt, cánh tay, bụng…
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ kích thích nổi mề đay như tiếp xúc đột ngột với không khí lạnh, dị ứng Mỹ phẩm, phấn hoa, bị côn trùng cắn, ong đốt… Khi đó, chất histamin được tiết ra bởi hệ miễn dịch dẫn đến việc giãn mạch và gây phản ứng ngứa, sưng, và mẩn đỏ trên da. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh bứt rứt khó chịu, lo sợ tình trạng lây lan.
Nổi mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm, nên sẽ không có khả năng lây từ người này sang người khác, ngay cả khi tiếp xúc da, tiếp xúc hơi thở hoặc dùng chung đồ. Vì vậy bạn có thể yên tâm khi tiếp xúc với những người bị mề đay.
Tuy nhiên các nốt mề đay có thể lan rộng trên cơ thể của chính bạn nếu người bệnh gãi hoặc chưa giải quyết dứt điểm tác nhân gây ra tình trạng này. Càng gãi để giải tỏa cảm giác ngứa, các nốt mề đay sẽ càng xuất hiện nhiều hơn, đồng thời cảm giác ngứa cũng dữ dội hơn. Chính vì vậy cần nhanh chóng tìm ra tác nhân gây mề đay để các triệu chứng khó chịu nhanh chóng giảm bớt, cũng như tránh các vấn đề viêm nhiễm trên da do gãi nhiều.
Thông thường, nếu người bị mề đay được loại bỏ tác nhân dị ứng, các triệu chứng mề đay sẽ tự biến mất chỉ sau vài giờ và tối đa là vài ngày. Tuy nhiên với bệnh mề đay mạn tính, các triệu chứng sẽ kéo dài hơn, thậm chí có thể tính theo vài tháng hay vài năm.
Tuy mề đay không lây nhưng chúng ta vẫn có thể thấy tình trạng này cùng xuất hiện ở một nhóm người, nhất là những người trong cùng gia đình. Lý giải cho hiện tượng này thì các chuyên gia đã chỉ ra nguyên nhân chính là do di truyền. Theo báo cáo có tới 60% người bị mề đay có liên quan ít nhiều đến những người trong gia đình. Đó là do sự di truyền về khả năng miễn dịch hoặc cơ địa da, khiến người cùng một gia đình dễ bị mề đay, dị ứng hơn.
Ngoài yếu tố di truyền thì nếu một nhóm người cùng bị nổi mề đay có thể do đã cùng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng nổi mề đay. Chẳng hạn như phấn hoa, thay đổi thời tiết lông chó mèo, bị côn trùng cắn… thì sẽ có khả năng tình trạng mề đay sẽ xuất hiện cùng lúc ở nhiều người, chứ không phải do bị lây nhiễm như mọi người thường nhầm lẫn.
Vì mề đay thường tự khỏi sau một khoảng thời gian ngắn nên tình trạng này thường không gây nguy hiểm đáng kể cho đa số người mắc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng hoặc bệnh chuyển sang mãn tính mà chưa có biện pháp điều trị thì có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
Các triệu chứng nghiêm trọng khi bị nổi mề đay, người bệnh cần tới bệnh viện thăm khám ngay bao gồm:
Các mảng mề đay thường gây ngứa ngáy khó chịu, khiến mọi người đa phần có xu hướng gãi để làm dịu cơn ngứa. Tuy nhiên càng gãi thì các mảng mề đay càng lan rộng và nặng hơn.
Vì vậy để hạn chế tình trạng này và phòng tránh biến chứng nguy hiểm, bạn có thêm tham khảo các gợi ý sau:
Độ ẩm và nhiệt độ thấp có thể nhanh chóng làm dịu cơn ngứa, các vết sưng đỏ và giảm đi phần nào tốc độ lan rộng của mề đay. Vì vậy dùng khăn lạnh chườm là phương pháp tiện lợi có thể sử dụng ngay tại nhà, lặp lại nhiều lần cho đến khi các vết mề đay lặn đi hoàn toàn là được.
Với bệnh lý mề đay, bạn có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn nhờ bác sĩ tư vấn và có thể mua ngoài hiệu như: thuốc chống dị ứng histamin, thuốc bôi ngoài da calamine, cetirizine, loratadin…
Bên cạnh đó, nhớ tăng cường vitamin và dưỡng chất từ các thực phẩm giàu dinh dưỡng, uống nhiều nước để tăng cường đề kháng cho da, hạn chế mẫn cảm khi tiếp xúc với yếu tố nguy cơ.
Nếu bạn đã biết bản thân bị kích ứng khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như cồn trùng, stress, thay đổi thời tiết, mẫn cảm với thành phần của thuốc, phấn hoa… Cần hạn chế tối đa cơ hội tiếp xúc để ngăn các vết mề đay lại tiếp tục nổi mẩn.
Thuốc kháng sinh sulfamid (hay kết hợp với các nhóm thuốc khác trong điều trị dạ dày, đại trạng, viêm khớp dạng thấp…) có thể gây một số phản ứng dị ứng, nổi mề đay tại chỗ hay toàn thân.
Vì vậy khi gặp các tác dụng phụ kèm theo này người bệnh nên tạm dừng thuốc và tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn để có hướng xử lý đúng đắn nhất.
Quần áo càng chật, càng ma sát với da sẽ khiến các mảng mề đay lan rộng và nặng hơn. Vì vậy nên chọn các mẫu quần mát rộng rãi , thoáng khí, chất liệu nhẹ nhàng để tạo cảm giác thông thoáng cho da, ngăn chặn các tổn thương va chạm không đáng có.
Theo Đông y, tình trạng nổi mề đay, dị ứng, ngứa ngáy... nguyên nhân thực chất là do cơ thể tích tụ nhiều độc tố. Khi độc tố chưa được loại bỏ hết ra ngoài sẽ gây ra rất nhiều các triệu chứng bên ngoài, trong đó nổi mề đay là một trong những tình trạng phổ biến nhất.
Viên giải độc Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 - Một sản phẩm an toàn, không gây tác dụng phụ giúp giải độc toàn thân đến từ Dược phẩm Nhất Nhất. Nhờ cơ chế kích thích cơ chế giải độc tự nhiên thông qua tất cả các bộ phận tham gia, từ đó loại bỏ hoàn toàn độc tố trong cơ thể, độc tố sẽ được đưa ra ngoài theo đường tự nhiên. Khi cơ thể được thanh lọc, tình trạng nổi mề đay, dị ứng, ngứa ngáy... cũng sẽ biến mất, hạn chế được tốt đa nguy cơ tái phát.
Để hạn chế tối đa phải gặp tình trạng nổi sẩn mề đay khó chịu, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:
Tóm lại, bệnh nổi mề đay hoàn toàn không thể lây nhiễm sang cho người khác nhưng có thể mắc qua di truyền trong gia đình, cũng như do cùng tiếp xúc phải nguyên nhân gây dị ứng. Ngoài việc điều trị giảm mẩn ngứa mề đay thì người bệnh cũng cần lưu ý về các cách phòng ngừa căn bệnh da liễu khó chịu này. Trong trường hợp còn vấn đề thắc mắc, hay liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí từ Dược sĩ.