Khi bị nổi mề đay, chế độ ăn uống, dinh dưỡng cũng như chế độ sinh hoạt của người bệnh nên được chú tâm nhiều hơn. Bởi chế độ ăn uống cũng có thể khiến mề đay, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ nhanh chóng biến mất, nhưng cũng có thể khiến các triệu chứng này càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Chính vì vậy, việc kiêng kỵ cẩn thận các thực phẩm gây kích ứng, đồng thời bổ sung dinh dưỡng sẽ góp phần ngăn ngừa nguy cơ nổi mề đay tiến triển nặng hơn. Không những thế còn có thể giúp tăng cường miễn dịch và khả năng đào thải độc tố của gan thận, giúp cho làn da ngày càng khỏe mạnh, giảm sưng ngứa mẩn đỏ và tăng cường sức khỏe tổng thể cho cơ thể.
Có những loại thực phẩm có thể khiến việc điều trị “đi xuống dốc”, thậm chí mề đay trở nặng hơn lúc trước. Những người có cơ địa nhạy cảm với các loại thực phẩm gây kích ứng, nên khi ăn phải loại thực phẩm này, triệu chứng của bệnh có thể trầm trọng hơn, cơn ngứa sẽ tiếp tục tăng lên. Để không rời vào tình trạng này, bạn nên kiêng ăn những loại thực phẩm như sau:
Đồ ăn có chứa hàm lượng chất đạm lớn như: tôm, cá, thịt bò, cua hoặc hải sản… có khả năng gây kích ứng cao cho da, đặc biệt là những người đang bị bệnh nổi mề đay hoặc người da nhạy cảm. Nếu bạn đang bị nổi mề đay nên hạn chế, và tốt nhất là không nên ăn những loại thực phẩm này cho đến khi các triệu chứng hoàn toàn biến mất.
Các loại đồ ăn có nhiều mắm muối hoặc nhiều đường có khả năng kích thích hệ thần kinh ngoại biên, kéo theo đó là hệ miễn dịch của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Điều này có thể làm cho các vết mề đay trên da ngày càng nhiều hơn, ngứa ngáy cũng trở nên nặng hơn.
Do đó, người bị mề đay nên tránh các thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, bánh ngọt, bánh quy… cũng như các thực phẩm có lượng muối cao như mì tôm, mắm nêm, dưa muối…
Khi tiêu thụ những loại thực phẩm có tính nóng hoặc nhiều dầu mỡ thì gan và các cơ quan tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, khiến cơ thể bị nóng trong. Làn da theo đó có thể bị khô, bong tróc, khiến mề đay trở nên nặng hơn, khó điều trị hơn.
Cần hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, dầu mỡ như các món sốt tiêu ớt, đồ ăn nhanh, thịt chiên rán…
Sữa bò, bơ, phô mai là những loại thực phẩm mà người bị dị ứng nổi mề đay nên tránh xa. Khi bị mề đay mà ăn phải các thực phẩm này có thể gây kích thích sản xuất histamin (chất hóa học gây nổi mề đay trên da). Khi đó, tình trạng nổi mề đay không những không thuyên giảm mà còn bùng phát mạnh hơn, khiến người bệnh cực kỳ ngứa ngáy.
Đồ ăn nhanh, đồ hộp chứa một lượng lớn dầu mỡ, các chất bảo quản, phẩm màu và hương liệu hóa học tổng hợp. Do vậy, tiêu thụ loại đồ ăn này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể chung, làm giảm sức đề kháng của da. Chưa kể các hóa chất còn có thể là tác nhân làm mề đay tái phát, lan rộng hơn.
Trong khoảng thời gian mắc bệnh nổi mề đay, sức đề kháng của da bị suy giảm, đồng thời sức khỏe tổng thể của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Do vậy, nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu chất đề kháng, chống viêm và vitamin để giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Vitamin A là chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị dị ứng mề đay, giúp giảm mẩn đỏ sưng tấy. Các thực phẩm như cà rốt, bí đỏ, gan, trứng,… là các nguồn thực phẩm giàu vitamin A bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình.
Vitamin B (đặc biệt là vitamin B3 và B5) có khả năng giúp các vết mề đay giảm kích ứng, tăng cường đề kháng và độ đàn hồi cho da cũng như giúp bồi bổ gan.
Nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B dồi dào mà người bệnh nên kham khảo bao gồm: gan, ức gà, các ngừ, trứng, khoai lang, ngô…
Vitamin C có khả năng làm dịu da bị tổn thương và tăng khả năng đề kháng của da, giúp chống lại các tác nhân gây nổi mề đay (vi khuẩn, vi rút). Đây đồng thời cũng là chất chống oxy hóa tự nhiên mà bạn nên bổ sung cho dàn da của mình.
Thực phẩm nhiều vitamin C có nhiều trong rau củ, hoa quả, chẳng hạn: cà chua, khoai tây, cải xanh, dâu tây, cam, ổi, nho đen…
Bổ sung các món ăn chứa nhiều chất kháng viêm có thể giúp cơ thể ngăn chặn, giảm tiết histamin trên da, nhờ đó cũng giúp giảm kích ứng, làm dịu da, giúp các mảng mề đay dần biến mất.
Các thực phẩm giàu chất kháng viêm người bệnh cần bổ sung khi bị mề đay là: tỏi, hành, nghệ, bơ, ớt chuông…
Từ lâu, omega-3 đã được biết tới là có khả năng làm giảm viêm nhiễm, dị ứng phát ban nên cực kỳ tốt cho những ai đang bị mề đay. Bạn nên thêm vào bữa ăn mỗi ngày của mình những thực phẩm nhiều omega-3 như rau xanh, các loại cá, dầu cá, hàu, rong biển…
Uống thêm nhiều nước khi bị mề đay sẽ giúp đào thải độc tố trong cơ thể một cách tự nhiên, an toàn, đồng thời giúp da có thêm độ ẩm cần thiết. Bên cạnh nước lọc thì bạn cũng có thể tham khảo một số loại nước trà thảo mộc tính mát, tốt cho gan như trà gừng, trà sen, trà hoa cúc, trà bí đao…
Khi tiếp xúc với gió ngoài trời, những thành phần trong gió như bụi bẩn hoặc khí độc có thể tác động trực tiếp lên vùng da bị mề đay và làm cho tình trạng nổi mề đay ngày càng trầm trọng hơn.
Do đó, người bệnh cần phải kiêng gió, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người bệnh hoàn toàn chỉ ở trong phòng. Mà chỉ là khi đi ra ngoài, nên che chắn thật kỹ bằng các loại vải thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
Ngứa ngáy là một trong những dấu hiệu điển hình của người bị nổi mề đay. Tình trạng này có thể là ngứa từ nhẹ đến nặng, ngứa có thể âm ỉ hoặc bùng phát dữ dội. Khi bị ngứa, phản xạ của người bệnh thường muốn gãi để làm giảm cảm giác khó chịu.
Thế nhưng càng gãi thì sẽ càng thấy ngứa nhiều hơn. Nguy hiểm hơn nữa, nếu gãi quá mạnh thì có thể gây trầy xước và tổn thương da. Khi đó, hàng rào bảo vệ da bị yếu nên có thể khiến cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập và tấn công gây nên tình trạng viêm nặng hơn.
Một số thành phần có trong mỹ phẩm có thể khiến da của người bệnh dễ bị kích ứng hơn, tình trạng nổi mẩn đỏ ngày càng trở nên nặng nề hơn. Do vậy, không nên sử dụng mỹ phẩm hoặc sản phẩm có thành phần được tổng hợp hóa học để phòng ngừa nguy cơ nổi mề đay ngày càng nặng hơn.
Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, cà phê, thuốc lá...) khi bạn đang nổi mề đay, bởi loại thực phẩm này có thể khiến cho bệnh tái phát nhiều lần và ngứa, nổi mẩn đỏ ngày càng nặng hơn.
Kiêng tắm, hạn chế tiếp xúc với nước là những thói quen xấu của người bị nổi mề đay, điều này có thể khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do nếu không được làm sạch đúng cách thì mồ hôi, tế bào chết và dầu thừa tiết ra sẽ tích tụ trong lỗ chân lông (đặc biệt là trong mùa hè).
Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, không nên tắm quá lâu, tránh sử dụng các sản phẩm làm sạch da chứa những hợp chất có tính tẩy rửa quá mạnh.
Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho thắc mắc nổi mề đay kiêng gì, và gợi ý những loại thực phẩm mà người bệnh nên tiêu thụ. Chúc bạn sẽ sớm điều trị nổi mề đay thành công và luôn có làn da khỏe mạnh nhé.